Làm giàu không khó khi trở thành một DOTA 2 Trader
Sử dụng sự am hiểu cũng như trí thông minh của mình để giao dịch vật phẩm DOTA 2 kiếm lời, các DOTA 2 Trader Việt đã và đang bắt đầu hội nhập dần với cộng đồng gamer thế giới.
Không chỉ là một tựa game eSport đơn thuần, giờ đây, DOTA 2 còn trở thành một chợ thương mại, nơi mà các trader (người buôn bán) có thể kiếm được những khoản lợi nhuận không hề nhỏ. Thậm chí, ở Việt Nam, có không ít game thủ Việt đang kiếm lời từ hoạt động giao dịch vật phẩm trong DOTA 2.
Kiếm lời từ việc là một DOTA 2 Trader, tại sao không?
Để giúp các bạn dễ hình dung hơn về cách kiếm tiền từ việc làm “trader” trong DOTA 2, chúng ta hãy cùng lấy một ví dụ nhỏ từ event mới nhận được từ sách Compendium của The International 4.
Đầu tiên, dạo qua một vòng, các bạn có thể dễ dàng tìm thấy các bảng trade được đăng lên bởi các trader, và trong đó phổ biến nhất phải kể đến việc trao đổi giữa các hòm Immortal Strongbox lấy các Treasure Key. Với những ai đã đang chơi DOTA 2, chắc hẳn, các bạn sẽ không quá xa lạ với các Treasure Key, vật phẩm quan trọng dùng để mở các hòm để lấy đồ, trong khi đó, Immortal Strongbox lại là vật phẩm giá trị giúp cho người chơi nhận được các đồ Immortal cực kỳ giá trị, giúp thay đổi hiệu ứng của skill, nhân vật trong DOTA 2 mới được giới thiệu vào ngày hôm nay.
Video đang HOT
Một thớt trao đổi vật phẩm trong DOTA 2 được gửi lên.
Vậy làm sao để có thể kiếm lời từ việc trao đổi giữa các Immortal Strongbox và Treasure Key. Hãy nhìn vào tỷ giá trao đổi được đăng tải với tỷ lệ 1 box cho 2 key. Thoạt nhìn, đây có vẻ là một vụ trao đổi bình thường, tuy nhiên, nếu bạn so sánh giá tiền thực của Immortal Strongbox và Treasure Key trên DOTA 2 Market của Valve thì chúng ta sẽ thấy rõ rằng người mở thớt trade đồ sẽ được hưởng lợi.
Ở thời điểm hiện tại, giá của 1 Immortal Strongbox có giá khoảng 2.5 USD, trong khi đó, 1 Treasure Key đang ổn định với mức giá 1.7 USD. Như vậy, ta có thể thấy ngay rằng nếu chấp nhận đổi, bên B rõ ràng sẽ là người thiệt khi chấp nhận mua 1 món đồ trị giá 2.5 USD với số tiền 3.4 USD.
Nếu là một người tương đối thông thạo về việc trade đồ trong DOTA 2, cũng như hiểu rõ về cách sử dụng Market, chắc chắn, bạn sẽ không bao giờ chịu lỗ để thực hiện một cuộc trao đổi như vậy. Tuy nhiên, trên thực tế lại vẫn có một số game thủ yêu cầu và thực hiện giao dịch này. Có thể, họ là những game thủ không có thói quen sử dụng DOTA 2 Market, hay cũng có thể họ chưa mở Steam Wallet, hay không có thẻ Master Card chẳng hạn. Và mặc dù đây là một giao dịch không thực sự cân bằng giữa 2 bên, nhưng rõ ràng vẫn có một số ít game thủ chấp nhận những giao dịch như thế này.
Trên đây chỉ là một ví dụ về việc trao đổi có lợi cho bên A (người mở giao dịch) được thực hiện trên các trang Trade đồ DOTA 2. Tất nhiên, vẫn còn rất nhiều hình thức giao dịch khác được các trader chuyên nghiệp áp dụng, ví dụ như đổi đồ Rare lấy Treasure Key, đổi đổ Uncom lấy đồ Rare…
Điều đáng chú ý rằng theo tìm hiểu của chúng tôi, việc trade đồ trên nhiều trang giao dịch item của DOTA 2 hiện nay phần nhiều được thực hiện một cách rất chuyên nghiệp, đó là việc áp dụng các con “Bot” tự động nhận trade đồ khi có giao dịch. Nghe thì có vẻ khó tin nhưng đây lại là sự thực, giống như các con “Bot” được sử dụng để cá cược item trên trang DOTA 2 Lounge, có rất nhiều Bot được các trader chuyên nghiệp sử dụng để tiện cho việc giao dịch vật phẩm. Giống như một tài khoản Stream thông thường, các con Bot này sẽ tự động nhận lời mời kết bạn, sau đó chat một vài câu chào hỏi thông thường rồi tự động chấp nhận lời mời giao dịch.
Ảnh minh họa về việc sử dụng Bot trade đồ trong DOTA 2 trên Steam.
Điều đáng kinh ngạc hơn là chúng còn tự động nhận biết lượng item mà bên B (phía người muốn trade) đặt vào để trả lại đúng lượng item phù hợp, đồng thời cảnh báo, không chấp nhận bet khi có item đặt sai. Tất nhiên, sau khi giao dịch kết thúc thì bot cũng sẽ tự động unfriend.
Việc các con Bot tự động được sử dụng trong việc giao dịch vật phẩm giúp cho cùng là một người nhưng có thể cùng lúc thực hiện nhiều giao dịch khác nhau, đồng thời cho thấy tính chuyên nghiệp cũng như tiềm năng dồi dào của thị trường giao dịch vật phẩm trong DOTA 2. Thông qua những giao dịch có lợi như vậy, các trader có thể kiếm lời từ việc ăn chênh lệch thông qua bán lại đồ trên Market, rồi giao dịch trực tiếp đổi tiền mặt với những ai có nhu cầu mua đồ (tiền bán đồ trên Market của DOTA 2 không rút ra được).
Ở thời điểm hiện tại, DOTA 2 Trader đã và đang trở thành một “cơ hội” để kiếm tiền của không ít game thủ trên thế giới, và ngay cả tại Việt Nam, cũng có không ít DOTA 2 Trader đang sử dụng các trang giao dịch vật phẩm như Dota2lounge… để kiếm lời.
DOTA 2 Trader là một cơ hội kiếm tiền giành cho những ai am hiểu về tựa game này.
Sử dụng sự am hiểu cũng như trí thông minh của mình để giao dịch vật phẩm DOTA 2 kiếm lời, rõ ràng, các Trader trong DOTA 2 dù kiếm lời từ việc bán vật phẩm đắt hơn so với Market, nhưng xét cho cùng đây vẫn là hành động “thuận mua, vừa bán”. Hơn thế nữa, trong quá trình bán đồ trên Market, các Trader này cũng vẫn sẽ phải trả một khoản phí lên tới khoảng 20% giành cho Valve, chính vì vậy, chắc chắn Valve sẽ còn hoan nghênh việc đẩy mạnh giao dịch vật phẩm trong DOTA 2 hơn nữa.
Theo VNE