Làm gì khi trong nhà có 2 người mắc loại ung thư gặp nhiều nhất ở hai giới?
Cháu có bố 56 tuổi bị ung thư đại trực tràng giai đoạn 3, sau phẫu thuật đang được điều trị hoá chất. Chị gái cháu mới đây đi khám cũng phát hiện ung thư đại trực tràng dù không có biểu hiện gì.
Cháu rất lo lắng, không hiểu căn nguyên bệnh do đâu, tiên lượng điều trị như thế nào? Việc cháu có bố và chị gái bị mắc ung thư đại trực tràng thì cháu có nguy cơ mắc bệnh không. Người thân trong gia đình cháu cần làm gì để phòng nguy cơ mắc căn bệnh này. (Hân Nguyễn, Hà Nội).
TS.BS Phạm Văn Bình (ảnh), Giám đốc Trung tâm phẫu thuật nội soi Robot, Bệnh viện K trung ương (Hà Nội) trả lời:
Ung thư đại trực tràng là ung thư đường tiêu hóa thường gặp, khối u ác tính xuất phát từ trong lòng hoặc thành đại tràng hoặc trực tràng.
Nhiều người luôn lo lắng về tính chất gia đình, di truyền của loại ung thư này bởi tỉ lệ ung thư đại trực tràng rất lớn.
Tại Việt Nam, năm 2000, số ca mắc mới ung thư đại trực tràng ở cả 2 giới là 5.400 ca, đến năm 2010 là hơn 13.000 ca và đến năm 2018 đã tăng lên gần 15.000 ca, gấp gần 3 lần trong vòng 18 năm, trong đó có gần 9.300 ca tử vong. Ung thư đại trực tràng là loại ung thư gặp nhiều thứ 4 ở nam giới, đứng thứ 2 ở nữ giới.
Trong gia đình có một người bị ung thư, nhất là ung thư đại trực tràng, những người còn lại đều rất lo lắng. Trường hợp của bạn có cả bố và chị gái cùng bị loại ung thư này, lo lắng là điều khó tránh khỏi.
Nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ từ 1-5% ung thư đại trực tràng có liên quan tính chất gen, gia đình, người có cùng huyết thống.
Vì thế, trong trường hợp có bố và chị gái cùng mắc loại ung thư này, cho thấy có tính chất gia đình. Đây là yếu tố quan trọng để khuyến cáo các thành viên còn lại trong gia đình nên đi khám tỉ mỉ, sàng lọc để kịp thời phát hiện sớm ung thư nếu có.
Video đang HOT
Bạn nên khám sàng lọc sớm ở một trung tâm y tế có chuyên ngành ung bướu, hoặc có thể đến Bệnh viện K để thăm khám.
Ngoài ra, để phòng ung thư đại trực tràng, cần điều chỉnh thói quen trong ăn uống, sinh hoạt. Ung thư đại trực tràng ở nước ta cũng như nhiều nước đang phát triển tăng nhanh do liên quan trực tiếp đến lối sống, chế độ ăn. Người dân dần thích nghi với lối sống của phương Tây, ăn nhiều thịt đỏ, đồ ăn nhanh, lười ăn rau xanh, trái cây. Kèm theo đó là uống rượu, hút thuốc, ít vận động… làm gia tăng tình trạng béo phì. Lối sống không lành mạnh làm gia tăng nguy cơ ung thư nói chung, trong đó có ung thư đại trực tràng.
Để ngừa ung thư đại trực tràng, hãy tăng cường vận động, ăn nhiều rau xanh, hạn chế đồ ăn nhanh, bia rượu. Bên cạnh đó, cần đi khám sức khoẻ định kỳ để được tầm soát, phát hiện sớm nguy cơ ung thư.
