Làm mứt gừng cay ngọt, thơm nức mũi nhâm nhi ngày lạnh, Tết về đãi khách
Hương vị thơm ngon, cay cay nóng nóng lại có chút ngọt ngào của mứt gừng thích hợp để thưởng thức trong ngày lạnh cũng như đãi khách dịp Tết về.
Ngày Tết có rất nhiều loại mứt khác nhau, mỗi thứ một hương vị làm cho những câu chuyện đãi khách đầu xuân thêm vui và thú vị. Mứt gừng cũng là loại mứt truyền thống không thể thiếu trong dịp Tết, hoặc trong những ngày đông lạnh giá.
Chuẩn bị:
Gừng, đường cát
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế
Lưu ý, khi mua gừng, nên chọn loại bánh tẻ, không nên mua gừng quá già hoặc quá non. Gừng quá già sẽ xơ, còn gừng quá non lại bị mềm, ít có độ thơm và cay.
Gừng mua về đem cạo sạch vỏ và rửa sạch với nước. Thái thành từng lát mỏng. Khi thái thì nên thái dày một chút, không nên để mỏng quá, nếu mỏng quá thành phẩm sẽ bị nát.
Sau khi thái gừng xong, cho gừng vào chậu, thêm nước, vừa rửa vừa chà liên tục 2-3 lần. Bước này giúp gừng giảm đi độ cay. Nếu muốn gừng ít cay thì nên rửa nhiều lần.
Bước 2: Ướp đường
Gừng sau khi rửa và sơ chế để giảm độ cay xong thì để ráo nước. Sau đó cho vào bát, thêm đường vào. Lưu ý, lượng đường sẽ bằng nửa khối lượng của gừng. Không nên ít quá mứt gừng sẽ không kết tinh được.
Trộn đều để đường bám xung quanh gừng. Bọc bát gừng lại, rồi cho vào tủ lạnh để qua đêm nếu bạn có thời gian. Nếu không có thời gian bạn có thể ngâm cho đường tan hết là được.
Video đang HOT
Bước 3: Sên mứt
Sáng hôm sau, đường đã tan hết. Đổ cả gừng và nước đường vào chảo chống dính, rồi bật bếp ở lửa nhỏ. Đun liu riu như vậy trong khoảng 30 phút.
Trong thời gian này, thỉnh thoảng đảo để tránh dính nồi.
Nấu cho đến khi đường trắng bắt đầu kết tinh, đảo thấy nặng tay, sền sệt là có thể tắt bếp. Không nên để đường kết tinh toàn bộ rồi mới tắt bếp sẽ dễ làm gừng bị cháy.
Sau khi tắt bếp, dùng đũa đảo liên tục, cho đến khi si rô đường sẽ kết tinh hết, bám xung quanh gừng.
Đợi mứt nguội hoàn toàn thì có thể cho vào hũ thủy tinh, đậy nắp lại và dùng dần.
Vào những ngày lạnh thế này, thỉnh thoảng nhâm nhi một vài miếng mứt gừng cũng rất thú vị. Đây cũng là món mứt đãi khách ngày Tết vô cùng thơm ngon, ai cũng thích!
Chúc các bạn thành công!
Mua nhiều gừng về, cho thêm ngay nguyên liệu này vào gừng để nửa năm cũng không hỏng
Để tránh cho gừng bị héo và mọc mầm, chị em có thể làm ngay 3 cách vô cùng đơn giản nhưng hiệu quả dưới đây.
Gừng là gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn, bài thuốc. Giá trị dinh dưỡng trong gừng cũng rất cao, vì gừng rất giàu protein chất lượng cao, chất xơ thực vật và rất nhiều canxi, kẽm, sắt cùng các chất dinh dưỡng tốt cho chúng ta. Gừng có những lợi ích nhất định đối với cơ thể, đồng thời gừng có vị cay hơn nên nó là một gia vị và một nguyên liệu rất tốt.
Bình thường, chỉ cần một mẩu gừng là có thể khiến món ăn thêm thơm ngon, hấp dẫn. Tuy nhiên, mỗi lần nấu đến gừng phải ra chợ mua với số lượng ít như vậy không bõ công nên một số chị em có thói quen mua nhiều gừng về để ăn dần. Nhưng mua nhiều ăn không hết ngay gừng rất nhanh mọc mầm và héo, không tốt cho sức khỏe.
