Làm những điều sau đây để giúp học sinh tránh đi học trễ vào mỗi buổi sáng
Mặc dù học sinh nhiều nơi đi học trở lại gần 2 tuần, sau thời gian nghỉ học để phòng dịch Covid-19, nhưng nhiều phụ huynh cho biết mỗi buổi sáng gọi con thức dậy đi học đúng giờ là một việc rất khó khăn.
Thức dậy sớm, học sinh sẽ đến trường thoải mái, vui vẻ hơn – KHẢ HÒA
“Cho con ngủ thêm vài phút nữa đi mẹ”!
Đó là câu nói thường xuyên của các học sinh, đặc biệt ở bậc tiểu học và THCS, vào mỗi buổi sáng khi cha mẹ đánh thức dậy đi học.
Chị Võ Thanh Ngân, ngụ tại Chung cư Phạm Viết Chánh, P.19, Q.Bình Thạnh (TP.HCM), chia sẻ: “Con trai mình đang học lớp 4 của Trường tiểu học Thạnh Mỹ Tây nhưng sáng nào cũng vậy. Gần đến giờ đi học nhưng con vẫn còn ngủ nướng không chịu dậy, cho nên lúc nào đến trường cũng sát giờ học, thậm chí có hôm còn bị trễ nữa”.
Tương tự, chị Trần Thị Mỹ Ngọc, nhà ở cuối hẻm 27 Điện Biên Phủ, P.15, Q.Bình Thạnh (TP.HCM), than thở: “Sáng nào tôi cũng giục con gái đang học lớp 7 ở trường Điện Biên dậy sớm vì sợ trễ giờ học của con”.
Nhưng theo chị Ngọc, mỗi sáng kêu con dậy thì con cứ nài nỉ: “Cho con ngủ thêm vài phút nữa đi mẹ” nên dù từ nhà đến trường không xa nhưng sáng nào con gái đến cổng trường cũng sát giờ đóng cổng trường.
Học sinh được đo nhiệt độ trước khi vào lớp – KHẢ HÒA
Trong khi đó, anh Nguyễn Hồng Ân, ngụ tại chung cư Miếu Nổi, Q.Bình Thạnh (TP.HCM), nói: “Do không thể thức dậy sớm nên sáng nào tôi chở con trai đến Trường tiểu học Đông Ba (Q.Phú Nhuận) cũng sát nút. Vì vậy, sáng nào bà xã cũng mua sẵn món gì đó bỏ trong cặp cho con mang theo lên trường ăn”.
Vì sao internet liên quan đến việc trẻ dậy trễ?
Theo thạc sĩ công tác xã hội Trần Minh Hải, Giám đốc Trung tâm Tương Lai (TP.HCM), phụ huynh cần thống nhất với trẻ giờ học bài, giờ giải trí, giờ đi ngủ và giờ thức dậy.
“Chúng ta đều biết đa số các trẻ em đều ở độ tuổi ăn chưa no lo chưa tới cho nên rất dễ bị các hoạt động vui chơi giải trí chi phối không kiểm soát được thời gian. Ở đây hầu hết rơi vào việc xem phim, video, chơi game trên mạng internet. Chính vì lẽ đó phụ huynh phải cùng trẻ thảo luận và đi đến thống nhất giờ nào học bài, giờ nào lên mạng internet giài trí, giờ nào phải thức dậy để đi học”.
Phụ huynh hãy khuyên con ăn ngủ đúng giờ vào buổi tối để sáng có thể dậy sớm đến trường đúng giờ – LÊ THANH
Bên cạnh đó, thạc sĩ Trần Minh Hải cũng khuyên: “Phụ huynh cần thống nhất với trẻ để đồng hồ hoặc điện thoại ở chế độ báo thức. Ví dụ 7:00 trẻ phải có mặt ở trường thì phụ huynh nên để đồng hồ báo thức cho trẻ và cả cho mình lúc 6:00 hoặc 6:15 tùy thuộc vào khoảng cách từ nhà đến trường. Trẻ sẽ được báo thức thường xuyên cùng một giờ cố định vào buổi sáng sau 1 đến 2 tháng sẽ trở thành thói quen, lúc đó sẽ dễ dàng thức dậy đúng giờ”.
Ngoài ra, thạc sĩ Trần Minh Hải cũng hiến kế: “Phụ huynh cần ngắt kết nối wifi, mạng 3G, 4G trước khi đi ngủ”. Sở dĩ thạc sĩ Trần Minh Hải đề cập đến vấn đề này là vì một số gia đình có điều kiện thì con được bố trí có phòng riêng nên phụ huynh khó kiểm soát khi con vào phòng đi ngủ hay tiếp tục lên mạng internet để xem phim hoặc chat với bạn bè. “Vì vậy đúng giờ theo quy định, cả nhà đi ngủ thì phụ huynh hãy chủ động ngắt kết nối internet cũng là giải pháp hữu hiệu nhất”, thạc sĩ Trần Minh Hải khuyên.
