Làm gì nếu học sinh “bị đuối” khi bước vào đầu cấp?
Không ít phụ huynh cảm thấy lo lắng, học sinh nản chuyện học tập khi mới “ chân ướt chân ráo” vào lớp 1 hay lớp 6.
Giai đoạn này, học sinh buộc phải làm quen với môi trường học tập mới, lượng kiến thức cao hơn dẫn đến ban đầu trẻ nhập cuộc khá vất vả.
Bước vào lớp đầu cấp, học sinh sẽ phải mất khoảng thời gian ban đầu để làm quen với môi trường học mới. Ảnh minh họa: Q.Anh
Hụt hơi khi vào đầu cấp
Con mới đi học được 2 tuần nay, song quãng thời gian này đối với chị Vũ Thị Vân (Ba Đình, Hà Nội) không ngày nào là không lo lắng cho chuyện học của con vừa vào lớp 1. Chị Vân cho biết, có tham khảo và được biết quy định của Bộ GD&ĐT là cấm dạy chữ trước khi vào lớp 1. Để học sinh như nhau khi vào lớp 1, cô sẽ uốn nắn từng trẻ được dễ hơn, tránh tình trạng bé biết đọc, viết rồi, cô sẽ khó dạy chung với các bé chưa biết… Tuy nhiên, chính sự chủ quan của chị khiến con mình như “tờ giấy trắng” khi bước vào lớp 1.
“Thấy con về nhà có vẻ không thích học, ngồi học không tập trung và kiếm cớ để không đi học, tôi hỏi con thì biết con sợ đi học vì học kém. Các nét cơ bản, thuộc mặt chữ con kém xa với các bạn trong lớp. Thậm chí, trong lớp có bạn đã mang truyện tranh đọc cho nhau nghe. Hôm rồi, cô giáo chủ nhiệm lớp 1 vừa than phiền là các bé khác đều biết đọc biết viết hết, mỗi con là không biết nên cô có vẻ không vui. Bản thân tôi cũng không muốn ép con học, nhưng giờ cũng hoang mang vì chưa biết phải làm sao. Con bị chậm so với bạn bè, lo con thấy sợ hãi việc học, cũng tính chuyện cho con đi học thêm, nhưng cho con đi học vào lúc này cũng lo vì con đã học chính rồi, còn đi học thêm nữa”, chị Vân kể.
Không chỉ lớp 1, đối với nhiều phụ huynh, học sinh lớp 6 cũng đang “loay hoay” chuyện học của con. Bởi từ cấp tiểu học bước sang THCS, cụ thể là lớp 6 có sự khác biệt rõ rệt, không chỉ tăng số môn học mà khối lượng kiến thức nhiều hơn, khó học hơn. Nhiều môn có hàm lượng kiến thức khó như: Toán, Vật lý. Một số môn có tính chất học thuộc lòng nhiều như: Ngữ văn, Sử, Địa, Sinh học, Công nghệ…
Video đang HOT
Chị Thu Thảo (quận Hoàng Mai, Hà Nội) có con năm nay vào lớp 6 công lập chia sẻ: “Mới hôm đầu đi học con còn hứng thú vì cô chủ yếu dặn dò, giới thiệu về môn học… nhưng sang đến tuần tiếp theo, con thực sự cảm thấy sợ đi học vì quá nhiều sự khác biệt so với học tiểu học. Nội quy của THCS cũng khắt khe hơn, không được ăn quà bánh trong trường, đi muộn chút, hay quên không đeo khăn đỏ là bị sao đỏ ghi tên. Giờ vào lớp sớm hơn, giờ tan trường cũng rất muộn vì nhiều hôm học 5 tiết. Chương trình học nặng hơn, nhiều môn học thuộc nên con phải dành nhiều thời gian để học, ít thời gian chơi như trước”.
