Làm giàu không khó: 8 cách hiệu quả giúp bạn ngừng lãng phí tiền bạc
Chìa khóa để bạn ngừng chi tiêu lãng phí là tạo thói quen sử dụng tiền tốt hơn trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Hãy hiểu bản thân và hiểu tiền của bạn.
(*) Bài viết là chia sẻ của Rachel Cruze, tác giả nhiều cuốn sách bán chạy, chuyên gia tài chính và người dẫn chương trình The Rachel Cruze Show. Cô từng xuất hiện trên nhiều chương trình như Good Morning America, Today, Live With Kelly & Ryan…
Mọi người tiêu tiền vì rất nhiều lý do và dưới đây là kế hoạch giúp bạn ngừng lãng phí tiền bạc.
1. Biết bạn đang tiêu tiền vào việc gì
Lập và tuân thủ ngân sách mỗi tháng là những gì bạn cần làm để không mắc nợ và thoát khỏi nợ nần. Nếu là lần đầu tiên lập ngân sách, bạn có thể ngạc nhiên khi biết số tiền không hề nhỏ mình đang chi tiêu mỗi tuần (mỗi tháng) cho những thứ nhỏ nhặt như cà phê, bữa trưa hay đồ ăn nhanh
Khi bạn thực hiện lập ngân sách đầu, hãy đảm bảo các nhu cầu cơ bản của bạn được trang trải là: thức ăn, nơi ở, phương tiện di chuyển, các tiện ích khác. Đây là những nhu cầu cần thiết của bạn. Tất nhiên, cần rõ ràng rằng truyền hình cáp hay Netflix không phải là nhu cầu cơ bản.
2. Khiến ngân sách phù hợp với bản thân
Nếu đây là ngân sách đầu tiên của bạn, hãy xác định một cách thoải mái rằng sẽ phải mất một vài tháng để bạn đưa ra mức ngân sách phù hợp với bản thân mình. Nếu đã có kinh nghiệm lập ngân sách, hãy xem xét lại các khoản chi tiêu hàng tháng của mình để tìm các cách khác để cắt giảm chi tiêu.
Đừng quá nghiêm khắc đưa bản thân vào một chế độ tiết kiệm hà khắc bởi điều này cũng giống như khi bạn bắt đầu giảm cân với một lịch trình quá khắc nghiệt. Bạn sẽ nhanh chóng bỏ cuộc và dẹp đi tất cả những kế hoạch đã đề ra mà thôi.
3. Lên kế hoạch mua sắm
Bạn đã hết dầu gội và kem đánh răng. Vậy là bạn xách túi bước đến siêu thị ngay gần nhà. Thế nhưng, khi đẩy xe hàng đi tìm hai sản phẩm kia, bạn bỗng bị thu hút bởi rất nhiều, rất nhiều sản phẩm khác. Đó có thể là chiếc sạc điện thoại di động với nhiều màu sắc, món đồ chơi cho con hay đơn giản chỉ là những đồng trang trí trông hay hay mà bạn nghĩ rằng sẽ rất xinh khi đặt ở góc này, góc nọ.
Một vài hành động mua sắm bốc đồng, tùy ý tưởng chừng như vô hại song có thể khiến ví tiền của bạn “bốc hơi” một cách nhanh chóng. Chỉ cần mua 2 sản phẩm nhưng bạn lại bước về nhà khệ nệ với các túi cầm trên tay.
Hãy lên kế hoạch trước khi mua sắm để đảm bảo rằng mình không chi tiêu lệch ra danh sách đó, không chi tiền cho những sản phẩm không thực sự cần thiết.
4. Ngừng tiêu tiền cho ăn ngoài
Thay đổi cách bạn tiêu tiền cho thực phẩm là một trong những cách dễ nhất giúp bạn tiết kiệm tiền. Tất cả chúng ta đều biết rằng, đi ăn ngoài rất đắt đỏ dù tiện lợi. Nếu bạn đang chi 50 nghìn cho một bữa trưa, con số này sẽ là 250 nghìn cho 5 bữa một tuần và 1,1 triệu một tháng (cho 22 ngày). Hãy thử nhân con số đó lên với 1 năm hay dài hơn và nghĩ xem, mình có thể làm điều gì với nó.