Do đó, đầu bếp mách bạn sử dụng 3 cách giúp bảo quản gừng rất tốt, để cả vài tháng đến nửa năm cũng không kho héo hay mọc mầm:
Bảo quản gừng với muối
Rải một lớp muối ăn lên gừng, sau đó dùng màng bọc thực phẩm bọc kín muối và gừng rồi cất vào tủ lạnh, để gần nửa năm gừng sẽ không bị mọc mầm và teo lại, đồng thời độ ẩm của gừng cũng sẽ không bị mất.
Sử dụng trực tiếp trà để bảo quản gừng
Cho gừng vào một túi ni lông sạch, sau đó dùng khăn giấy bọc một ít trà lại, cho gói trà vào trong túi gừng rồi buộc chặt miệng túi lại. Cứ như vậy, trong vài tháng gừng sẽ không mọc mầm và kho héo được.
Vùi trực tiếp gừng xuống đất
Cách làm này giống như bạn trồng hành lá, đó là chuẩn bị một cái thau to sạch cho vào một ít đất rồi vùi gừng xuống đất. Mục đích là để gừng trở lại môi trường sinh trưởng trước đó mới có thể giữ cho nó tươi lâu được. Bất cứ khi nào cần, bạn chỉ việc lấy gừng lên chế biến, nó rất tươi và ngon.
THAM KHẢO THÊM CÁCH LÀM MỨT GỪNG
Nguyên liệu:
- 500 gr gừng, chọn củ không quá già
- 220 gr đường nước cốt chanh
- 1 muỗng cà phê muối
Thực hiện:
- Cho 1,5 lít nước, 1 muỗng canh nước cốt chanh và muối hòa tan trong 1 cái âu.
- Gừng gọt bỏ vỏ, rửa sạch, sau đó dùng dao thái lát không quá mỏng. Ngâm các lát gừng vào âu nước chanh pha muối. Ngâm 40 phút. Qua 40 phút đổ gừng ra rổ và rửa qua nước lạnh nhiều lần cho sạch.
- Nấu 1 nồi nước cùng 1 muỗng canh nước cốt chanh. Nước sôi, cho gừng vào luộc 5 phút. Qua 5 phút vớt gừng ra rổ và rửa qua nước lạnh nhiều lần.
Nấu 1 nồi nước khác. Khinước sôi, bạn lại cho gừng vào luộc 5 phút nữa, sau đó lại vớt gừng ra rổ, rửa qua nước lạnh. Bạn luộc gừng 3 hay 4 lần như thế.
Lưu ý, những lần sau không cho nước cốt chanh nữa. Lần luộc cuối cùng, bạn rửa gừng qua nước lạnh và để gừng trong rổ cho ráo nước.
Đường, gừng cho vào chảo không dính trộn đều. Để 15 phút, sau đó bắc chảo lên bếp sên lửa vừa.
Khi nước đường bắt đầu hơi cạn thì bạn hạ lửa nhỏ và dùng đũa đảo đều cho đến khi đường kết tinh, bám xung quanh miếng gừng thật khô ráo thì tắt bếp.
Nhắc chảo mứt gừng ra khỏi bếp. Trong khi mứt còn nóng, mang bao tay và nhanh tay gỡ từng miếng mứt cho thẳng và đẹp. Chờ mứt thật nguội mới cho vào hũ, bảo quản nơi thoáng mát để ăn dần.
Bí quyết làm món cá diêu hồng kho tiêu thơm ngon, đậm đà Cá diêu hồng kho tiêu dậy mùi hương thơm phức, vị tiêu đậm đà quyện vào thịt cá béo bùi ăn cùng với cơm trắng ngon khó cưỡng. Nguyên liệu: - Cá diêu hồng - Nước dừa - Gia vị: hành tím, hành lá, gừng, tiêu, tỏi, hạt nêm, đường, nước màu, nước mắm, dầu ăn... Cách làm cá diêu hồng kho tiêu:...