Làm người mẫu ảnh có cần bằng ĐH không?
“Nếu có tấm bằng ĐH, khi ra nước ngoài lưu diễn, thi thố các có thể tự tin giao tiếp, thể hiện chứ không ấp úng vì thiếu kiến thức”, các chuyên gia khuyên học sinh có đam mê thành người mẫu
Sáng 30-11, chương trình “Cung cấp thông tin dự báo thị trường lao động và tư vấn hướng nghiệp phục vụ tuyển sinh đại học 2019″, do Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực – Bộ GD-ĐT tổ chức tại Trường ĐH Sư phạm TP HCM thu hút học sinh từ nhiều trường THPT trên địa bàn TP HCM. Chương trình nhằm thông tin về xu hướng nghề nghiệp – việc làm và thị trường lao động, đồng thời hướng nghiệp kết hợp tư vấn tuyển sinh cho học sinh lớp 12, thu hút nhiều câu hỏi thú vị của học sinh.
Học sinh đặt câu hỏi cho các chuyên gia hướng nghiệp
Học sinh Nguyễn Minh Khang (12 chuyên toán Trường THPT Thực hành Sư phạm TP HCM) đặt câu hỏi: “Em có ước mơ học ngành quản trị kinh doanh, nhưng cảm thấy ngành này có vẻ cái gì cũng biết nhưng không biết gì cả? Liệu các trường ĐH có tạo điều kiện cho sinh viên thực tập để cọ xát, làm quen ngành nghề khi còn học?”.
Ông Trần Anh Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP HCM – cho biết các trường ĐH rất quan tâm đến vấn đề thực tập doanh nghiệp, nó trở thành xu hướng thể hiện đẳng cấp của các trường. Tuy nhiên, không có kỳ thực tập nào bằng sự trải nghiệm kinh doanh của chính bản thân mình, do đó các em cần trau dồi kiến thức thực tế bằng việc quan sát, đánh giá, tham gia vào công việc kinh doanh.
Theo ông Tuấn, ngành nào nếu sinh viên học hành một cách hời hợt cũng không biết gì cụ thể cả, chứ không riêng quản trị kinh doanh. Quản trị kinh doanh về nguyên tắc là ngành tổng hợp, chứa những kiến thức liên quan đến các ngành khác như quản trị nhân sự, kinh tế thương mại, xuất khẩu, du lịch. Do đó, nó không hề chung chung mà thiên về mỗi lĩnh vực liên quan đặc thù từng trường.
Trong khi đó, một học sinh cho biết cha mẹ mong muốn em theo học một ngành nghề ở trường ĐH cụ thể nhưng em không thích. “Em chỉ muốn làm một Gaming Streamer (Những người phát sóng trực tiếp khi chơi trò chơi điện tử) như Pew Peww hay Misthy vì em là một tay chơi game cự phách”, học sinh này nói. Theo các chuyên gia, em hoàn toàn có thể dung hòa niềm đam mê cá nhân và mong muốn ổn định sự nghiệp của gia đình bằng cách chọn những chuyên ngành về game trong ngành công nghệ thông tin của các trường. “Chơi game để thắng là chuyện bình thường nhưng chơi game để kiếm tiền là điều không dễ như em tưởng. Do đó, em cần có kiến thức về công nghệ thông tin ở các ngành liên quan tại nhiều trường đang đào tạo”, các chuyên gia cho hay.
Video đang HOT
Trong khi đó, học sinh Anh Tài (Trường THPT Trần Hữu Trang cho biết em thích làm người mẫu ảnh chuyên nghiệp nhưng hiện chưa có một khóa học dài hạn cho ngành này tại Việt Nam? Em có nên học ĐH hay không?
Theo ông Nguyễn Ngọc Tài, Giám đốc Trung tâm đào tạo và Bồi dưỡng giáo viên, Viện nghiên cứu Giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TP HCM, các bạn có đam mê ngành nghề này có thể sinh hoạt ở các Câu lạc bộ đào tạo người mẫu như ở Nhà văn hoá Thanh Niên, trong khi đó hoàn toàn có thời gian để học lấy bằng ĐH từ một trường liên quan, như Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh, hoặc Trường CĐ Sân khấu hoặc tìm đến các lò đào tạo người mẫu. Nếu có điều kiện kinh tế và tầm nhìn xa, các bạn có thể đi du học ở các nước chuyên đào tạo người mẫu như Venezuela, Pháp..