Các khối u đại trực tràng ở bệnh nhân trẻ có tốc độ phát triển nhanh hơn những người lớn tuổi và thường được phát hiện ở giai đoạn muộn hơn. Ung thư đại trực tràng có thể phòng ngừa và phát hiện sớm, ở giai đoạn đầu tỉ lệ sống sau 5 năm lên tới 90%; dưới 10% bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn muộn sống quá 5 năm.
Phát hiện bệnh ung thư càng sớm, cơ hội điều trị khỏi càng cao đại đa số bệnh nhân ung thư đại trực tràng được phát hiện ở giai đoạn muộn, khi khối u đã gây nhiều triệu chứng.
Dấu hiệu phổ biến thường gặp của ung thư đại trực tràng gồm: có máu trong phân, chảy máu hậu môn, thay đổi thói quen đại tiện, đau hoặc khó chịu ở bụng, buồn nôn và nôn, có thể tự sờ thấy u, khó nuốt, người mệt mỏi suy nhược, sụt cân không rõ lý do… Vì vậy các bác sĩ khuyến cáo người dân nên khám sức khỏe định kỳ, sau 40 tuổi cần được nội soi đường tiêu hóa để kiểm tra, phát hiện nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Hầu hết các ca mắc thường không có nguyên nhân rõ ràng, tuy nhiên những trường hợp sau có nguy cơ cao hơn ở những đối tượng sau: Ngoài 50 tuổi; Gia đình có tiền sử bị bệnh này; Có tiền sử polyp đại tràng; Đã từng mắc chứng viêm ruột; Có lối sống không lành mạnh.
Con trai liên tục than đau chân nhưng mẹ vẫn làm ngơ, đi viện khám mới "tá hỏa" phát hiện con mắc loại ung thư ác tính này
Do chủ quan nghĩ là loại đau vặt thông thường ai cũng mắc này, người mẹ đã không cho con đến bệnh khám sớm nên dẫn đến sự việc đau lòng này.
Sức khỏe bé sơ sinh bị bỏ rơi 3 ngày dưới hố gas diễn biến xấu Trạng thái sức khỏe ở mốc tuổi 50 rất quan trọng
Theo tờ Aboluowang đưa tin, Li Liang vốn là một cậu bé năng động, hoạt bát và hiện đang trong giai đoạn dậy thì. Nhờ mỗi ngày chơi bóng rổ đều đặn nên dù chỉ mới 14 tuổi, cậu đã cao đến 1,7m vượt các bạn cùng trang lứa.
Vào một hôm, cậu đến gặp mẹ nói rằng: "Mẹ ơi dạo này chân con đau quá, không biết có mắc bệnh gì hay không". Đáp lại lời của con trai, người mẹ chỉ bảo chắc do chơi thể thao quá sức nên đau chân thôi nên cứ nghỉ ngơi là hết. Mà một phần chắc cũng do con đang dậy thì nên hay đau nhức là bình thường, không có gì phải làm quá lên.
Hình chụp Xquang bên trong xương của Li Liang cho thấy chân cậu đang sưng rất nặng do ung thư.
Tuy nhiên cơn đau chân của cậu cứ ngày một tăng chứ không có dấu hiệu thuyên giảm. Bố Li Liang cứ thấy con mình đi khập khiễng nên đến gần hỏi thăm và đột ngột phát hiện có những cục u lớn trên chân. Biết không thể chậm trễ được nữa, bố mẹ liền tức tốc đưa cậu đến bệnh viện để kiểm tra.
Qua chẩn đoán sơ bộ, bác sĩ nói rằng cơn đau của Li Liang không phải là đau nhức thông thường mà nó chính là ung thư xương ác tính. Điều đáng nói ở đây, chính mẹ cậu đã nhầm lẫn với cơn đau tăng trưởng khi dậy thì nên đã gián tiếp cản trở con phát hiện bệnh sớm, đến bây giờ thì khả năng chữa khỏi gần như không còn nữa...
