Làm gì khi mắt bị lẹo?
Việc tự ý bóp nặn, chườm nóng hay bôi dầu vào lẹo mắt có thể gây viêm tấy, bội nhiễm…
tạo bệnh cảnh khá đặc biệt là viêm mô mềm trước vách ngăn, áp xe mi.
Lẹo là viêm cấp có mủ ở nang lông mi, thường do cầu khuẩn gây nên. Ảnh: Shutterstock.
TS.BS Hoàng Cương, Bệnh viện Mắt Trung ương, cho biết lẹo là viêm cấp có mủ ở nang lông mi, thường do cầu khuẩn ( liên cầu, tụ cầu) gây nên. Đây là viêm cấp nên bờ mi có mụn đỏ, sưng đau và hóa mủ nhanh trong vài ngày.
Giai đoạn toàn phát sẽ xuất hiện mụn mủ ở chân lông mi, mủ màu vàng hoặc trắng to bằng hạt gạo, gây đau đớn, đặc biệt khi va chạm hay sờ nắn vào. Ở giai đoạn này, lẹo thường tự vỡ mủ vào ban đêm. Khi ngủ dậy, bạn sẽ thấy máu mủ còn đọng lại ở chân lông mi.
“Lẹo có thể tự khỏi nhưng để lại sẹo xấu (dân gian gọi là ve mắt) gây lệch hướng một số lông mi bên cạnh, cá biệt có thể gây quặm. Do nang mủ vẫn có thể còn sót lại nên chúng có xu hướng sẽ tái phát cùng vị trí”, BS Cương phân tích.
Bác sĩ nhấn nhạnh nếu người dân tự ý bóp nặn, chườm nóng hay bôi dầu có thể gây viêm tấy, bội nhiễm tạo nên bệnh cảnh khá đặc biệt là viêm mô mềm trước vách ngăn, áp xe mi hoặc viêm tổ chức hốc mắt.
Lúc này, bệnh nhân bị sưng húp mi mắt, hẹp khe mi, có sốt, điều trị mất nhiều thời gian và công sức hơn, phải dùng kháng sinh toàn thân, phẫu thuật chích, dẫn lưu mủ.
Video đang HOT
Lẹo có thể tự khỏi nhưng để lại sẹo xấu (dân gian gọi là ve mắt) gây lệch hướng một số lông mi bên cạnh, cá biệt có thể gây quặm. Ảnh: Hodhod.
Vì vậy, khi điều trị, người dân nên lưu ý:
Giai đoạn sớm chưa tạo khối mủ, trong 5 ngày đầu: Chườm ấm tại chỗ để tăng thực bào và miễn dịch, tiêu viêm. Dùng thuốc tra nhỏ có kháng sinh và cortisol kết hợp với thuốc mỡ tra và bôi tại chỗ vào ban đêm. Với lẹo do mầm bệnh là cầu khuẩn nên có thể uống kháng sinh nhóm Macrolite( Erythromycine), Cephalosporin( cephalexine).
Giai đoạn tạo mủ: Có đầu mủ hoặc nang mủ rõ khi thăm khám thì chích tháo mủ là phương án ưu việt. Bệnh nhân sẽ được gây tê, chích tháo mủ, nạo bỏ tổ chức hạt và hoại tử, băng ép trong vài tiếng. Sau đó, dùng thuốc tra nhỏ, thuốc mở thêm vài ngày. Thường không cần dùng thêm kháng sinh đường toàn thân trừ khi có abces hay đa ổ lẹo.
Giai đoạn muộn hoặc đã có biến chứng: Phải dùng kháng sinh đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch, chích rạch dẫn lưu mủ, điều trị nội trú.
Bác sĩ Cương khuyến cáo việc ăn uống, dinh dưỡng khá quan trọng để phòng lẹo tái phát. Chế độ ăn nhiều đường, đạm, đồ nếp… có thể gây ra lẹo mắt liên tục. Do vậy, người dân nên giảm ăn ngọt, uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, uống vitamin C để phòng tái phát.
Trẻ ăn sữa ngoài thường có miễn dịch kém, táo bón cũng là yếu tố gây lẹo phát triển. Cha mẹ nên đổi sữa ít đạm, chọn loại có nhiều chất xơ, chống táo bón. Cuối cùng, cũng bạn cần vệ sinh mắt tốt, đặc biệt là vùng bờ mi.
Viêm họng ở trẻ em có lây không?
Viêm họng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là ở trẻ có sức đề kháng kém.
Nếu trẻ bị viêm họng tái đi tái lại nhiều lần sẽ khá nguy hiểm, vì có thể dẫn tới viêm họng mạn tính, gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe của trẻ.
Nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm họng ở trẻ. Các tác nhân gây viêm họng thường tấn công cơ thể khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi hoặc hệ miễn dịch suy yếu. Trong đó viêm họng ở trẻ thường gặp là do các nguyên nhân sau:
- Do virus: Virus xâm nhập gây suy giảm sức đề kháng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Các virus gây viêm họng ở trẻ như: Virus cúm, virus sởi; vi khuẩn phế cầu, tụ cầu, liên cầu...
