Làm mẹ tuổi 15 vì tục đi sim biến tướng
Xa xưa, “đi sim” là một phong tục đẹp của người Pa Kô – Vân Kiều ở vùng núi Quảng Trị. Giờ thì nó đã bị biến tướng theo hướng buông thả, với hệ lụy là nhiều cô gái phải làm mẹ ở tuổi vị thành niên…
Những cuộc tình chóng vánh
Biết chúng tôi đang tìm hiểu về tục “đi sim” của người Pa Kô – Vân Kiều, già Hồ Văn Năng – Phó bản A Sóc, xã Hướng Lập, huyện Hướng Hoá (Quảng Trị) giới thiệu: Khi trai gái đến tuổi trưởng thành, vào những đêm trăng hay đêm lễ hội, họ thường rủ nhau đến ngủ tại nhà sim (nhà chung của cộng đồng) để tâm sự. Tục “đi sim” quy định nghiêm ngặt, hai người tuyệt đối không được quan hệ vợ chồng trước hôn nhân. Nếu ai vi phạm sẽ bị già làng phạt nặng, trục xuất ra khỏi cộng đồng.
Đi sim, nhiều cô gái Pa Kô – Vân Kiều ở xã Hướng Lập lấy chồng và sinh con khi chưa qua tuổi 16
Nhưng đó chỉ là nét truyền thống của tục “đi sim” ngày xưa. Còn bây giờ, theo già Năng, phong tục đó phần nhiều đã bị biến tướng theo hướng buông thả. Trai gái Vân Kiều – Pa Kô bây giờ “đi sim” trong các quán cà phê, quán nhậu, thậm chí ngay bên vệ đường. Đêm đến, đám con trai mặc áo “chim cò” bó sát, nhiều đứa còn nhuộm tóc vàng hoe xịt keo cứng ngắc, phóng xe tới lui tìm “đối tác”. Đám con gái cũng thích đến quán cà phê hơn đến nhà sim và dễ dàng “trao thân” cho người yêu…
Già Năng cũng cho biết: Bản A Sóc của già chỉ có 30 hộ dân với 180 nhân khẩu nhưng đã có hàng chục cặp kết hôn khi cô gái chưa qua tuổi 16 và có đến 4 cô gái sinh con mà không… có chồng!
Con không biết mặt cha…
Cũng như bao cô gái khác ở bản, khi đến tuổi dậy thì, Hồ Thị Diến đã nhận lời mời “đi sim” cùng trai làng ở bản bên. Hằng đêm, khi cuộc chơi với số đông bè bạn ở quán cà phê thưa dần, Diến lại cầm theo chăn, chiếu ra bìa rừng, khe suối hay lên nương rẫy để “đi sim” cùng bạn trai. Nhưng sau cuộc tình say đắm chớp nhoáng đó, khi biết Diến mang thai, người con trai kia đã không chịu cưới làm vợ.
Bà Hồ Thị Thiết – Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Hướng Lập cho biết: “Do ảnh hưởng của những luồng văn hóa xấu từ bên ngoài nên tục “đi sim” của người Pa Kô – Vân Kiều ở đây đã bị biến tướng nhiều. Sắp tới, cùng với việc tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân, chúng tôi sẽ kết hợp nhiều biện pháp cứng rắn hơn để dần xóa bỏ thực trạng đau lòng này”.
Nuốt nước mắt vào trong, đã 3 năm nay, Hồ Thị Diến đành chấp nhận ở vậy nuôi con trong sự tủi nhục và xấu hổ. Cạnh nhà Diến không xa, Hồ Thị Bê (16 tuổi) cũng đang một mình nuôi đứa con trai chưa đầy 1 tuổi.
Nhìn người phụ nữ trẻ ngồi ủ rũ ru con phía góc nhà, chúng tôi không khỏi chạnh lòng. Cách đây một năm, Hồ Thị Bê là thiếu nữ đẹp nhất bản A Sóc này. Nhưng vì mê mẩn tiếng đàn a ben của một chàng trai làng bên mà đã nhận lời đi sim rồi trao thân cho người yêu.
“Tưởng hắn yêu miềng thật lòng nên miềng đã “đi sim” bao đêm lên rẫy cùng hắn. Thế mà khi biết miềng mang bầu, hắn bỏ đi biệt tăm…”- Bê nghẹn ngào.