Cần phân biệt giữa đau tăng trưởng ở trẻ và ung thư xương
Theo ông Lei Zixiong - phó bác sĩ Khoa ung thư xương thuộc Bệnh viện Liên kết thứ ba của Đại học Y phía Nam (Trung Quốc) cho hay, hiện nay rất nhiều ông bố bà mẹ nhầm lẫn giữa ung thư xương với cơn đau tăng trưởng ở trẻ khi dậy thì. Chính vì thế nên họ đã vô tình không đưa con đi khám sớm và khiến bệnh nặng hơn.
Cụ thể, đau tăng tưởng sẽ gây ra cảm giác đau tức, mỏi ở chân khi trẻ đang ở độ tuổi dậy thì. Theo thống kê thì có tới 40% trẻ em đều mắc phải chứng này khi đang phát triển cơ thể, rõ nhất thường trong giai đoạn trẻ từ 3 - 5 tuổi và 8 - 12 tuổi. Cơn đau thường tập trung ở khớp và đầu gối, đặc biệt sẽ đau nhức dữ dội vào ban đêm.
Đau nhức do ung thư xương sẽ ngày càng dữ dội và làm trẻ không thể ngủ ngon vào buổi đêm.
Về ung thư xương, nó còn được biết đến là loại ung thư ở trong các tế bào tạo ra xương. Nguyên nhân gây bệnh thường do các tế bào tạo ra khối u ác tính thay vì tế bào xương mới. Bất kỳ phần xương nào cũng có nguy cơ mắc bệnh, nhất là ở xương cánh tay, xương chân hoặc những vùng ở đầu gối.
"Trước đây tỷ lệ mắc ung thư xương ở trẻ tương đối hiếm, nhưng trong 10 năm qua thì con số này ngày một tăng dần. Đa phần là do cha mẹ nhầm lẫn bệnh này thành cơn đau thông thường ở con mình, lâu dần làm bệnh tăng nặng nên không thể chữa khỏi nữa" - Ông Lei Zixiong chia sẻ.
Phân biệt giữa đau do ung thư xương và đau tăng trưởng
Theo ông Lei, muốn phân biệt giữa 2 loại này không khó, chỉ cần cha mẹ để ý đến con mình là được. Nói chung cả 2 đều gây đau ở xương khớp nhưng đau do tăng trưởng hay chơi thể thao sẽ biến mất sau khi nghỉ ngơi, còn đau do ung thư xương sẽ ngày càng nặng thêm và xuất hiện nhiều khối u.
Ngoài ra, ung thư xương còn gây đau quằn quại vào đêm làm con trẻ không thể ngủ được. Nếu bố mẹ thấy con mình đau chân liên tục thì cần đưa đến bệnh viện khám gấp chứ không được chần chừ.
Trong những năm 1970, tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh này là dưới 10%. Nhưng với sự phát triển của y học ngày nay, con số này đã tăng lên đến 60 - 70% nếu phát hiện kịp thời. Phương pháp điều trị thường là hóa trị và phẫu thuật loại bỏ các khối u một cách triệt để nhất.
"Việc điều trị ngày trước đơn giản là cắt luôn phần xương bị ung thư khiến bệnh nhân có thể cụt chân, tay sau khi chữa. Nhưng bây giờ 90% bệnh nhân sẽ khỏi mà không phải cắt bỏ phần nào cả. Đừng vì một chút chủ quan mà khiến con bạn phải mất cả tương lai" - Ông Lei nhấn mạnh.
Tiêu diệt tế bào ung thư bằng cách khiến chúng..."ăn thịt" chính mình Nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Neurociències (INc-UAB) đã khai phá ra một chiến thuật mới để điều trị ung thư, đó là khiến chúng... tự "ăn thịt" mình. Theo thông tin được công bố trên tạp chí khoa học Autophagy, nhóm tác giả đã sử dụng 1 loại thuốc chống ung thư đang được thử nghiệm mang tên ABTL0812,...