Video đang HOT
Thay vì chi tiền cho những bữa ăn ở ngoài đắt đỏ và khó đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hãy lên kế hoạch cho việc tự chuẩn bị đồ ăn. Bạn không chỉ tiết kiệm được tiền mà còn biết được nguồn gốc của thực phẩm. Tất nhiên, điều này không có nghĩa rằng bạn cần phải nói không với mọi lời rủ rê, quan trọng là bạn biết cách cắt giảm và đảm bảo rằng nó nằm trong ngân sách của mình.
5. Chống lại bẫy mua sắm
Có ai mà không thích những cơ hội mua hàng giá hời chứ! Các nhà bán lẻ biết khách hàng của họ và họ cũng biết sức hút không thể cưỡng lại của những chương trình khuyến mại. Nhưng tất cả những khoản tiết kiệm này thực sự khiến bạn tiêu tốn bao nhiêu tiền?
Nếu bạn mua một chiếc áo len mà bạn chưa bao giờ có ý định mua chỉ vì nó được giảm giá 25%, sự thật là bạn đang phải trả nhiều hơn 75% chiếc áo đó so với dự định. Đó vẫn được gọi là chi tiêu chứ không phải tiết kiệm.
Hãy tránh những cái bẫy mua sắm này bằng cách lập danh sách trước khi đi! Sau đó, thực hành kỷ luật bản thân, không mua chỉ vì sản phẩm đó được giảm giá hay có chương trình tốt.
6. Xóa nợ
Nếu bạn nghiêm túc về việc kiểm soát bội chi của mình, bạn cần phải xóa nợ thật tốt. Việc bạn mắc kẹt trong thanh toán khoản vay hoặc thẻ tín dụng (cộng thêm lãi suất) sẽ khiến bạn khó có thể xây dựng tài chính vững chắc.
Chúng ta đang sống trong một thế giới mà bất cứ thứ gì cũng có thể được tài trợ hoặc vay mượn. Điều này có thể mang lại cho bạn cảm giác an toàn về tài chính nhưng sự thật là an toàn tài chính đó không tồn tại. Nó khiến bạn nghĩ rằng mình đủ khả năng thanh toán cho chiếc xe mới, ngôi nhà hoặc một khoản mua sắm lớn dù không phải vậy.
Hãy nhanh chóng lập kế hoạch trả hết các khoản nợ và cam kết không mắc nợ kể từ thời điểm đó. Nhớ rằng, thẻ tín dụng là một yếu tố thúc đẩy bạn chi tiêu, cho phép bạn tiêu số tiền mà bạn thậm chí không có.
7. Biết trì hoãn
Nếu bạn đang gặp khó khăn với ngân sách và danh sách mua sắm mới của mình, hãy tưởng tượng rằng bạn sẽ sử dụng món đồ muốn có đó thế nào mỗi tháng.
Chiếc áo len đó sẽ vẫn đẹp sau một vài lần giặt chứ? Con bạn sẽ vẫn chơi với bộ đồ chơi đắt đỏ đó chứ? Liệu những đôi giày rẻ tiền đó có tồn tại được đến mùa sau?
Phần lớn thì câu trả lời sẽ là: Không. Nếu bạn vẫn muốn nó thì sao? Hãy để đó và cho bẩn thân thời gian chờ đợi. Nếu đó là sản phẩm có giá trị lớn, hãy tính toán ngân sách thời gian tới và ra quyết định sau 7 ngày, thậm chí là 1 tháng. Nếu bạn vẫn yêu thích nó, bạn sẽ có thể mua mà không cảm thấy tội lỗi vì điều đó đã nằm trong ngân sách của mình.
8. Thách thức bản thân để đạt được mục tiêu mới
Hãy thử thách sức mạnh ý chí của bạn bằng cách chỉ mua những vật dụng cần thiết trong một tháng. Bạn sẽ ngạc nhiên bởi số lượng những thứ mà bạn thực sự cần. Bạn cũng sẽ có thể xác định những thứ bạn không nhất thiết phải có, chỉ đơn giản là muốn có để cắt giảm khi muốn tiết kiệm.
Chìa khóa để bạn ngừng chi tiêu lãng phí là tạo thói quen sử dụng tiền tốt hơn trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Hãy hiểu bản thân và hiểu tiền của bạn.
Nữ nhà báo chia sẻ 5 điều bạn nên ngừng chi trong một tháng thay vì cắt tất cả chi tiêu để có thể tiết kiệm thành công
Bree Rody Mantha - một nhà báo tự do và cũng là giáo viên dạy nhảy đã rút ra được 5 điều cần cắt giảm - những thứ làm cạn kiệt ví của cô nhiều nhất nhưng lại theo cách không có ích nhất.