Hãy đồng hành với con trong giai đoạn đầu
Nhiều năm kinh nghiệm trong dạy học lóp 1, cô Nguyễn Thanh Huyền – giáo viên tiểu học ở Hà Nội cho biết, chuyện cho con đi học trước khi vào lớp 1 là khá phổ biến ở các thành phố lớn, tuy nhiên điều này đã bộc lộ 2 mặt: Trẻ đi học trước sẽ biết sớm và học trong thời gian đầu nhanh, cô giáo cũng nhàn vì theo chương trình làm quen cho học sinh mới vào các em đã thông thạo rồi. Tuy nhiên, lại bộc lộ một số bất cập của việc này, đó là trẻ mất đi hứng thú học đường, nảy sinh tư tưởng chủ quan và mất tập trung trong giờ học.
“Với trường hợp chưa đi học chữ, phụ huynh cũng không nên quá lo lắng, trong thời gian mới bắt đầu đừng quá quan tâm đến điểm số, chuyện con viết sai, đọc sai… là bình thường, không nên quát mắng, so sánh con với các bạn, tránh cho con mất tự tin, sợ đi học. Phụ huynh cố gắng kèm con thêm, bám sát vào các nội dung học của con, có thể cho con viết thêm, đọc thêm ở nhà. Ngoài ra, cố gắng phối hợp với giáo viên, đề nghị giúp đỡ con trong học tập nhiều hơn. Sau một thời gian, các con quen dần và không còn sợ đi học nữa vì đã theo kịp chương trình”, cô Huyền cho biết.
Còn đối với trẻ vào lớp 6, anh Trần Mạnh Tuấn có con học lớp 7 Trường THCS Việt Nam – Algeria (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, cách hiệu quả nhất là đồng hành cùng với con, có kế hoạch cho cả tuần và thường xuyên nhắc nhở con trong chuyện học, tuân thủ nội quy trường. Với môn học thuộc, hãy giải thích, kiểm tra kiến thức của con để nhắc bài. Còn đối với các môn tự nhiên như Toán, giúp con nắm chắc công thức, khái niệm… để làm bài tốt hơn.
“Phụ huynh cũng không nên đặt nặng điểm số khi con mới vào lớp 6. Có thể con ở tiểu học hay được điểm 9 – 10, nhưng lớp 6 điểm thấp hơn cũng không nên gây sức ép khi con chưa được điểm cao. Đặt thời gian biểu hợp lý để giúp con ngủ đúng giờ, dậy sớm để chuẩn bị đi học đúng giờ. Sau khoảng 2 tháng, con sẽ có ý thức và quen dần với học THCS, phụ huynh sẽ thấy con tự biết cách chăm sóc bản thân và học tập tốt hơn so với học tiểu học”, anh Tuấn chia sẻ thêm.
“Hiện nay, xã hội phát triển nên phụ huynh quan tâm đến chuyện học tập của con em mình hơn đó là điều đáng mừng. Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy đó là khi gặp bế tắc trong việc quản lý con cái, hoặc nhận thấy con có dấu hiệu học kém, chưa bắt kịp chương trình là phụ huynh nghĩ ngay đến chuyện học thêm cho con. Điều này vô tình gây sức ép cho học sinh, trong khi phụ huynh chưa tìm hiểu kỹ nguyên nhân là gì, chưa dành thời gian quan tâm, động viên và kèm cặp con thêm. Học sinh phải gồng mình vì điểm số, vì đi học thêm gây hệ quả đó là ảnh hưởng tới tâm lý học sinh, căng thẳng, chán học”.
( TS Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Hà Nội)
Theo giadinh.net
Vì sao học sinh lớp 6 dễ "tụt dốc" khi bước vào cấp 2
Những thay đổi về số lượng môn học; chương trình học cùng hình thức kiểm tra mới lạ; Sự chủ quan, chưa đồng hành đúng cách trong việc học cùng con của các bậc cha mẹ là những nguyên nhân khiến nhiều học sinh vào lớp 6 dễ rơi vào tình trạng hổng kiến thức, khi vừa bước vào môi trường học mới.
