Làm giả sao kê, xác nhận số dư tài khoản ngân hàng để lừa đảo
Lực lượng Công an phát hiện nhiều vụ việc các đối tượng có dấu hiệu làm giả sao kê tài khoản, cam kết cấp tín dụng, xác nhận số dư tài khoản… của một số ngân hàng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bộ Công an mới đây đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn làm giả sao kê tài khoản, cam kết cấp tín dụng, xác nhận số dư tài khoản của các ngân hàng để chứng minh năng lực tài chính, hoàn thiện hồ sơ dự án xin cấp phép đầu tư hoặc lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo Cục An ninh điều tra Bộ Công an cho biết, đây là hành vi đặc biệt nguy hiểm của các đối tượng, dễ dẫn đến việc các doanh nghiệp không đủ năng lực tài chính được phê duyệt đầu tư có thể trúng thầu, triển khai thực hiện dự án.
Từ đó dẫn đến nguy cơ chậm tiến độ dự án, thậm chí không triển khai được dự án, làm ảnh hưởng xấu đến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của các bộ, ngành, địa phương… Ngoài ra, các đối tượng xấu cũng có thể sử dụng các tài liệu giả để nhằm mục đích thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các tổ chức, cá nhân…
Bộ Công an đã cảnh báo về thủ đoạn làm giả sao kê tài khoản, cam kết cấp tín dụng, xác nhận số dư tài khoản của các ngân hàng để lừa đảo.
Thủ đoạn các đối tượng sử dụng là lợi dụng việc nhiều tổ chức, cá nhân cần có các tài liệu như cam kết cấp tín dụng, xác nhận số dư tài khoản, sao kê tài khoản, bảo lãnh dự thầu để chứng minh năng lực tài chính sử dụng vào việc hoàn thiện hồ sơ dự án xin cấp phép đầu tư, ký kết hợp tác kinh doanh hoặc nhu cầu cá nhân,… một số đối tượng đã nảy sinh ý định làm giả các tài liệu này nhằm thu lợi bất chính.
Video đang HOT
Các đối tượng đặt mua máy khắc dấu polyme trên mạng Internet để chế tạo con dấu giả của các Ngân hàng có uy tín; đặt mua các mẫu giấy in màu có biểu trưng của các Ngân hàng này để phục vụ việc làm giả tài liệu.
Khi tìm được người có nhu cầu làm các tài liệu này, các đối tượng đề nghị cung cấp thông tin doanh nghiệp, mã số thuế, số tài khoản, thông tin dự án và số tiền cần xác nhận cấp cam kết tín dụng, xác nhận số dư tài khoản, bảo lãnh dự phòng,…
Sau khi thỏa thuận chi phí làm giả số giấy tờ, tài liệu, các đối tượng in các nội dung nêu trên lên giấy có biểu trưng của ngân hàng, ký giả chữ ký của lãnh đạo ngân hàng và dùng con dấu polyme giả đóng lên tài liệu.
“Các cơ quan hữu quan có liên quan, khi nghiên cứu thẩm định hồ sơ xin cấp phép dự án, hợp tác, kêu gọi vốn nước ngoài đầu tư,… cần xem xét, thẩm định kỹ hồ sơ, tài liệu về năng lực tài chính của các doanh nghiệp, cá nhân. Trường hợp thấy nghi ngờ tài liệu giả, cần liên hệ với Ngân hàng đã phát hành văn bản để thẩm định về tính hợp pháp của các loại tài liệu này”, Bộ Công an khuyến cáo.
Nhiều người mất hàng trăm triệu đồng vì tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo
Nhận được tin nhắn gửi đến từ số lạ yêu cầu nhấn vào đường link nếu không sẽ bị ngưng dịch vụ ngân hàng, người đàn ông đã làm theo và bị rút mất khoản tiền lớn.
Tối ngày 21/9, báo Thanh Niên đưa tin, công an quận Hoàng Mai, Hà Nội cho biết đang phối hợp với các bên liên quan để điều tra một vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản với số tiền gần 400 triệu đồng.
Cụ thể, ngày 18/9, công an phường Yên Sở, quận Hoàng Mai đã tiếp nhận đơn trình báo của ông T. trú tại địa bàn về việc bị lừa rút mất 399 triệu đồng. Ông T. trình báo, đã nhận được tin nhắn từ số điện thoại lạ với nội dung:
"Tài khoản của bạn sẽ bị ngưng dịch vụ vào ngày 18/9/2021 lúc 22:00. Vui lòng vào (đường link) để kiểm tra".