Bree Rody Mantha chưa bao giờ làm tốt với việc cố định chi tiêu hoặc các khái niệm như không chi tiêu vào cuối tuần. Từ trước đến nay, cô luôn quyết định đóng băng chi tiêu trong thời gian ngắn khi cảm thấy hối hận về những giao dịch mua mà mình đã thực hiện hoặc ngạc nhiên khi nhìn thấy số dư còn lại ít ỏi trong tài khoản. Đây là cách cô đã thực hiện như một hình thức tự trừng phạt.
Nhưng cuối cùng cô nhận ra, về cơ bản, giống như các giao dịch mua thực tế có vấn đề của mình, những sự trừng phạt này cũng được lập kế hoạch sơ sài, không có giá trị "dinh dưỡng" thực sự và cuối cùng là vô nghĩa và thất bại.
Cô vẫn sẽ thấy mình buộc phải mua một thứ gì đó mà không thể thiếu - như giấy vệ sinh, hoặc thức ăn cho thú cưng - và sau đó, do một số loại thất vọng dồn nén, cuối cùng cô vẫn sẽ lấy đồ ăn vặt ở quầy thanh toán và hẹn gặp bạn bè để đi ăn tối hay uống cafe ngay sau đó.
Năm ngoái, cô đã bắt đầu xem xét những thói quen nào tiêu tốn ngân sách của mình nhiều nhất. Cô đã nhận ra thói quen tài chính tồi tệ nhất của mình, ví dụ: đáng lẽ cô chỉ cần chi 3 đô (60.000 đồng) tại một quán cafe, nhưng rồi cuối cùng cô lại chi đến 7 đô (140.000 đồng) khi gọi thêm một miếng bánh ngọt.
Bree Rody Mantha.
Bây giờ, thay vì đóng băng chi tiêu, cô đã tiến hành rút những khoản chi tiêu nhất định trong những khoảng thời gian khác nhau. Việc này tương tự như việc một chuyên gia dinh dưỡng sẽ yêu cầu bạn thực hiện trong một chế độ ăn kiêng - và nó cũng cần có nhiều kỷ luật.
Nhưng việc cắt giảm những thứ này trong vài tuần cùng một lúc không chỉ giúp cô có thêm thêm vài đô la vào cuối mỗi tuần mà còn khiến cô ít muốn mua lại chúng, trong khi đóng băng việc chi tiêu toàn bộ thường không giúp ích được gì cho cô.
Có thể sẽ có chút không hợp lý nếu không có tất cả những thứ này cùng một lúc, và việc cắt giảm những thứ này chắc chắn sẽ không làm bạn giàu chỉ sau một đêm - những thay đổi trong thói quen này cũng không thể bù đắp cho mức lương thấp hay tiền thuê nhà cao - nhưng chúng sẽ hữu ích không chỉ cho vấn đề tài chính của bạn.
1. Bữa ăn nhẹ với cà phê hàng ngày của bạn
Giá như mọi vấn đề tài chính dễ dàng như từ bỏ ly cà phê hàng ngày. Trước đây cô thường mua đồ ăn nhẹ ở quán cafe, nhưng thực tế, cô có thể chế biến chúng ở nhà và mang đi làm với mức chi phí thấp hơn rất nhiều.
Hãy bỏ thói quen ăn nhẹ, hoặc chuẩn bị đồ ăn nhẹ từ nhà thay vì mua chúng ở các hàng quán. Ảnh minh họa
Chỉ sau một tuần tự nhủ bỏ đồ ăn nhẹ khi đi mua cafe cà phê, cô đã không còn thèm ăn nhiều như trước và hầu như bỏ được thói quen này. Cô cũng hay mang đồ ăn ở nhà đi như bánh quy hoặc trái cây mua ở siêu thị thay vì đồ chế biến sẵn ở quán cafe.
2. Không mua thêm tiện ích khi bạn chưa sử dụng hết hoặc khi bạn không dùng tới
Những món đồ tiện ích như dầu gội, sữa tắm, ... chỉ nên được mua khi bạn đã dùng hết thay vì bạn mua chúng vì hãng mới ra một mùi hương mới và bạn muốn thử, hay khi kem dưỡng thể bạn đang dùng vẫn rất tốt, nhưng vì lời quảng cáo quá hay và bạn đã lại trót đặt mua.
