Làm hồ sơ vào các trường khối an ninh như thế nào?
Dù thời điểm làm hồ sơ đã bắt đầu từ ngày 15/3, nhưng khá nhiều thí sinh vẫn muốn tìm hiểu thông tin chi tiết để làm hồ sơ vào các trường khối an ninh. Dưới đây là chỉ dẫn cụ thể từ ban tư vấn của Trường Học viện Cảnh sát Nhân dân (Hà Nội).
Câu hỏi: “Thưa ban tư vấn tuyển sinh, em trai em năm nay muốn dự thi vào khối trường công an. Vậy trình tự, thủ tục để có thể được dự thi như thế nào ạ?” – bạn Phương Thảo ở địa chỉ email phuongthao22…@gmail.com.
Ban Tư vấn tuyển sinh trường Học viện Cảnh sát nhân dân: Quy trình làm hồ sơ vào các trường khối an ninh như sau:
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký dự thi vào các trường Công an nhân dân theo quy định.
Bước 2: Đến nộp hồ sơ tại Công an huyện, thị xã trực thuộc Công an tỉnh nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Công an cấp huyện kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ, thu lệ phí theo quy định trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung các giấy tờ cần thiết.
- Công an cấp huyện, thị xã thẩm tra về tiêu chuẩn, điều kiện của người đăng ký dự thi tổng hợp danh sách báo cáo phòng Tổ chức cán bộ Công an tỉnh.
- Công an tỉnh tổ chức sơ tuyển, kiểm tra sức khoẻ xác minh lý lịch cho người đăng ký dự thi vào các trường Công an nhân dân tập hợp kết quả và tổ chức xét duyệt, lập hồ sơ giao nộp cho các trường Công an nhân dân. Các trường hợp không đạt sơ tuyển, phòng Tổ chức cán bộ Công an tỉnh thông báo cho Công an cấp huyện trả lại lệ phí đăng ký dự thi và lệ phí xét tuyển vào Trung học Công an nhân dân.
- Phòng Tổ chức cán bộ Công an tỉnh tiếp nhận phiếu báo dự thi của các trường Công an nhân dân và chuyển cho Công an cấp huyện để gửi cho thí sinh tham dự kỳ thi theo đúng quy định.
Sinh viên trường Học viện Cảnh sát Nhân dân. Trở thành những chiến sĩ cảnh sát là niềm mơ ước của nhiều bạn trẻ.
Bước 3:
- Phòng Tổ chức cán bộ Công an tỉnh nhận phiếu báo điểm, giấy báo trúng tuyển của các trường Công an nhân dân và chuyển cho Công an cấp huyện. Công an cấp huyện gửi phiếu báo điểm, giấy báo trúng tuyển cho thí sinh dự thi vào các trường Công an nhân dân.
Đối với các trường hợp trúng tuyển, Công an cấp huyện tổ chức thẩm tra, xác minh lý lịch theo đúng quy định và hoàn thành hồ sơ nhập học, chuyển phòng Tổ chức cán bộ Công an tỉnh làm thủ tục nhập học các trường Công an nhân dân cho thí sinh trúng tuyển.
b) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- 1 túi đựng hồ sơ và 2 phiếu đăng ký dự thi đại học, cao đẳng theo mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo (có dán ảnh 4 × 6 cm).
- Đơn tình nguyện vào ngành Công an nhân dân (bản viết tay)
Video đang HOT
- Bản lý lịch tự khai (mẫu 1a-BCA(X18)-09), dán ảnh 4 × 6 cm đóng dấu giáp lai và có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú
- 3 ảnh chụp theo kiểu ảnh chứng minh nhân dân trong vòng 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ
- Bản sao có công chứng giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên (nếu có)
- Bản sao có công chứng bằng tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời
- Trích sao học bạ 3 năm học phổ thông trung học (có công chứng)
- Giấy chứng nhận đoàn viên, đảng viên (nếu là đảng viên, đoàn viên)
* Số lượng hồ sơ: 1 bộ
c) Thời hạn giải quyết: Theo thời hạn chung về tuyển sinh vào đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các trường Công an nhân dân hàng năm.
d) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tổ chức cán bộ Công an tỉnh.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy báo nhập học vào các trường Công an nhân dân
h) Lệ phí (nếu có):
- Phí mua hồ sơ của ngành Công an: 13.000 đồng/bộ
- Phí mua hồ sơ đăng ký dự thi: 2.000 đồng/bộ
- Lệ phí khám sức khoẻ: 30.000 đồng/người
- Lệ phí đăng ký dự thi: 40.000 đồng/người
- Lệ phí xét tuyển vào Trung học Công an nhân dân: 15.000 đồng/người
- (Lệ phí tuyển sinh thay đổi cụ thể theo từng năm)
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Bản lý lịch tự khai (mẫu 1a-BCA(X18)-09)
- Phiếu đăng ký dự thi
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Đối tượng dự thi: Học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học, là đoàn viên đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh không qua 20 tuổi đối với người dân tộc thiểu số không quá 22 tuổi tính đến ngày dự thi.
- Đối tượng cụ thể: theo thông báo tuyển sinh hàng năm.
Tiêu chuẩn dự thi:
* Tiêu chuẩn chính trị:
- Bản thân và gia đình gương mẫu, chấp hành tốt chủ trương, đường lối, pháp luật không liên quan tệ nạn xã hội
- Bảo đảm các quy định cụ thể tại Quyết định số 1275/2007/QĐ-BCA ngày 26/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Công an về tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân.
* Phẩm chất đạo đức: Có phẩm chất, đạo đức tư cách tốt, 3 năm học phổ
thông trung học đạt hạnh kiểm loại khá trở lên
* Về học lực: Đạt học lực trung bình trở lên trong 3 năm học phổ thông trung học 3 môn khối dự thi đạt từ 6,0 điểm trở lên học sinh khu vực I, người dân tộc thiểu số đạt điểm trung bình trở lên.
* Sức khoẻ:
- Thể hình cân đối, không dị hình, dị dạng, đủ sức khoẻ để đảm nhận nhiệm vụ, không mắc bệnh kinh niên, mãn tính không sử dụng ma tuý và các chất gây nghiện.
- Đối với nam: Cao từ 1,64m đến 1,80m nặng từ 48 kg đến 75kg
- Đối với nữ: Cao từ 1,58m đến 1,72m nặng từ 45 kg đến 57 kg.
(Học sinh khu vực I được hạ thấp 2 cm chiều cao và 2 kg cân nặng theo từng giới)
BAN TƯ VẤN TUYỂN SINH
Theo Infonet
Nữ PGS đầu tiên của lực lượng vũ trang Công an nhân dân
Đó là cô giáo Hoàng Thị Bích Ngọc, Học viện Cảnh sát nhân dân. Cô Ngọc vừa được Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước phong hàm Phó giáo sư. Đây là nữ Phó Giáo sư đầu tiên của lực lượng vũ trang Công an nhân dân VN.
Nữ PGS đầu tiên của Lực lượng vũ trang Công an nhân dân - Hoàng Thị Bích Ngọc
Cô giáo mẫu mực
Năm 1986 sau khi tốt nghiệp ĐH Sư phạm Ariôl, Cộng hòa Liên bang Nga, nữ sinh viên xuất sắc Hoàng Thị Bích Ngọc được Bộ GD-ĐT, Bộ Công an phân công về công tác tại Học viện Cảnh sát nhân dân (CSND) và trở thành giảng viên của Bộ môn Tâm lý của Học viện.
Ngay từ khi vào Học viện cũng như trong suốt quá trình công tác, cô giáo Ngọc luôn có ý thức đạo đức nghề nghiệp, giữ vững uy tín, danh dự của người thầy giáo, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm để hoàn thành tốt nhiệm vụ của một giáo viên. Nhiều năm liền, cô giáo Ngọc luôn đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở cùng nhiều bằng khen của Bộ Công an.
