Lăm lăm súng ống bảo vệ con tê giác trắng đực cuối…
Con tê giác trắng đực cuối cùng đang được bảo vệ cẩn mật 24/24 tại một khu bảo tồn ở Kenya để tránh những kẻ săn trộm
Con tê giác tên Sudan cùng với 2 con tê giác cái khác đang được các cán bộ kiểm lâm của khu bảo tồn Ol Pejeta chăm sóc. Đây là 3 trong số 5 con tê giác trắng cuối cùng còn sót lại.
Sudan trở thành con tê giác trắng đực cuối cùng sau khi một con khác tên Suni qua đời ở Ol Pojeta vào tháng 10 năm ngoái. Sudan được lắp 1 máy phát vô tuyến để bảo đảm an toàn và bị cắt sừng để những kẻ săn trộm không dòm ngó.
“Nhu cầu về sừng tê giác và ngà voi ngày càng tăng. Chúng tôi phải cố gắng chống lại những kẻ săn trộm và chịu những nguy hiểm đến tính mạng khi thi hành nhiệm vụ” – Simor Irungu, cán bộ kiểm lâm của khu bảo tồn Ol Pejeta, nói.
Sudan bị cắt sừng để những kẻ săn trộm khỏi nhòm ngó. Ảnh: CATERS NEWS AGENCY Nhu cầu về sừng tê giác và ngà voi ngày càng tăng. Ảnh: CATERS NEWS AGENCY
Sudan cùng 2 con tê giác cái khác được đưa từ một vườn thú ở Cộng hòa Czech đến khu bảo tồn Ol Pejeta vào tháng 12-2009. Trước nay, Ol Pejeta được chọn mặt gửi vàng vì khá thành công trong việc nuôi dưỡng tê giác đen.
Theo Quỹ Động vật hoang dã thế giới (WWF), có khoảng 2.000 con tê giác trắng vào năm 1960. Tuy nhiên, nạn săn bắn trộm đã khiến số lượng loài này giảm mạnh. Đến năm 1980 chỉ còn 15 con và hiện chỉ còn 5 con.
Video đang HOT
Các nhà khoa học đang cố gắng giúp Sudan giao phối với 1 con tê giác cái nhằm tránh nguy cơ tuyệt chủng nhưng chưa thành công. Sudan năm nay đã 43 tuổi trong khi tuổi thọ của loài này vào khoảng 50.
Bảo vệ an toàn cho những con tê giác trắng cuối cùng này rất tốn kém. Chi phí cho đội bảo vệ 40 người tốn chừng 75.000 bảng cho 6 tháng. Họ được huấn luyện theo tiêu chuẩn quốc tế, được trang bị thiết bị hiện đại như kính nhìn ban đêm, máy GPS… cũng như có chó nghiệp vụ hỗ trợ.
Trước đây, tiền này lấy từ doanh thu du lịch nhưng tình hình bất ổn ở Kenya hiện nay cộng với đại dịch ebola khiến tài chính eo hẹp hẳn.
Sudan trong vòng vây bảo vệ 24/24. Ảnh: Caters News Agency
Ảnh: Caters News Agency Sudan năm nay đã 43 tuổi. Ảnh: Caters News Agency
Trong khi đó, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) khẳng định tê giác đen Tây Phi đã biến mất vĩnh viễn bởi không ai và không thiết bị nào phát hiện chúng từ năm 2006 tới nay.
Sừng tê giác có giá dao động từ 170 bảng Anh đến 541 bảng Anh/kg những năm 1990 nhưng giờ đã tăng lên 40.000-47.355 bảng Anh/kg, theo báo cáo của Quỹ cứu trợ động vật quốc tế (IFAW).
H.Bình (Theo Daily Mail, Independent)
Theo_Người lao động
Cho tê giác uống thuốc kích dục để thụ thai
Các chuyên gia trong một vườn thú tại Anh đang tính tới việc dùng thuốc kích dục để thúc đẩy quá trình giao phối giữa hai con tê giác của họ.
Một nhân viên vườn thú Noah"s Ark làm vệ sinh da cho hai tê giác Rumbull và Rumba. Ảnh: Mirror
Rumba và Rumbull là tên của hai con tê giác trắng Phương Nam trong vườn thú Noah"s Ark tại thành phố Wraxall, hạt Somerset, Anh. Trước đó chúng cũng sống cùng nhau trong hơn 10 năm tại một trung tâm động vật. Giờ đây, ở tuổi 14, chúng có thể sinh sản để duy trì nòi giống. Song chúng lại không hề tỏ ra hứng thú với "chuyện ấy". Vì thế nNhững người chăm sóc thú nảy ra ý tưởng dùng thuốc kích dục để tăng tốc quá trình thụ thai của cặp tê giác, Mirror đưa tin.
Một số chuyên gia của vườn thú đang xem xét giải pháp cho Rumba và Rumbull ăn những viên thực phẩm giàu b-carotene, một hợp chất có khả năng thúc đẩy khả năng sinh sản của tê giác.
Cả Rumbull và Rumba đều đã tới tuổi động dục. Ảnh: Mirror
Emma Green, một trong những người chăm sóc hai con tê giác, đang theo dõi phân của Rumba - con tê giác cái - để phân tích nồng độ hormone dục tính oestrogen. Hàm lượng oestrogen sẽ giúp cô biết khả năng sinh sản của Rumba.
"Tôi hiểu rõ mọi tập tính của hai con tê giác vì tôi đã chăm sóc chúng trong nhiều năm. Gần đây hành vi của chúng đã thay đổi rõ rệt. Hiện tượng ấy cho thấy chúng đã tới độ tuổi động dục và sinh sản. Rumbull ngày càng tỏ ra lấn át Rumba. Mọi người hy vọng chúng sẽ giao phối với nhau khi chúng sẵn sàng để chúng tôi có thêm một tê giác nữa", Emma nói.
Giai đoạn mang thai của tê giác kéo dài trong 15 tháng. Chúng là loài mang thai lâu thứ hai trong thế giới động vật, sau loài voi (22 tháng).
Tê giác trắng bao gồm hai phân loài - tê giác trắng Phương Bắc và tê giác trắng Phương Nam.
Khoảng 17.460 con tê giác trắng Phương Nam đang sống trong môi trường hoang dã. Đây là phân loài tê giác có số lượng lớn nhất hành tinh.
Theo_Zing News
Brazil dày đặc súng ống sẵn sàng bảo vệ World Cup Brazil đã tăng cường an ninh trước thềm World Cup, với binh sĩ được triển khai tại biên giới và các sân vận động, Reuters đưa tin. Giới chức nước này cho biết, nguy cơ bị tấn công khủng bố khi sự kiện thể thao toàn cầu diễn ra là rất thấp do nước này không có kẻ thù. Tuy nhiên, mối đe...