Làm gì khi trẻ lỡ nuốt phải hóa chất?
Trong lúc chơi đùa, bé trai Đặng B. A (21 tháng) đã cho vào miệng chiếc chén mà gia đình từng dùng để đựng thuốc tẩy rửa bồn cầu nhưng chưa kịp rửa sạch khiến vùng miệng bị tổn thương.
Phải để trẻ tránh xa các hóa chất.
Trẻ bị loét miệng – hạ họng thanh môn và loét thực quản-dạ dày
Do nuốt phải hóa chất tẩy rửa nên môi của bé sưng, bé nôn trớ nhiều, gia đình biết con bị ngộ độc đã đưa cháu đến Bệnh viện Nhi Trung ương để cấp cứu. Bé A nhập viện trong tình trạng miệng họng có nhiều vết trợt loét.
Tại khoa Cấp cứu chống độc, các bác sĩ đã xử trí cấp cứu ban đầu và đánh giá trẻ không có dấu hiệu suy hô hấp, suy tuần hoàn và không có thủng nội tạng. Trẻ được lên kế hoạch nội soi tai mũi họng và nội soi đường tiêu hóa trên trong vòng 24 giờ sau cấp cứu.
Kết quả cho thấy, bé A. bị tổn thương vùng miệng và hạ họng thanh môn phù nề xung huyết; loét thực quản-loét dạ dày độ 2b-3a. Cháu bé được chuyển lên theo dõi tại khoa Tiêu hóa-Trung tâm Gan mật-Tiêu hóa-Dinh dưỡng.
Bác sĩ CKII Đặng Thúy Hà, Phó trưởng khoa Tiêu hóa, Trung tâm Gan mật-Tiêu hóa-Dinh dưỡng chia sẻ: Tại khoa Tiêu hóa, các bác sĩ tiếp nhận một số trường hợp trẻ nuốt phải chất ăn mòn (phổ biến nhất là axit) gây tổn thương nghiêm trọng ở thực quản và dạ dày. Mức độ tổn thương phụ thuộc vào số lượng, độ pH, dạng vật lý (rắn/lỏng) của chất ăn mòn và thời gian tiếp xúc với niêm mạc.
Cách sơ cứu đúng nhất
Video đang HOT
Trong trường hợp bé A. do tổn thương dạ dày ở mức độ 2b -3a nên đã được sử dụng kháng sinh, thuốc ức chế bơm proton, dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch và Solumedrol liều cao trong 3 ngày theo khuyến cáo. Dự kiến, bệnh nhi sẽ được nội soi lại sau 4 tuần để đánh giá lại tổn thương và có kế hoạch điều trị tiếp theo.
Theo bác sĩ Hà, khi trẻ nuốt phải những hóa chất có tính ăn mòn thì việc đầu tiên là cần sơ cứu sớm để tránh tổn thương sâu.
Các bác sĩ khuyến cáo cần rửa, súc họng, miệng bằng nước muối loãng ấm hay dung dịch trung hòa như dung dịch Bicarbonat Na; giảm đau và sau khi sơ cứu cần chuyển ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trịviệc nuốt phải chất ăn mòn (phổ biến nhất là axit) gây tổn thương nghiêm trọng ở thực quản và dạ dày.
Mức độ tổn thương phụ thuộc vào số lượng, độ pH, dạng vật lý (rắn / lỏng) của chất ăn mòn và thời gian tiếp xúc với niêm mạc. Người lớn nên nhanh chóng quan sát thứ cháu uống nhầm là chất gì. Thông tin này rất quan trọng trong việc xử lý ban đầu cũng như cung cấp cho bác sĩ khi bé nhập viện.
Những thói quen tai hại của người lớn vô tình đẩy con trẻ rơi vào nguy hiểm
Nhiều vụ trẻ bị ngộ độc, ngoài nguyên nhân do tuổi còn nhỏ, có tính tò mò và chưa phân biệt được các loại hóa chất độc hại, còn phải nhắc đến sự chủ quan, lơ là, thiếu cẩn thận của người lớn khiến trẻ rơi vào nguy kịch, thậm chí mất mạng.
Mới đây, một bé trai 21 tháng tuổi được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng miệng phồng rộp, có nhiều vết loét.
Khai thác tiểu sử được biết, trước đó, trong lúc chơi đùa ở nhà, cậu bé đã cho vào miệng chiếc chén mà gia đình từng dùng để đựng thuốc tẩy rửa bồn cầu nhưng chưa kịp rửa sạch.
Việc uống nhầm loại thuốc tẩy rửa này khiến bệnh nhi bị tổn thương nghiêm trọng vùng miệng, hạ họng; thực quản và dạ dày có nhiều vết loét. Bé phải nhập viện để điều trị và theo dõi sức khỏe.
Trên thực tế, việc trẻ nhỏ gặp họa khi ăn, uống nhầm các loại thuốc, dung dịch cọ rửa, bột thông cống, axit, xăng dầu, thuốc diệt cỏ và các hóa chất độc hại không phải là hiếm. Như trường hợp bệnh nhi 15 tháng tuổi ở Long An đã rơi vào tình trạng nguy kịch khi "tu" nhầm thuốc trừ sâu được đựng trong vỏ chai nước ngọt.