Video đang HOT
Không chỉ những người con trai Vân Kiều, mà nhiều thanh niên người Kinh cũng lợi dụng tục “đi sim” để dụ dỗ các cô gái Vân Kiều, rồi sau đó “bỏ của chạy lấy người”. Nhiều cô gái phải mang thai rồi nuôi con ở lứa tuổi 15 – 16 đồng nghĩa với điều đó là nhiều đứa trẻ được sinh ra mà không biết mặt cha…
Theo 24h
Phóng sự ảnh: Cả thôn chống "cướp rừng"
Những cánh rừng bạt ngàn vươn cao trên đồi núi. Cả ngàn cây gỗ quý hàng trăm tuổi sừng sững giữa trời.
Một khu rừng rộng hơn 400 hecta ở vùng rừng Nà Trút, nằm dưới chân núi Cà Đam (tổ 4, thôn Xanh, xã Trà Trung, huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi) vẫn còn giữ vẻ nguyên sinh như thời sơ khai vốn có của nó.
Cây gỗ to ngày càng to hơn, cây gỗ nhỏ cũng lớn lên nhanh chóng mà không bị bất cứ một thế lực phá rừng nào có thể "cướp", có thể hạ sát được rừng xanh nơi này. Đó là công sức đầy gian truân trong "chiến dịch" giữ rừng của 36 con người già - trẻ - gái - trai ở tổ 4, thôn Xanh.
"Chỉ huy đoàn" trong việc giữ rừng ở tổ 4 là già làng Hồ Văn Ba (81 tuổi). Hàng ngày, những ánh mắt của bản làng tổ 4 luôn "ngóng" lên cánh rừng già như muốn cảnh báo với bọn lâm tặc: đây là nơi "bất khả xâm phạm".
"Hôm nào cũng lên rừng kiểm tra có ai phá phách rừng hay không. Mình thấy cây rừng càng ngày càng to thì mình càng sướng, càng thích", già Ba nói. "Thế bà con có bán cây rừng này không?". "Không bán đâu. Có đắt mấy chúng tôi cũng không bán. Mình bán vài triệu đồng ăn mấy bữa rồi cũng hết nhưng để cây rừng lại thì cây còn mãi, lại còn lợi đủ thứ. Có cây rừng sẽ có nước tưới, có điện thắp sáng. Cuộc sống của mình sẽ no ấm và sống khoẻ hơn", già Ba giải thích.
Những cây cổ thụ hàng trăm tuổi sừng sững giữa trời
Người dân dưới rừng Nà Trút yêu rừng thiết tha
Già Hồ Văn Ba hạnh phúc vì cây rừng của quê mình ngày càng to hơn, không bị lâm tặc phá hoại
Lâm tặc "thèm" rừng Nà Trút nhưng không thể vào hạ sát rừng vì bị dân làng ở đây ngăn cản
36 người con của rừng đã bảo vệ những cây cổ thụ vô cùng quý giá nơi rừng sâu heo hút
"Rừng của làng tôi đó", già Ba chỉ lên cây cổ thụ khoe
Nhờ giữ được rừng, nước không cạn, dân làng dưới rừng Nà Trút có nước "xây dựng" hai nhà máy thủy điện
Tình yêu của già Ba đã gắn chặt với cánh rừng Nà Trút này
Nước từ rừng chảy về làng giữa lúc nắng nóng gay gắt
Nhờ rừng nên cuộc sống của người dân thôn 4 no ấm hơn
"Quà tặng" từ rừng Nà Trút dành cho những đứa trẻ
"Không giữ được cánh rừng này thì làm gì có nước", già Ba nói
Già Hồ Văn Ba tuyên truyền cho con cháu trong làng có trách nhiệm giữ rừng
Những đứa trẻ bên bạt ngàn cây rừng. Khi lớn lên, chính các em cũng nối tiếp già Ba giữ lại rừng cho làng
"Quyết ngăn cản những kẻ phá rừng đến cùng. Tôi chỉ lo mình không còn sức để lên đây. Con cháu tôi sau này chúng sẽ thay tôi giữ rừng Nà Trút", Già Ba cho biết
Theo 24h
Khi tuổi mới lớn yêu - Kỳ 2: Áo trắng đánh ghen Xuống tay đánh ghen tàn bạo, sành điệu hơn là quay clip tung lên mạng để làm nhục tình địch... những hành vi ghen tuông này đang làm hoen ố chiếc áo học trò. Đồng thời khoét sâu những lỗ hổng trong giáo dục nhân cách vị thành niên. Ảnh chụp từ clip nhóm nữ sinh Trường THCS Nguyễn Hiền đánh ghen Sáng...