Hãy chỉ mua đồ dùng khi bạn dùng cạn kiệt chúng. Ảnh minh họa
Bạn đã bao giờ biết mình không hợp màu son đỏ, nhưng năm nào cũng nhất định mua một thỏi với hi vọng rằng lần này mình sẽ hợp? Hay dù bạn không trang điểm, nhưng vì bạn thấy mọi người trang điểm rất xinh nên bạn vẫn mua kem che khuyết điểm, mascara, ...? Hãy chỉ thực sự mua những thứ bạn cần và chúng phù hợp với bạn!
3. Quần áo
Mantha chưa bao giờ nghĩ mình là người chi tiêu quá nhiều cho quần áo, bởi vì cô chưa bao giờ thuộc tuýp người chỉ tiêu từng ít tiền một lúc để mua hàng thời trang nhanh, và cô cũng không phải là người thường xuyên chi tiêu cho những khoản lớn cho quần jean hoặc váy cao cấp.
Bất kể bạn là người mua quần áo thời trang nhanh, tầm trung hay cao cấp, hãy tận dụng tối đa tủ quần áo sẵn có thay vì suy nghĩ xem nên mua gì mới để kết hợp. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, năm ngoái cô đã tự đặt ra cho mình một thử thách khá nghiêm ngặt: không được mặc quần áo mới trong vòng hai tháng, trừ khi cô trực tiếp bỏ đi một thứ không thể mặc được nữa.
Điều này được thúc đẩy bởi cô biện minh cho rất nhiều lần mua hàng tầm trung bằng cách tuyên bố rằng mình cần phải xây dựng tủ quần áo chuyên nghiệp và ngay lập tức tìm đến mua quần áo mới thay vì cố gắng sáng tạo với một số bộ quần áo đã có sẵn.
4. Bất kỳ điều gì làm cho căn hộ của bạn trông dễ thương hơn
Cô đã phải vật lộn từ lâu với diện mạo căn hộ của mình, nơi chứa rất nhiều đồ cũ và thiếu phong cách gắn kết.
Và cô đã mua sắm nhiều lần nhỏ để bù đắp và sửa sang lại. Nhưng mỗi tháng, cô đều mất một khoản để mua thứ này, thứ kia. Hãy thử cách này trong vài tháng: nếu mục đích của món đồ bạn định mua chỉ là để trang trí mà không có chút công năng gì hữu ích, thì dù nó đẹp đến đâu, thì đừng mua nó. Bạn đừng cố tự làm nó và hủy đăng ký khỏi những blog hoặc các nhóm trang trí căn hộ đó nếu bạn cần phải làm vậy để ngăn bản thân mình. Bạn thậm chí có thể thấy căn hộ hay phòng của mình trông đẹp hơn mà không cần thêm tất cả những thứ khác.
Nếu đồ bạn định mua thứ gì không có chút công năng gì hữu ích, thì dù nó đẹp đến đâu. Ảnh minh họa
5. Grab hoặc Taxi
Mantha không phải là người thường xuyên di chuyển bằng taxi, nhưng cô đã sử dụng chúng mỗi lần đi chơi xa vào buổi tối hoặc khi cần di chuyển gấp ra ga xe lửa. Trong khi cô có thể đi tàu điện ngầm, xe bus rất thuận tiện. Taxi và Grab thường trở thành phương án cuối cùng khi cô không cảm thấy thích đi tàu điện ngầm và muốn về nhà sớm hơn. Nhưng thực tế thì cô có thể rời buổi tiệc sớm hơn hoặc đi sớm hơn để ra ga xe lửa. Tương tự như vậy, hãy dậy sớm hơn khi đi làm để kịp đi xe bus nếu bạn không có xe máy, hoặc đi chung xe với bạn bè khi đi chơi thay vì gọi xe taxi.
Hãy sử dụng xe máy của bạn, phương tiện công cộng hoặc đi chung xe thay vì taxi. Ảnh minh họa
Tại sao nắp sữa chua sản xuất tại Nhật lại không hề bị dính sữa chua? - Phát minh đến từ loài cây rất quen thuộc với người Việt Người Nhật nổi tiếng với các phát minh vô cùng thú vị và rất hữu ích. Vốn là những người yêu thiên nhiên, rất nhiều sản phẩm của người Nhật lấy cảm hứng từ chính các loài thực vật, trong đó có nắp sữa chua. Thông thường khi mở nắp sữa chua, nhiều người sẽ thấy phiền khi sữa chua bị dính trên...