Làm giàu ở nông thôn: Nuôi “ba ba gai”, nông dân”phố núi” thu tiền tỷ mỗi năm
Ông Nguyễn Hoàng Quyết ở tổ dân phố Trung Tâm, thị trấn Nông trường Trần Phú, huyện Văn Chấn đã khởi nghiệp làm giàu từ nuôi con đặc sản là ba ba gai, mỗi năm thu về trên 1 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Hoàng Quyết ở tổ dân phố Trung Tâm, thị trấn Nông trường Trần Phú, huyện Văn Chấn thu nhập mỗi năm trên 1 tỷ đồng từ nuôi ba ba gai.
Nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế từ nuôi ba ba gai, năm 2005, ông Quyết đã tận dụng 400 m2 mặt nước ao của gia đình đầu tư nuôi 200 con ba ba sinh sản. Để có tiền mua con giống, thức ăn, cải tạo lại ao nuôi… ông Quyết đã phải đi vay mượn tiền từ người thân, bạn bè. Ban đầu, do chưa có kinh nghiệm nên ông gặp rất nhiều khó khăn trong cách chăm sóc: thả chìm thức ăn xuống ao gây ô nhiễm nguồn nước, thiếu ô xy, ba ba bị bệnh, chậm lớn.
Tuy vậy, với tinh thần quyết tâm làm giàu từ nuôi ba ba, ông đã tìm hiểu và học hỏi kỹ thuật nuôi ba ba từ những mô hình nuôi hiệu quả cao. Sau đó, ông chuyển sang cho ba ba ăn trên cạn; đồng thời, kết hợp thả cá mè, rô phi, ốc để tận dụng sự tương trợ giữa các loài với nhau, vừa đảm bảo nguồn thức ăn, vừa cải thiện nguồn nước. Nhờ đó, mô hình nuôi ba ba của gia đình ông Quyết đã thành công, cho hiệu quả kinh tế cao.
Năm 2008, ông Quyết đã mở rộng diện tích và phát triển trang trại lên đến 5000 m2, nhằm cung cấp ba ba thương phẩm cũng như con giống tới nhiều địa phương trong, ngoài tỉnh.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Hoàng Quyết chia sẻ: “Ba ba là giống bản địa ở nên tốc độ sinh trưởng của nó rất nhanh. Nuôi 3 năm có thể đạt trọng lượng từ 3 – 4kg; trong khi đó, các loại ba ba khác chỉ đạt từ 1 – 1,5kg. Trước đây, ba ba được bắt từ các con sông, suối, hồ… ở những địa bàn xung quanh đây, nên nguồn gốc của con giống rất đảm bảo”.Ông cho biết thêm, ba ba gai là một loài tương đối dễ nuôi, ít khi bị bệnh dịch. Tùy theo từng loại mà ba ba có giá trị khác nhau. Thời gian đầu, giá bán con giống chỉ đạt từ 30.000 – 50.000 đồng/con, sau tăng dần. Hiện tại, trung bình 1 con ba ba giống bán ra với giá 150.000 đồng/con.
Đối với ba ba thương phẩm thì chỉ cần 3 năm là xuất bán được, thời điểm đó mỗi con cũng nặng tầm 3 – 4kg/con, giá bán được khoảng 500.000 đồng/kg, cao gấp đôi so với các loại ba ba thông thường khác, đem lại lợi nhuận, hiệu quả kinh tế cao. Hàng năm, ông Quyết thường xuất bán ba ba gai thương phẩm đến các nhà hàng, khách sạn… trong tỉnh và các tỉnh lân cận.
Hiện tại, gia đình ông Quyết đã có khoảng 8.000 con ba ba giống, thương phẩm và bố mẹ, trung bình một năm cung ứng ra thị trường 600 con ba ba thịt và 7.000 con giống, thu lãi trên 1 tỷ đồng/năm.Ba ba gai to hơn các loại ba ba bình thường khác. Thịt của chúng khi chế biến rất thơm và ngọt, tuổi đời của chúng có khi lên tới 2 chục năm, có những con ba ba sinh sản lên tới 30 kg.
Với kinh nghiệm hơn chục năm nuôi ba ba gai, ông Quyết cho biết: “Nuôi ba ba không phức tạp, dễ nuôi chỉ cần chịu khó học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, chú ý cho ăn đúng, đủ chất và vệ sinh môi trường nước sạch, tránh gây ô nhiễm, như vậy sẽ đạt hiệu quả cao”.
Nói về kỹ thuật nuôi ba ba gai, ông Quyết nhấn mạnh phải thường xuyên theo dõi nắm bắt các giai đoạn phát triển của ba ba gai cái. Khi chúng đến giai đoạn đẻ phải tách riêng con đực và con cái theo tỷ lệ 1 đực và 5 cái hoặc 1 đực và 4 cái. Bởi vì, nếu số lượng con đực nhiều thì nó sẽ xảy ra hiện tượng con đực cắn chết con cái.
Khi con cái đẻ thì chuồng ấp trứng phải được đảm bảo duy trì đúng nhiệt độ từ 30 đến 32 độ thì mới đảm bảo trứng không bị hỏng. Bên cạnh đó, nuôi ba ba cần đặc biệt chú ý quan tâm đến môi trường nước ao vì bệnh chủ yếu ở ba ba là do thức ăn dư thừa gây ra.
