Làm giàu ở nông thôn: Trên sen, dưới cá khấm khá mấy hồi
Với mô hình trồng sen kết hợp thả cá, kinh tế gia đình anh Trần Quốc Quý, thôn An Lưu, xã Triệu Sơn, huyện Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị) đã nhanh chóng trở nên khấm khá…Với mô hình này, anh Quý được thu “kép” gồm cả sen và cá trên cùng một diện tích.
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các loại cây, con có giá trị kinh tế cao vào nuôi trồng nhằm nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, thời gian qua trên địa bàn thôn An Lưu, xã Triệu Sơn, huyện Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị) đã đưa cây sen vào trồng thử nghiệm kết hợp với nuôi cá, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Anh Trần Quốc Quý đang chăm sóc ao sen.
Trong những ngày hè này nếu có dịp đi qua xã Triệu Sơn, mọi người sẽ thấy bức tranh thôn quê bình yên với những cánh đồng bạt ngàn sen hồng, thoang thoảng tỏa hương trong gió. Thôn An Lưu với đặc thù có nhiều diện tích đất nông nghiệp trũng lầy, chua phèn, sản xuất lúa kém hiệu quả như vùng ruộng Dích, vùng Bàu, Trốc Đội… Ba năm trở lại đây, nhiều hộ gia đình trong thôn đã chuyển đổi diện tích đất phèn hoang hóa, trồng lúa năng suất thấp sang trồng sen kết hợp thả cá. Đến nay thôn An Lưu có khoảng 30 hộ trồng sen với diện tích trên 25 ha.
Ghé thăm ruộng sen của gia đình anh Trần Quốc Quý, một trong những hộ trồng sen hiệu quả tại thôn An Lưu, anh cho biết vụ sen năm nay gia đình anh trồng 2 ha sen kết hợp với nuôi các loại cá nước ngọt như trắm đen, mè, chép. Theo anh Quý, sen là loại cây dễ trồng, tốn ít công chăm sóc, tỷ lệ hao hụt thấp, chỉ mất chi phí đầu tiên cho lần xuống giống, sau đó chỉ chăm sóc bón phân và thu hoạch.
Như ước tính của anh Quý, trồng sen kết hợp thả cá cho thu nhập cao gấp 5 đến 7 lần so với trồng lúa và nhiều lần so với các cây trồng khác. Sen được trồng 1 vụ/ năm, bắt đầu từ tháng 2 và sau 4 – 6 tháng có thể cho thu hoạch. Sen nở rộ vào tháng 6 đến tháng 8. Hiện tại thị trường sen đang dễ bán, các thương lái tìm đến thu mua tận nơi. Đầu vụ giá sen hạt khoảng 4050.000 nghìn đồng/ kg, cuối vụ khoảng 25.000 đồng/kg. Tính ra 1 ha trồng sen lãi ròng trên 80 triệu đồng/năm, chưa kể nguồn thu từ cá trong ao.
Anh Quý chia sẻ kỹ thuật trồng sen: “Để trồng sen cho năng suất cao, trước khi trồng, cần làm vệ sinh ao, bắt ốc bươu vàng và cá rô phi, vì các loại này thường ăn các nhánh sen non mới ra. Sau khi trồng giống sen khoảng 1 tháng, bón lân để kích thích ra rễ nhanh, với lượng bón 10kg lân/sào. Quá trình trồng được 2 tháng thì tiến hành bón NPK để kích thích sen đẻ nhánh, lượng bón ở thời điểm này khoảng 10-15kg/sào…”
Video đang HOT
Anh Quý cho biết thêm về kinh nghiệm trồng sen, đến thời điểm sen phát triển đều mặt ruộng và ra hoa bói, bón kali và phân NPK, lượng bón 7-10 kg kali và 10 -15kg NPK/sào. Khi thu hái lứa bói đầu tiên bón thêm một lần nữa với lượng phân tương tự. Tại thời điểm bắt đầu thu hoạch, phải chú ý kiểm tra phát hiện sâu ăn lá để có biện pháp xử lý kịp thời. Trong quá trình trồng và chăm sóc, cần tăng cường thêm phân chuồng ủ và phân hữu cơ để tăng chất lượng sen”.
Phó Chủ tịch UBND xã Triệu Sơn Nguyễn Ngọc Lân cho biết, đẩy mạnh việc thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, xã Triệu Sơn tập trung triển khai có hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của Huyện ủy về nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương.
Cây sen đang là loại cây trồng rất phù hợp cho các vùng đất trũng ở xã Triệu Sơn, mở ra hướng chiến lược trong phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập từ cây trồng trên một đơn vị diện tích. Trong thời gian tới UBND xã tiếp tục xây dựng và phát triển đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, các vùng đất thấp trũng, đất phèn hoang hóa sẽ được quy hoạch lại để phát triển các mô hình kinh tế hiệu quả hơn, trong đó có mô hình sen- cá.
Theo Phan Việt Toàn (Báo Quảng Trị)
Làm giàu ở nông thôn: "Nuôi" lan rừng đột biến mà kiếm bộn tiền
Nhờ chịu khó đi sưu tầm các loại lan rừng đột biến khác nhau, đến nay ông Nguyễn Văn Hiển (55 tuổi, tổ 3, phường Thái Bình, TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) đang sở hữu nhiều loại lan rừng đột biến quý hiếm khác nhau vừa thoả niềm đam mê chơi lan, vừa kiếm bộn tiền...