Sau khi ấn vào đường link từ số lạ gửi đến, ông T. bị mất một số tiền lớn trong tài khoản ngân hàng. (Ảnh: Công An Quận Hoàng Mai)
Ông T. đã thực hiện thao tác như trong tin nhắn, nhấn vào đường link nhưng sau đó lại phát hiện tài khoản ngân hàng của mình bị mất 399 triệu đồng. Lúc này ông mới biết là mình đã bị lừa.
Cũng vào thời gian này, công an quận Hoàng Mai đang điều tra việc người phụ nữ tên T. ở phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai đến cơ quan chức năng trình báo về việc nhận được cuộc điện thoại lạ và đầu dây bên kia tự xưng là cán bộ điện lực.
Người này thông báo thẻ CCCD của bà T. có đăng kí dịch vụ điện tại TP.HCM và đang nợ tiền. Ngoài ra, đối tượng còn tiếp tục nói CCCD của bà T. có đứng tên một tài khoản ngân hàng liên quan đến vụ buôn bán chất cấm nên yêu cầu cung cấp thông tin tài khoản để xác minh.
Những cuộc gọi lừa đảo, cung cấp thông tin cá nhân có thể khiến bạn mất tiền oan. (Ảnh minh họa: Người Lao Động)
Tin lời người này, bà T. đã tiết lộ thông tin tài khoản cùng mã OTP và sau đó phát hiện 520 triệu đồng trong tài khoản "không cánh mà bay".
Ngoài 2 trường hợp trên, ngày 20/9, báo VietNamNet cũng chia sẻ trường hợp tương tự, bị lừa ấn vào đường link lạ rồi sau đó bị chiếm đoạt tài khoản.
Nhóm đối tượng đã lập nhiều tài khoản mạng xã hội khác nhau và tạo trang tuyển nhân viên, cộng tác viên trên toàn quốc làm việc tại nhà, trả lương qua tài khoản ngân hàng. Nếu ai có nhu cầu xin việc, những người này sẽ yêu cầu họ liên kết tài khoản ngân hàng bằng cách ấn vào đường link có sẵn với lý do để trả lương nhưng thực chất là chiếm quyền sử dụng tài khoản ngân hàng của họ.
Hành vi lừa đảo đều được thực hiện rất tinh vi. (Ảnh minh họa: VTV)
Bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, nhóm đối tượng đã thực hiện thành công 22 vụ chiếm đoạt, lừa tiền của 22 người với tổng con số lên đến 575 triệu đồng.
Trước việc có nhiều người vẫn nhẹ dạ cả tin, chưa cảnh giác với các hành vi lừa đảo, cơ quan công an đã khuyến cáo không nên cung cấp thông tin cá nhân qua tin nhắn, email hay ứng dụng chat. Đồng thời, không truy cập vào đường link lạ có nội dung giả mạo ngân hàng.
Khi nhận các tin nhắn nghi vấn, không rõ ràng, mọi người có thể trực tiếp gọi điện lên tổng đài của các ngân hàng để xác minh cũng như phản ánh tình huống mình gặp phải để có biện pháp xử lí kịp thời.
Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, mã OTP cho người khác. (Ảnh minh họa: Kinh Tế Đô Thị)
Bên cạnh đó, một thao tác quan trọng nên làm đó là thường xuyên thay đổi mật khẩu các tài khoản đăng nhập internet banking, smart banking... Tuyệt đối không cung cấp mã OTP cho người lạ để tránh mắc bẫy.
Việc bảo mật thông tin cá nhân là điều bất kì ai cũng nên chú trọng để không bị kẻ xấu lợi dụng. Những trường hợp trên đây chính là bài học để mọi người tỉnh táo hơn trong việc nhận diện tin nhắn, cuộc gọi giả mạo.
'Quái chiêu' một mảnh đất 'cắm' ngân hàng rồi bán cho nhiều người ở Hà Nội Hôm nay (22/10), TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm để xem xét đơn kháng cáo của bị cáo Nguyễn Thị Cẩm Vân (SN 1974, ở quận Đống Đa, Hà Nội) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo bản án sơ thẩm, do có nhu cầu vay tiền để mua ô tô tải phục vụ kinh doanh,...