Vì vậy, trong quá trình nuôi cần cho ba ba ăn một chỗ, thường xuyên kiểm tra khử nước theo định kỳ bằng vôi bột, muối, thuốc tím trộn lẫn, cứ 100 m3 ao thì rắc 1 kg. Sau 20 – 30 ngày tiến hành một lần để tạo môi trường nước ao bảo đảm vệ sinh; hoặc có thể thả một ít bèo xuống ao cũng giúp cải tạo nguồn nước. Đồng thời, khâu chọn giống cũng rất quan trọng và không nên chọn giống ba ba đồng huyết sẽ ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của ba ba.
Tuy nhiên, khi đề cập đến việc muốn mở rộng quy mô nuôi ba ba, ông Quyết vẫn còn khá nhiều trăn trở. Theo ông, khó khăn nhất là do địa hình địa phương đồi, núi khá nhiều, ao, hồ lại ít nên việc phát triển thêm diện tích là rất khó. Cho nên, hiện tại ông vẫn chỉ tập trung chăm sóc quy mô ba ba hiện có của gia đình.
Có thể thấy, nuôi ba ba mang lại hiệu quả kinh tế cao, ít rủi ro, đầu ra tương đối ổn định nên mô hình nuôi ba ba gai của ông Quyết đã được nhiều hộ trong họ hàng, khu dân cư và thị trấn tham quan học tập. Ngoài ra, ông còn giúp đỡ các hộ nghèo, hộ khó khăn về vốn, kiến thức khoa học, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho nông dân trong xã, góp phần cùng nhau phát triển và giảm nghèo bền vững.
Theo Hải Hà (Báo Yên Bái)
Độc đáo: Cho gà ấp trứng le le nguồn gốc hoang dã, thu tiền tỷ
8 năm với nghề chăn nuôi, anh Sa Lê dân tộc Chăm ở ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang đã thuần hóa được loài le le hoang dã, cho gà ấp trứng le le để tạo con giống khỏe, nuôi thương phẩm để xuất khẩu.
Đàn lele của anh Sa Lê
Nhờ cách làm mới, anh Sa Lê trở thành tỷ phú.
Theo Sa Lê, nuôi le le thương phẩm không khó chỉ cần không gian thoáng, rộng và cho ăn đầy đủ là xong, còn nuôi le le sinh sản thì rất khó, để thành công tạo giống động vật hoang dã này, Sa Lê phải mất 2 năm nghiên cứu mới thành công.
Hiện bầy le le 2.000 con được Sa Lê bảo vệ trong chuồng lưới và vệ sinh sạch sẽ trong 1.000m2 đất vườn, giữa hồ nước có lục bình, cỏ năn, lác tạo điều kiện cho chúng thích nghi với môi trường cư trú.
Theo anh, le le ngoài tự nhiên rất dễ nuôi nhưng le le con rất khó chăm sóc. Phải tạo cho chúng môi trường thuận lợi để sống khỏe và không bị dịch bệnh, thức ăn chủ yếu là lúa, rong rêu và lục bình. Nơi le le đẻ và ấp trứng phải có không gian yên tĩnh, xa dân cư. Nơi ở của le le tốt nhất là có cỏ dại và nguồn nước sạch. Khi trưởng thành chọn con trống, con mái nhốt riêng, mặc dù le le tự làm tổ nhưng đến mùa sinh sản cần lót thêm rơm rạ vào thúng để cho sai trứng, thường thì chúng đẻ và ấp trứng vào mùa mưa.
Mỗi năm từ bầy le le bán thịt (giá bán từ 550 - 620 ngàn đồng/con), Sa Lê chừa vài trăm con cho sinh sản nên quanh năm trại của anh đều có le le đẻ trứng. Trứng được ấp khoảng 28 ngày thì nở con, nuôi từ 6 tháng có thể xuất chuồng. Do thị trường hiện nay cung không đủ cầu nên để rút ngắn thời gian tái đàn, Sa Lê đã dùng 60 con gà mái đẻ để ấp trứng le le thay vì phải ấp bằng máy, với cách làm này vừa đạt kết quả cao vừa rút ngắn thời gian trứng nở từ 28 xuống 22 ngày.
Le le được xem là loại chim trời cho thịt ngon và bổ dưỡng, được các thương lái săn lùn để xuất khẩu làm món ngon tăng cường sinh lực cho giới tiêu dùng đẳng cấp, vì vậy việc tái đàn để nhanh chóng tạo ra số lượng le le thương phẩm bán ra thị trường là hướng đi đúng mà anh Sa Lê đang áp dụng. Với mô hình chăn nuôi hấp dẫn này, anh Sa Lê là người "độc nhất vô nhị" của đồng bào Chăm An Giang nuôi con vật lạ thu tiền tỷ mỗi năm.
Theo Bảo Phong (NNVN)
Chăm chút 2ha bưởi da xanh VietGAP, lãi hàng trăm triệu đồng Với diện tích 2ha bưởi da xanh trồng theo hướng VietGAP, đến nay 60% diện tích đã cho thu hoạch, vụ đầu tiên gia đình ông Nguyễn Xuân Long ở thôn Suối Thơm, xã Khánh Đông, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đã thu hàng trăm triệu đồng. Vườn bưởi nhà ông Long trĩu quả Ông Long cho biết, vào những năm tới khi...