Ông Nguyễn Văn Hiển bắt đầu trồng phong lan rừng từ những năm 1982-cách đây tới 36 năm. Ngày đầu, vì yêu thích màu sắc và mùi hương của hoa lan rừng nên ông chủ yếu trồng để ngắm chơi. Do chịu khó đi sưu tầm gom, nuôi nên vườn lan rừng của ông cũng từ đó cứ mỗi ngày lại nhiều lên với đủ các loại khác nhau.
Nhưng cơ duyên đưa ông bén duyên với loại lan rừng đột biến cũng thật tình cờ. Trong một lần đi mua lan từ một người đi khai thác trên rừng về trồng, ông Hiển may mắn mua được một giò lan phi điệp đột biến 5 cánh trắng. Từ đó, ông ngày càng yêu mến và chăm chút cho loại lan rừng đột biến này nhiều hơn.
Ông Nguyễn Văn Hiển đang chăm sóc giò lan phi điệp đột biến 5 cánh trắng của gia đình mình.
Tôi may mắn mua được giò lan phi điệp đột biến 5 cánh trắng này vào năm 2006. Lúc đầu mới mua thì không phát hiện được, nhưng về trồng khoảng 10 ngày sau khi giò này nở hoa thì mới biết. Lúc đó tôi vỡ òa trong hạnh phúc vì may mắn được sở hữu loại lan đặc biệt này và tôi đặt luôn tên cho nó là phi điệp Hiển Oanh 5 cánh trắng. ông Hiển chia sẻ.
Trong những năm gần đây, phong trào chơi lan đột biến bắt đầu phát triển mạnh và giá trị của những loại lan đột biến này vô cùng lớn. Nhận thấy hoa lan rừng đột biến có giá trị kinh tế cao, sau đó ông Hiển quyết định khởi nghiệp với loại lan đặc biệt này.
Nhờ trồng lan đột biến mà mỗi năm gia đình ông có thu nhập hơn 200 triệu đồng.
Chia sẻ với Dân Việt, ông Hiển cho biết, hiện ông đang sở hữu khoảng bảy loại lan rừng đột biến khác nhau như: phi điệp đột biến 5 cánh trắng, tam bảo sắc đột biến trắng, phi điệp đột biến hồng...giá trị của những loại này gấp hàng trăm lần so với loại bình thường và được tính bằng cm.
Hiện tại, trung bình mỗi năm vườn lan đột biến của gia đình ông Hiển xuất bán ra thị trường hơn 100 mầm lan đột biến các loại, mỗi mầm được bán với giá khoảng từ 500 ngàn đến hơn 1 triệu đồng tùy từng loại. Sau khi trừ hết chi phí, mỗi năm gia đình ông Hiển lãi hơn 200 triệu đồng..
Cận cảnh giò lan phi điệp đột biến 5 cánh trắng có giá trị dao động khoảng 1,5 triệu đồng/ 1cm.
Cũng theo ông Hiển, trồng lan đột biến cho giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng các loại lan rừng thông thường. Vì lan đột biến có giá trị rất lớn và dao động từ 500- 1 triệu đồng/mầm, cá biệt có những loại đột biến quý hiếm có giá trị lên tới 5-7 triệu đồng/mầm.
Cách trồng và chăm sóc lan đột biến không khác gì so với trồng các loại lan rừng là mấy do chúng là cùng một loại nhưng chỉ khác nhau ở màu sắc. Nhưng đổi lại nó lại cho giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng các loại lan thông thường. ông Hiển tâm sự.
Nói thêm về loại lan đột biến, ông Hiển cho hay, gọi là lan đột biến vì nó có dáng vẻ độc đáo khác tự nhiên về màu sắc, hình dạng hoa, độ dày của cánh. Thường trong tự nhiên hàng vạn cây lan may ra mới có một cây đột biến nên vì thế chúng mới có giá trị cao. Lan đột biến mang đến sự kích thích, hưng phấn cho người chơi.
Chia sẻ về kỹ thuật trồng lan rừng, ông Hiển cho biết, lan rừng là loại ưa ánh nắng vừa phải và phải thoáng nên trước khi trồng cần phải thiết kế vườn đảm bảo có điều kiện trên. Vườn lan cần được bố trí lưới che mát (loại lưới có độ che nắng 50%), giò lan treo làm sao phải cách đất từ 1.5-2m để đảm bảo độ thông thoáng.
Giá thể trồng thích hợp nhất cho cây lan rừng phát triển là gỗ nhãn và vỏ thông, trong quá trình trồng lan rừng cần thường xuyên theo dõi để có biện pháp xử lý khi cây bị bệnh.
Theo Danviet
Dầm mưa, chống vắt, mới đào được củ sen trắng ngần dưới lớp bùn sâu Những người nông dân ở xã Hòa Cư, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) phải dầm mình dưới mưa, vất vả trong bùn lầy đào những củ sen đang "giấu mình" dưới lớp bùn sâu để kịp mang ra các phiên chợ chiều nơi góc phố. Tháng 7, 8 là thời điểm người dân ở xã Hòa Cư, huyện Cao Lộc đi đào củ...