- Do thay đổi thời tiết: Trẻ thường bị viêm họng trong những ngày đầu tiên chuyển lạnh, những ngày ẩm ướt hoặc khi thời tiết nóng đột ngột. Bệnh thường kéo dài trong khoảng một tuần, nhưng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời thì bệnh có thể kéo dài lâu hơn.
- Do tiếp xúc nhiều với môi trường ô nhiễm: Khói bụi, khói thuốc, khói than... sẽ gây cản trở hô hấp và gây viêm họng.
Ngoài ra, trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém, ít vệ sinh răng miệng... cũng có khả năng bị viêm họng.
Người bị viêm họng thường cảm thấy ngứa bên trong cổ, đau rát, sưng tấy vòm họng, ho nhiều... Nếu không được điều trị, bệnh có thể biến chứng thành viêm amidan, viêm phế quản, viêm xoang...
Viêm họng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là ở trẻ có sức đề kháng kém. Ảnh minh họa.
Viêm họng có lây không?
Trên thực tế cho thấy, đại đa số trẻ bị viêm họng là do virus, vi khuẩn. Những tác nhân này trú ngụ trong nước bọt, đờm, dịch mũi... của người bệnh, nếu tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh, dùng chung đồ dùng cá nhân hoặc ăn uống chung với họ đều có thể bị lây bệnh.
Như vậy, vấn đề viêm họng có bị lây hay không phụ thuộc rất nhiều vào tác nhân gây bệnh. Nếu viêm họng do dị vật, chấn thương, ngộ độc, dị ứng thì không thể lây nhiễm, nhưng viêm họng do virus hay vi khuẩn thì sẽ rất dễ bị lây nhiễm.
Khả năng lây nhiễm viêm họng phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây ra bệnh. Theo đó, các trường hợp viêm họng do virus, vi khuẩn đều có thể lây nhiễm cho người khác qua 2 con đường:
- Tiếp xúc trực tiếp
Môi trường sống của người bệnh có thể tạo điều kiện thuận lợi để virus, vi khuẩn gây viêm họng lây lan. Vì thế, nếu sống chung với người bệnh thì có thể bị lây viêm họng qua giọt bắn mũi họng của người bệnh phát ra không khí khi họ sổ mũi, hắt hơi, ho, nói chuyện...
- Tiếp xúc gián tiếp
Vật dụng cá nhân của người bị bệnh cũng có thể là nơi ẩn náu của virus, vi khuẩn gây viêm họng. Nếu người bình thường tiếp xúc với những vật dụng này thì nguy cơ bị lây viêm họng cũng rất cao.
Cách phòng tránh viêm họng cho trẻ
Đưa trẻ đi khám định kỳ thường xuyên, qua đó các bác sĩ sẽ có những đánh giá tổng quát về sức khỏe của trẻ, cần bổ sung đủ chất cho trẻ để giúp trẻ tăng sức đề kháng.
Ngoài ra cần lưu ý những điều sau:
- Giữ vệ sinh cho trẻ: Vệ sinh cơ thể sạch sẽ: Dạy trẻ cách rửa tay sạch sẽ, người lớn cũng cần rửa tay sạch trước khi tiếp xúc với trẻ để tránh lây truyền vi khuẩn cho trẻ. Không tắm cho trẻ ngay sau khi trẻ vận động nhiều hoặc đổ nhiều mồ hôi, vì điều này sẽ dẫn đến tình trạng thân nhiệt bị thay đổi đột ngột, gây ra viêm họng hoặc cảm lạnh ở trẻ.
Vệ sinh đồ chơi, các vật dụng trẻ hay dùng bằng nước muối để loại bỏ vi khuẩn cho trẻ.
- Tránh để trẻ tiếp xúc với luồng gió mạnh hay nhiệt độ thay đổi đột ngột: Khi ngủ nên cho quạt ở ngoài màn để cản bớt gió, nhiệt độ điều hòa cần duy trì ở mức 25 - 26 độ C, tránh sự chênh lệch nhiệt độ với bên ngoài phòng. Không để trẻ quá nóng hoặc quá lạnh, nếu nóng quá trẻ sẽ tiết nhiều mồ hôi, mồ hôi không được thoát ra ngoài sẽ ngấm ngược lại và gây viêm họng.
Thuốc và các phương pháp điều trị nhiễm trùng huyết do liên cầu Nhiễm trùng huyết do liên cầu dù ở bất kỳ mức độ nào cũng có khả năng đe dọa đến tính mạng người bệnh. Với sự tiến bộ của các phương pháp chẩn đoán, trang thiết bị hỗ trợ hiện đại và kháng sinh, ngày nay, việc điều trị bệnh nhiễm trùng huyết do liên cầu cải thiện rõ rệt, giảm tỷ lệ...