Làm gì nếu con mất tập trung khi học trực tuyến?
Trẻ mất tập trung, ngáp liên tục, mặt mũi bơ phờ khi học trực tuyến là những biểu hiện cho thấy con đang quá tải. Hình thức giảng dạy này có gì đó chưa phù hợp, cần điều chỉnh.
Trẻ không tập trung khi học trực tuyến thì giáo viên và cha mẹ phải làm gì?
Các nghiên cứu về khả năng tập trung của con người cho thấy, với người lớn, thời gian tập trung sẽ nằm trong khoảng 25-30 phút, tùy người. Chính vì thế, kỹ thuật Pomodoro – một kỹ thuật nổi tiếng giúp nâng cao hiệu suất làm việc, yêu cầu chúng ta chia các ca làm việc dài thành nhiều phiên ngắn khoảng 25 phút và giữa mỗi phiên cần có một quãng thời giản nghỉ ngắn khoảng 5 phút. Sau 4 phiên ngắn vậy, mỗi người cần có ít nhất một phiên nghỉ dài từ 15-20 phút.
Theo kinh nghiệm dạy học của tôi, thời gian các em thực sự tập trung khoảng 15-20 phút, với học sinh trung học từ 12-15 phút, và học sinh tiểu học cần 7-10 phút.
Sau khoảng thời gian tập trung nói trên, các con sẽ có các biểu hiện như ngó nghiêng xung quanh, xin đi vệ sinh hoặc chát chít. Tham gia học cùng con một tiết sẽ thấy, cứ sau khoảng 10 phút là trong lớp thế nào cũng có vài bạn xin đi vệ sinh, hoặc gửi tin nhắn riêng, gửi đường link… để trêu chọc nhau.
Video đang HOT
Dù vô thức, mục đích của tất cả các việc này đều là để tự vệ. Vì sao? Vì sự tập trung của các con đã chạm ngưỡng. Bộ não của các con tự động nghĩ ra các việc đó để thư giãn và tự vệ.
Nhưng, xem ra không phải thầy cô giáo hay bố mẹ nào cũng hiểu được chuyện đó. Mối quan tâm của cô là chạy hết bài, không để cháy giáo án vì sẽ bị phê bình. Còn mối quan tâm của bố mẹ là con học đi, làm bài đi, ngồi yên, không được nghịch.
Vì thế, thường các thầy cô sẽ trách, hoặc dặn dò: “Lần sau con nhớ đi vệ sinh trước khi vào lớp”. Còn bố mẹ sẽ lo lắng và trách mắng con, nhất là khi thấy con nhà người ta vẫn ngồi học, còn con mình không tập trung.
Nhưng cả bố mẹ và thầy cô đâu biết đây là cơ chế tự vệ của cơ thể. Đau bụng, buồn nôn, muốn đi vệ sinh, chảy nước mắt… đều là sự trốn chạy khỏi các đe dọa sinh tồn. Ở đây là đe dọa từ việc phải tập trung quá mức bộ não cho phép, khi tiết học thường kéo dài liên tục từ 35-45 phút, tùy bậc học.
Ai có con đi học, đi mẫu giáo lần đầu sẽ hiểu: Cứ đến lớp là đau bụng hoặc nôn nhưng về nhà là khỏi. Vậy chúng ta phải làm gì khi con mất tập trung khi học trực tuyến? Câu trả lời, tất nhiên là phải bảo vệ con trước các “đe dọa sinh tồn” này. Cụ thể, phải dừng lại để con được thư giãn khoảng 2 phút rồi mới tiếp tục.
Muốn vậy, thầy cô phải thiết kế bài giảng thành các module nhỏ có thời lượng từ 7-10 phút, tùy lứa tuổi. Như thế, một tiết học sẽ gồm 4 module. Giữa các module có khoảng 2 phút giải lao. Các module cũng không được cùng kiểu, cần đan xen nhiều loại khác nhau để tránh sự nhàm chán.
Nói đến đây, người dạy học sẽ biết ngay đó là các module gì. Ngành giáo dục có cả một hệ thống thuật ngữ để gọi tên các hoạt động dạy và học như: hình thành kiến thức, hoạt động, thực hành, trò chơi, vận dụng, củng cố, mở rộng kiến thức… Tùy theo yêu cầu cụ thể mà chọn các module phù hợp để đưa vào bài học.
Trong trường hợp thầy cô không nhận ra sự quá tải của học sinh để dừng lại, bố mẹ phải chủ động xin phép và nhắc con tạm dừng 2 phút để nghỉ. Nếu không ở cạnh con, ít nhất cũng phải dặn dò con có quyền được nghỉ 2 phút sau khi học tập trung từ 7-10 phút. Nếu không là quá sức, trái tự nhiên và phản tác dụng.
Học sinh cũng cần được trang bị kiến thức về khả năng tập trung này khi học trực tuyến để tự bảo vệ mình và nâng cao hiệu quả học tập. Suy cho cùng, sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần của con mới là điều quan trọng nhất.
TP Hồ Chí Minh đề xuất cho học sinh đi học trở lại vào đầu tháng 3
Căn cứ vào công tác phòng chống dịch COVID-19 tại thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh cho rằng việc cho học sinh quay trở lại trường vào ngày 1/3 là phù hợp.
Ngày 23/2, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh đã có báo cáo gửi UBND TP Hồ Chí Minh về công tác chuẩn bị cho học sinh quay lại trường.
Học sinh TP Hồ Chí Minh sẽ trở lại trường vào đầu tháng 3.
Tại báo cáo về công tác chuẩn bị cho học sinh quay lại trường, ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh cho rằng, hiện nay nhu cầu cho trẻ em đến trường là rất lớn, đặc biệt là phụ huynh khối mầm non cần gửi trẻ đến trường để ổn định công việc.
Bên cạnh đó, căn cứ vào công tác phòng chống dịch COVID-19 hiện nay của thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh nhận thấy việc cho học sinh trở lại trường vào ngày 1/3 là phù hợp.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, từ ngày 2/2, toàn bộ học sinh của thành phố ngừng đến trường để phòng chống dịch và chuyển sang hình thức học trực tuyến. Bên cạnh đó, Sở cũng đã ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm cơ chế báo cáo thường xuyên F0, F1, F2 và khai báo y tế khi học sinh đi học trở lại sau Tết Nguyên đán.
Ngay sau Tết Nguyên đán, các cán bộ, chuyên viên của Sở đã đi cơ sở nắm bắt tình hình tổ chức dạy - học trên internet để hỗ trợ thầy cô và từ ngày 22/2 đã đi rà soát, hướng dẫn các trường thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch, sẵn sàng đón học sinh trở lại trường.
Trước đó, UBND TP Hồ Chí Minh đã có quyết định cho học sinh các cấp dừng đến trường đến hết ngày 28/2 và học trực tuyến tại nhà.
Hải Dương: Dự kiến cho học sinh đi học từ ngày 1/3 8 tỉnh, thành phố, trong đó có Hải Dương (trên cơ sở xem xét việc đi học trở lại của từng huyện, thị xã, TP) dự kiến sẽ cho học sinh đi học từ ngày 1/3. Hiện 51 tỉnh, thành phố đã cho học sinh đi học trở lại. Một lớp học trực tuyến của Trường THPT Cẩm Giàng (Hải Dương) Phát biểu...