Các chuyên gia khuyên tốt hơn hết em có thể học một ngành khác trong khi tham gia vào lĩnh vực người mẫu. Nếu có tấm bằng ĐH, khi ra nước ngoài lưu diễn, thi thố các có thể tự tin giao tiếp, thể hiện chứ không ấp úng vì thiếu kiến thức, để người ta đánh giá không tốt về bản thân các em, ngành nghề cũng như đất nước.
Theo thống kê Trung tâm Dự báo nhu cầu Nhân lực và Thông tin thị trường Lao động TP HCM quý 1 năm 2018, lao động làm công hưởng lương có trình độ đại học có thu nhập cao nhất (7,87 triệu đồng), tiếp theo là nhóm có trình độ sơ cấp (6,51 triệu đồng).
Trong giai đoạn 2018-2025 đến năm 2030, nhu cầu nhân lực tại TP HCM dự báo có khoảng 300.000 chỗ làm việc. Trong đó, nhu cầu nhân lực qua đào tạo chiếm 85%, nhu cầu nhân lực sơ cấp nghề chiếm 21%, trung cấp 28%, cao đẳng 16% và ĐH chỉ chiếm 18%.
Tin-ảnh: L.Thoa
Theo nld.com.vn
Học tiếng Anh từ cô bé phiên dịch tiếng Việt
Clip ghi lại cảnh một cô bé nước ngoài tự tin sử dụng tiếng Việt sau thời gian ngắn tiếp cận đã khiến cư dân mạng 'dậy sóng'. Và từ clip này, các giáo viên, chuyên gia đã chia sẻ những kinh nghiệm học ngoại ngữ hiệu quả.
Ảnh chụp từ màn hình - THÚY HẰNG
Sự cần thiết của môi trường sử dụng ngoại ngữ
Những ngày gần đây, diễn đàn trên mạng xã hội có "cơn bão" chia sẻ clip quay lại màn đối đáp đáng yêu giữa một cô bé nước ngoài với tài xế taxi. Qua đoạn phim ngắn này, người xem có thể thấy cô bé đang phiên dịch sang tiếng Việt cho tài xế taxi hiểu nơi mẹ mình muốn đến.
Ngay lập tức cư dân mạng đã có thông tin về cô bé này với tên gọi Swar Mnemosyne Ricafort, con của một gia đình người nước ngoài sinh sống tại TP.HCM. Và bé Swar theo học tiếng Việt từ tháng 8 năm ngoái
Từ sự tự tin khi sử dụng tiếng Việt sau thời gian ngắn tiếp cận của cô bé khiến cư dân mạng "dậy sóng", theo những giáo viên có kinh nghiệm, để không gặp khó khi học ngoại ngữ trong thời gian ngắn và tự tin giao tiếp không phải tiếng mẹ đẻ, thì tạo cho trẻ môi trường sử dụng ngôn ngữ là quan trọng nhất.
Theo giáo viên Nguyễn Minh Tân, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM), việc tạo môi trường sử dụng ngôn ngữ sẽ quyết định năng lực và sự tự tin của người học ngoại ngữ. Tùy vào lứa tuổi, giáo viên và phụ huynh đều có thể tạo môi trường cho học sinh. Đối với giáo viên, từ mỗi bài giảng là mỗi chủ đề thì đều có thể tổ chức lớp học theo hình thức trải nghiệm với ngôn ngữ. Đó có thể là các hoạt động giao tiếp trong siêu thị, nhà hàng, sân bay... Học sinh có thể vừa đóng vai người chủ hoặc có thể đóng vai khách hàng để thực hiện các hoạt động có sử dụng ngoại ngữ.
Thầy Tăng Nguyễn Hùng Sơn, giáo viên Trường tiểu học Hòa Bình (Q.1, TP.HCM), nhấn mạnh việc tạo môi trường ngôn ngữ với trẻ nhỏ sớm sẽ giúp trẻ nhanh chóng tạo phản xạ thực hiện ngôn ngữ một cách tự nhiên. Từ đó trẻ sẽ tự tin và mạnh dạn giao tiếp trong đời sống.