Học sinh lớp 6 dễ "tụt dốc" khi vừa bước vào cấp 2
Bước vào lớp 6, học sinh sẽ dần làm quen với sự thay đổi về chương trình học ở một cấp bậc mới. Những thay đổi về số lượng môn học, hình thức đánh giá và kiểm tra năng lực sẽ có độ khó và yêu cầu cao hơn so với bậc Tiểu học, đòi hỏi các em phải có sự chuẩn bị về tâm lý, định hướng và kế hoạch học từ trước.
Đặc biệt, trong giai đoạn chuyển cấp này, sự đồng hành và theo sát của các bậc cha mẹ trong việc lên kế hoạch và định hướng học tập cho con khi bước vào lớp 6 là điều vô cùng quan trọng. Không ít trường hợp, vì chủ quan, nhiều cha mẹ đã vô tình khiến con đứng trước nguy cơ hổng kiến thức, suy sụp thành tích học tập khi bước vào lớp 6.
Từng trải qua giai đoạn cùng con lớp 6 ổn định tâm lý và lấy lại kiến thức, anh Trần Quốc Tuấn (Cầu Giấy, Hà Nội) đã đúc rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình đó là không nên chủ quan trong việc đồng hành và lên kế hoạch học tập cùng con, đặc biệt là giai đoạn chuyển cấp. Anh Tuấn cho biết, nếu như ở Tiểu học, hầu hết các môn học con sẽ chỉ cần học với giáo viên chủ nhiệm thì lên THCS sự thay đổi về phương pháp dạy học và hình thức học tập khiến con khó làm quen. Cụ thể, số lượng môn học sẽ nhiều hơn, mỗi môn sẽ có một giáo viên giảng dạy riêng, yêu cầu con phải thích nghi với những cách dạy của nhiều thầy cô khác nhau. Đồng nghĩa, giáo viên chủ nhiệm không còn là người đồng hành ở tất cả các giờ học, đòi hỏi con phải có ý thức tự lập, tự học và tự tiếp thu cao hơn.
"Từ trường hợp của con mình, tôi nhận thấy ở các môn học như Lịch sử, Địa lý, Sinh học... các cháu cũng có thể bị điểm dưới trung bình, thậm chí có cháu còn thi lại. Lý do thật đơn giản, vì ở tiểu học trước mỗi lần kiểm tra, thi học kì, ở các môn học bài, giáo viên thường chia câu hỏi ôn tập đều đặn mỗi ngày 2-3 câu và mỗi buổi học đều có dành thời gian để trả bài; học sinh chưa thuộc bài sẽ phải học ngay tại lớp. Tuy nhiên, khi lên lớp 6, ở các môn học bài, các thầy cô chỉ cho câu hỏi ôn và các em tự sắp xếp mà học, không có sự nhắc nhở kiểm tra chặt chẽ như lớp dưới.
Đồng quan điểm với anh Tuấn, chị Như Lê (Thái Bình) cũng có con mới hoàn thành chương trình học lớp 6, cho rằng:" Ở bậc THCS, việc đạt những điểm 10 tròn trĩnh như Tiểu học là cực kỳ khó khăn, đòi hỏi con phải nỗ lực cố gắng và bám sát kiến thức tốt hơn. Những bài kiểm thường xuyên như kiểm tra miệng, kiểm tra 15' hay 1 tiết các môn cũng là việc khó thích ứng nếu không có sự chuẩn bị tốt từ đầu."
Chị Hồ Xuân Nga , có con đang học lớp 6 tại trường THCS Thanh Xuân (Hà Nội) chia sẻ, vì chủ quan cho rằng chương trình THCS cũng giống như Tiểu học nên không có định hướng cho con ngay từ trong hè, cho tới khi thấy thành tích học tập của con xuống dốc hơn rất nhiều so với ngày trước thì gia đình mới cuống cuồng tìm giải pháp khắc phục cho con.