Giảng dạy và nghiên cứu về chuyên ngành Tội phạm học và điều tra tội phạm, cô Ngọc cho biết: "Trong quá trình giảng dạy các môn học, tôi luôn chú ý phát huy tính độc lập, sáng tạo cho người học, chú ý vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại giúp cho người học lĩnh hội một cách có hệ thống các tri thức môn học. Bên cạnh đó tôi cũng luôn chú ý giáo dục, rèn luyện các kỹ năng cho các học viên: kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng vận dụng các tri thức môn học vào thực tiễn cuộc sống và hoạt động nghiệp vụ của bản thân".
Được biết, cô Ngọc trực tiếp biên soạn Chương trình khung đào tạo ở trình độ thạc sĩ chuyên ngành Tội phạm học và điều tra tội phạm, chuyên ngành Quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội, chương trình khung đào tạo ở trình độ tiến sĩ chuyên ngành Tội phạm học và điều tra tội phạm; tham gia biên soạn Qui chế đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ của Học viện CSND.
Cô Bích Ngọc và mẹ trong ngày nhận hàm PGS.
Đam mê nghiên cứu khoa học
Luôn ý thức được rằng, nghiên cứu khoa học là một hoạt động rất quan trọng phục vụ trực tiếp cho quá trình giảng dạy, cô Ngọc tâm sự: "Nghiên cứu khoa học là con đường giúp cho tôi có thêm những tri thức cả trên phương diện lý luận và thực tiễn phục vụ trực tiếp cho quá trình giảng dạy. Chính vì lẽ đó trong suốt thời gian là công tác giảng dạy tôi luôn luôn tập trung nghiên cứu sâu theo các hướng: tâm lý tội phạm, tâm lý hoạt động điều tra tội phạm, tâm lý hoạt động quản lý giáo dục phạm nhân. Những kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và hoạt động quản lý giáo dục phạm nhân trong các trại giam hiện nay của lực lượng CSND".
Trong suốt 25 năm công tác giảng dạy và nghiên cứu tại Học viện CSND, cô Ngọc luôn ý thức và mong muốn được công hiến những kết quả nghiên cứu phục vụ người học, phục vụ sự nghiệp giáo dục đại học của ngành Công an.
Cô Ngọc đã tham gia biên soạn nhiều giáo trình dành cho hệ đào tạo đại học và sau đại học như tham gia biên soạn giáo trình dành cho hệ đào tạo đại học "Vấn đề ứng dụng khoa học Tâm lý vào đời sống và hoạt động của lực lượng Cảnh sát nhân dân"; làm chủ biên và trực tiếp biên soạn giáo trình dành cho hệ đào tạo cao học Luật "Tâm lý học Pháp lý" và nhiều công trình sách giáo khoa và tham khảo khác.
"Bản thân tôi xác định rằng nghiên cứu khoa học là một hoạt động rất quan trọng phục vụ cho quá trình đào tạo, là một bộ phận quan trọng của công tác đào tạo tại Học viện CSND. Vì vậy, trong thời gian tới tôi sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận của Tâm lý học tội phạm, Tâm lý học điều tra tội phạm, Tâm lý hoạt động quản lý giáo dục phạm nhân, Tâm lý học quản lý; sẽ đi nghiên cứu ứng dụng các tri thức của Tâm lý học vào thực tiễn hoạt động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm của lực lượng CSND" - cô Ngọc chia sẻ.
Hồng Hạnh
Theo dân trí
Xem sinh viên Cảnh sát duyệt binh tại lễ khai giảng Những cô gái xinh xắn và các chàng trai rắn rỏi của Học viện Cảnh sát Nhân dân đã có buổi khai giảng, đón chào sinh viên mới bằng lễ duyệt binh hoành tráng và độc đáo. Hôm qua (4/10), Học viện Cảnh sát nhân dân (Hà Nội) đã long trọng tổ chức lễ khai giảng. Đến chia vui với thầy và trò...