Phụ huynh tạo động lực cho trẻ
Hội đồng Anh cũng chia sẻ với phụ huynh những cách để tạo động lực cho trẻ sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp.
Theo đánh giá của đơn vị này, trẻ con là tấm gương phản chiếu của cha mẹ, vì vậy trẻ có thể được truyền cảm hứng khi thấy phụ huynh cũng học tiếng Anh. Quan sát cha mẹ của mình đọc sách, xem phim và giao tiếp bằng tiếng Anh, trẻ sẽ thấy hứng thú để học theo bố mẹ. Hãy chủ động tham gia vào quá trình học tiếng Anh cùng con thay vì bắt trẻ tự học. Cha mẹ nên khuyến khích con bằng cách đưa ra những lời khen ngợi, động viên hay hỗ trợ con trong quá trình học. Điều này sẽ giúp trẻ có thêm động lực cũng như sự tự tin để giao tiếp tiếng Anh.
Cha mẹ chính là người hiểu con rõ nhất nên hãy chắc chắn để trẻ tham gia các hoạt động phù hợp với cá tính và sở thích của con. Việc cá nhân hóa các hoạt động sẽ giúp trẻ có một trải nghiệm học thú vị và hào hứng. Với những bạn hiếu động, phụ huynh có thể cho con học tiếng Anh qua các trò chơi vận động; trong khi trẻ trầm tính hơn lại có xu hướng thích các trò chơi xếp chữ hoặc dùng thẻ bài. Trải nghiệm các câu chuyện, từ vựng với chủ đề thể thao cũng rất phù hợp nếu con bạn thích chơi thể thao. Phụ huynh hãy đề nghị con gợi ý một số hoạt động mà yêu thích để có sự chuẩn bị tốt nhất.
Trong quá trình tham gia hoạt động học cùng con, phụ huynh hãy lựa chọn khoảng thời gian phù hợp để khuyến khích trẻ rèn luyện các kỹ năng tiếng Anh. Đừng yêu cầu trẻ phải tham gia các hoạt động khi con đang mệt mỏi hoặc cáu kỉnh, bởi trẻ sẽ cảm thấy việc học trở nên căng thẳng. Vấn đề quan trọng ở đây là phụ huynh cần để ý đến cảm xúc của con, khi nào thì con tỉnh táo và dễ tiếp thu?. Trong trường hợp khi bắt đầu một hoạt động nhưng bạn thấy con không thể tập trung để tiếp thu, bạn nên dừng lại và thử học cùng con vào dịp khác.
Đồng thời, các chuyên gia của Hội đồng Anh cũng khuyến khích phụ huynh tạo ra các tình huống thú vị. Bởi trẻ nhỏ thường thích thú với các trò chơi nhập vai và sử dụng trí tưởng tượng. Hãy gợi ý các tình huống thú vị để con được thực hành điều đó. Ví dụ như khi bước chân vào cửa hàng đồ chơi, trên xe buýt, tại nhà hàng,...phụ huynh có thể giúp con thực hành tiếng Anh thông qua trò chơi như lần lượt đóng vai người mua hàng, nhân viên bán hàng cần trợ giúp bằng tiếng Anh. Trong trường hợp con chưa biết nói câu nào bằng tiếng Anh, hãy giúp con nhắc lại câu nói đó. Dần dần trẻ sẽ tham gia được nhiều hơn trong các đoạn hội thoại này.
Các tình huống nhập vai như trên tạo cho trẻ phản xạ sử dụng tiếng Anh và tạo động lực để áp dụng trong cuộc sống thực tế, giúp cho trẻ tăng cường sự tự tin sử dụng tiếng Anh. Khi bạn càng nhiệt tình nhập vai diễn, con sẽ càng thêm hào hứng tham gia.
Theo thanhnien
Chọn nghề năm 2019: Nên xóa bỏ định kiến nghề danh giá "Nghề danh giá là nghề đem lại giá trị cho xã hội, phát triển và đáp ứng nhu cầu của cá nhân, giữ được nhân cách con người tốt đẹp. Như vậy, không nên so sánh nghề này với nghề kia bởi nghề nào đáp ứng được những tiêu chí đó cũng đều danh giá". Học sinh trường THPT Việt Đức - Hà...