Thực tế, dù trẻ có năng lực học khá, giỏi từ bậc Tiểu học, nhưng nếu không có sự đồng hành và theo sát của các bậc cha mẹ trong việc lên kế hoạch và định hướng học tập khi bước vào bậc THCS, các em khó có thể duy trì thành tích và lực học của mình.
Cùng con "vực dậy" kiến thức lớp 6 nhờ Bài tập tự luyện
Gần đây, nhiều phụ huynh cùng con học tốt kiến thức lớp 6 với phương pháp tự kiểm tra qua hệ thống Bài tập tự luyện trên các khóa học trực tuyến. Với ưu điểm đánh giá năng lực học sinh chuẩn xác thông qua hệ thống máy tính; số lượng ngân hàng câu hỏi đa dạng, sát với chương trình học trên lớp, nhờ đó, phương pháp này được nhiều cha mẹ có con bước vào lớp 6 lựa chọn làm giải pháp để giúp con được làm quen và cọ xát thường xuyên với chương trình kiến thức ở bậc học mới.
Anh Đình Trung (Nam Từ Liêm, Hà Nội) có con đang học lớp 6, chia sẻ, để học sinh làm quen và bắt nhịp được với yêu cầu mới ở bậc THCS rất mất thời gian. Trong khi đó, lượng kiến thức ở bậc học này không đơn giản. Từ đầu năm học đến nay, bên cạnh các giờ học truyền thống, tôi đã cùng con tự kiểm tra kiến thức thường xuyên qua các bài tập tự luyện qua Chương trình Học Tốt 2019 - khóa học trực tuyến dành cho học sinh lớp 3 đến lớp 9 tại Hệ thống giáo dục HOCMAI. Đến nay, lực học của cháu tiến bộ hơn trước rất nhiều, quan trọng là cháu đã quen dần và bắt kịp được với nhịp học trên lớp.
Cùng chọn học trực tuyến làm phương pháp giúp con làm quen với chương trình THCS, anh Hoàng Công (Nghệ An) có con năm nay lên lớp 6 chia sẻ, anh và vợ luôn bận rộn với công việc kinh doanh, buôn bán nên không có nhiều thời để kèm cặp, hướng dẫn và lên kế hoạch học tập cho con. Thông qua một số phụ huynh, anh biết đến hình thức học trực tuyến và biến nó thành công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc theo sát quá trình học tập của con.
"Cháu được rèn luyện kỹ năng làm bài thi, kiểm tra đánh giá năng lực với những bài kiểm tra 15 phút và 45 phút sau mỗi buổi học. Với chức năng gửi email nhắc nhở làm bài từ hệ thống, tôi có thể chủ động nắm bắt được tình hình học tập của con mà không tốn quá nhiều thời gian. Đồng thời, cháu cũng được tập làm quen dần với các hình thức kiểm tra và đánh giá mới ở lớp 6" - anh Công cho biết thêm.
Hiện nay, học trực tuyến đang là phương pháp học tiện lợi được nhiều phụ huynh tin tưởng, giúp cung cấp nền tảng kiến thức cơ bản, xây dựng chương trình đánh năng lực phù hợp với năng lực của học sinh. Với hình thức này, các em được xây dựng một hệ thống các bài tập tự luyện đa dạng và chất lượng. Từ đó, giúp học sinh làm quen và cọ xát thường xuyên với chương trình kiến thức ở bậc học mới.
Theo GDTĐ
Loạn đồng phục, bỏ quên quyền lợi học sinh Không thể phủ nhận hình ảnh đẹp của hàng nghìn học sinh mặc đồng phục trong trường học. Tuy nhiên, có trường mỗi năm thay đổi đồng phục một lần, chọn mẫu quá rườm rà phụ huynh khó tự may cho con, hoặc trường thu phí cao nhưng chất lượng vải xấu. Thậm chí, có trường quy định mỗi ngày, học sinh mặc...