Hay trường hợp bé trai 2 tuổi ở Hà Nội được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cấp cứu trong tình trạng ngủ mê mệt sau khi nhai 3 viên thuốc ngủ của người lớn vì tưởng là... kẹo.
Các loại thuốc, hóa chất độc hại cần để xa tầm tay của trẻ nhỏ. Ảnh minh họa
BS CKII Đặng Thúy Hà, Phó Trưởng Khoa Tiêu hóa (Trung tâm Gan mật - Tiêu hóa - Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, tại đây, các bác sĩ đã từng tiếp nhận một số trường hợp trẻ uống nhầm phải chất ăn mòn (phổ biến nhất là axit) gây tổn thương nghiêm trọng ở thực quản và dạ dày.
Bên cạnh đó, hiện tượng ngộ độc do uống, nhai nhầm thuốc tây ở trẻ em cũng rất phổ biến. Theo đó, nguyên nhân dẫn đến những sự việc trên là do trẻ còn nhỏ, có tính tò mò và chưa ý thức phân biệt được các loại hóa chất độc hại.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng phải nhắc đến sự chủ quan, lơ là, thiếu cẩn thận của những gia đình có trẻ nhỏ khiến trẻ rơi vào nguy kịch, thậm chí mất mạng.
Chẳng hạn với ngộ độc thuốc, BS Cao Thu Quế, Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn) cho rằng, thực tế, rất nhiều loại thuốc có màu sắc bắt mắt khiến trẻ dễ nhầm là kẹo. Trong khi đó, không ít phụ huynh lại thiếu kiến thức hoặc chủ quan để thuốc trong tầm với của trẻ, đặc biệt là các loại thuốc an thần.
Còn với các ca ngộ độc hóa chất được ghi nhận, phần lớn trong số đó là do trẻ uống nhầm hóa chất đựng trong các loại cốc chén, chai lọ, nhất là chai nước ngọt đã dùng hết nhưng không cất cẩn thận hoặc có cất nhưng vẫn trong tầm với của trẻ.
Trước đó, nhiều chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo về việc tái sử dụng các vỏ chai nhựa để chiết, đựng xăng dầu, hóa chất là mối tiềm ẩn rất nguy hại với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, đây vẫn là thói quen khó bỏ của nhiều gia đình, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi.
Điều tai hại hơn là khi dùng lại các chai nhựa này, nhiều người vẫn để nguyên nhãn mác như nước có thể sử dụng khiến ngay cả trẻ lớn cũng dễ bị uống nhầm dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
Theo BS Đặng Thúy Hà, khi trẻ không may nuốt phải những hóa chất có tính ăn mòn, việc đầu tiên là cần sơ cứu sớm để tránh tổn thương sâu. Cùng với đó, người lớn nên nhanh chóng quan sát thứ các bé uống nhầm là chất gì. Thông tin này rất quan trọng trong việc xử lý ban đầu cũng như cung cấp cho bác sĩ khi bệnh nhi nhập viện.
Để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra với trẻ, các chuyên gia khuyến cáo, với những gia đình có trẻ nhỏ, bố mẹ cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Thuốc, hóa chất gây nguy hiểm cần được đặt xa tầm tay trẻ em, tốt nhất nên cất ở những nơi kín đáo, trẻ ít có cơ hội tiếp xúc. Nếu cẩn thận hơn, có thể để trong hộp có khóa để trẻ không mở lấy ra được.
- Không nên đựng hóa chất trong vỏ chai đựng nước uống để tránh các nhầm lẫn có thể xảy ra.
- Không để thuốc, hoá chất gần thức ăn, thức uống, nơi trẻ dễ nhìn thấy. Bất cứ loại thuốc nào không sử dụng hoặc đã hết hạn cần vứt bỏ không nên để cho trẻ chơi.
- Các bé ở độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo cần có người lớn hoặc các anh chị lớn theo dõi và chăm sóc khi vui chơi. Với những trẻ lớn hơn, đã biết đọc chữ, cần dạy trẻ về những loại hóa chất độc hại. Dạy trẻ cách nhận diện và phân biệt với các loại đồ ăn có hình dáng tương tự.
- Đặc biệt, trong quá trình cho trẻ uống thuốc, nhiều bố mẹ hay nói đó là kẹo để trẻ dễ uống. Tuy nhiên, đây là sai lầm nên bỏ vì sau này, có thể trẻ sẽ nghĩ một loại thuốc nào đó cũng là kẹo dẫn đến việc ăn thử và có thể gây ra ngộ độc nếu là thuốc không dùng cho trẻ nhỏ.
Gia đình bất cẩn, bé trai 21 tháng tuổi phải nhập viện do uống nước tẩy rửa bồn cầu Trong lúc chơi đùa, bé trai Đ.B.A (21 tháng tuổi) đã cho vào miệng chiếc chén mà gia đình từng dùng để đựng thuốc tẩy rửa bồn cầu. Bé trai được điều trị tại BV Nhi Trung ương. Sau khi uống phải nước tẩy rửa bồn cầu, môi của bé sưng và nôn nhiều. Gia đình biết con bị ngộ độc đã đưa...