Còn thầy Lê Văn Sâm, giáo viên của Trường tiểu học Chu Văn An, xã Bình Trung, huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), khuyên: “Trẻ em rất thích những lời động viên khuyến khích hay khen tặng từ phụ huynh thông qua những hành động tích cực dù là nhỏ nhất. Khi nhận được những lời khích lệ động viên tích cực, trẻ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc hơn, từ đó dễ dàng phấn đấu để tiếp tục được khen tặng”.
Cũng theo thầy Sâm, phụ huynh giảm bớt việc thức quá khuya giải trí hoặc làm việc. “Đa số phụ huynh thức khuya để giải trí hoặc làm việc sẽ dẫn đến trẻ em thức khuya theo. Khi phụ huynh và trẻ thức quá khuya dễ dẫn đến cả nhà ngủ quên hoặc dậy trễ vào buổi sáng hôm sau”, thầy Sâm nói.
Trong khi đó, TS-BS Nguyễn Nam Hà, Trưởng đơn vị Truyền thông giáo dục sức khỏe của Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM), khuyên: “Thể trạng và sức khỏe của mỗi trẻ rất khác nhau trong quá trình đang phát triển. Nếu phụ huynh thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường như ngủ quá ít hoặc ngủ quá nhiều thì nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để có cách chữa trị cũng như những lời khuyên hợp lý”.
Đang dịch Covid-19 thì học kinh tế có việc làm không?
Đang có dịch Covid-19 ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống kinh tế, thì khi học các ngành kinh tế có xin được việc làm không là băn khoăn của nhiều em học sinh.
Đặng Thị Như Nguyệt, sinh viên năm cuối Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội đang có công việc tốt, thu nhập cao, dù chưa tốt nghiệp ĐH - NVCC
Theo đánh giá về xu hướng đăng ký nguyện vọng xét tuyển một số năm gần đây cho thấy khối ngành kinh tế quản lý và pháp luật luôn có số lượng thí sinh đăng ký cao trong số 7 nhóm ngành. Đây cũng là khối ngành hiện được đào tạo nhiều nhất tại các trường ĐH.
Vì sao thí sinh quan tâm nhiều đến nhóm ngành kinh tế, học kinh tế có việc làm tốt không, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19?
Tiến sĩ Võ Thanh Hải , Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, cho biết một phần là khối xét tuyển các trường đào tạo kinh tế, tài chính, ngân hàng đều liên quan 3 môn toán, văn, ngoại ngữ, đây là những kiến thức nền tảng, môn học bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT của thí sinh.
Tuy nhiên, tiến sĩ Võ Thanh Hải chỉ ra, theo số liệu từ Bộ GD-ĐT trong năm học 2019-2020, mặc dù thí sinh đăng ký khối ngành kinh tế rất nhiều, song trong tổng số 1,7 triệu sinh viên thì khối khoa học sức khỏe và kỹ thuật là đông sinh viên nhất, chiếm 26,51%. Tiếp đến mới tới sinh viên khối kinh tế (luật, tài chính, ngân hàng) ở vị trí thứ 3 với 18,35%.
Theo tiến sĩ Võ Thanh Hải, cơ hội trúng tuyển của thí sinh trong khối ngành kinh tế sẽ cao hơn.
Tiến sĩ Hải nói về việc "học kinh tế thời Covid-19 có xin được việc không?"
Nhiều học sinh băn khoăn, dịch Covid-19 từ năm 2020 tới giờ, thì liệu học sinh, sinh viên chọn ngành kinh tế học thì tương lai có việc làm không? Tiến sĩ Hải phân tích, theo lịch sử phát triển kinh tế, cứ sau khủng hoảng thì kinh tế phát triển mạnh nhất. "Trong năm 2021 này dịch Covid-19 được kiểm soát thì dự kiến năm 2022 kinh tế phát triển rất mạnh, nên các em đừng lo lắng. Các em học bây giờ và 3, 4 năm sau ra trường, tức là ở tương lai, cơ hội việc làm trong ngành này rất lớn", tiến sĩ Võ Thanh Hải chia sẻ.
Những điểm mới trong xét tuyển của Trường ĐH Duy Tân, thí sinh có thể xem thêm trong clip trên.
Phần trao đổi của tiến sĩ Võ Thanh Hải về "học kinh tế có việc làm không" nằm trong chương trình Truyền hình trực tuyến "Chọn ngành học cho tương lai" với khối ngành kinh tế, ngân hàng, luật vừa diễn ra sáng nay, 4.3 tại Báo Thanh Niên .
Các trường thu tiền học thế nào khi học sinh ngừng đến trường? Ngày 3.3, Sở GD-ĐT TP.HCM quy định về mức thu, sử dụng học phí và các khoản thu khác khi học sinh đi học lại sau thời gian ngừng đến trường do dịch Covid-19. Học sinh học trực tuyến trong thời gian ngừng đến trường - BẢO CHÂU Cụ thể, Sở yêu cầu các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và...