Làm gì để ứng phó trước một lớp học “hỗn loạn”
Chia sẻ một tình huống, câu chuyện thực địa trực tiếp chứng kiến tại một lớp học có thể khiến giáo viên bất lực, 2 giảng viên của Trường ĐH Thành Đô đã chia sẻ giải pháp của mình và cho rằng, việc truyền cảm hứng, phát huy tính tích cực của người học để tạo động lực cho người học là điều kiện tiên quyết cho thành công trong dạy học.
Ảnh minh họa/internet
Từ tình huống có thực
Th.S Nguyễn Thị Bích và Th.S Phan Thị Phương Thảo – Khoa Du lịch – Ngoại ngữ (Trường ĐH Thành Đô) ghi lại một tình huống được chứng kiến trong lớp học.
Tại lớp học này, giáo viên đã tích hợp một loạt các phương pháp giảng dạy truyền thống và đổi mới. Cô đã kết hợp một bài giảng ngắn gọn, đặt câu hỏi hay với các nội dung hấp dẫn, cố gắng tạo tình huống thảo luận. Giảng viên thực sự đã nỗ lực để thu hút sinh viên, mặc dù vậy lớp học vẫn hỗn loạn.
Một lớp học với 28 sinh viên trong lớp chia làm 4 nhóm để thảo luận. Một cô gái đang kẻ mắt, tô son, miệng cô vẫn trò chuyện thản nhiên với hai nam sinh cùng bàn. Các thành viên khác người quan sát, người hùa theo.
Hai chàng trai và một cô gái phía sau lớp đang bàn tán chủ đề về vòng chung khảo cuộc thi Miss của trường diễn ra vào cuối tuần. 1 nhóm muốn thể hiện mình có quan tâm đến đề tài được giao nên có người đã nói câu lớn trả lời một cách tự do.
Một cô gái ngồi phía cuối lớp học, hoàn toàn cô lập bản thân và không thể hiện một hoạt động giao tiếp nào với bạn bè hay giáo viên của mình.
Một nhóm khác ngồi ở bàn phía trước lớp, họ không chia sẻ ý kiến và dường như không kết nối. Một bạn nữ khác đeo tai nghe và hát trong suốt thời gian học.
Một cô gái khác đứng dậy và đi vòng quanh phòng. Cô ấy được yêu cầu ngồi xuống. Cô ấy làm, nhưng 5 phút sau đứng dậy và đi vòng vòng nữa, sau đó trở về chỗ và rõ ràng không quan tâm đến cuộc thảo luận trên lớp.
Một cậu bé ở giữa lớp phủ đầu bằng mũ, cúi xuống bàn và ngủ; hai cô gái khác cùng bàn cùng trò chuyện về ban nhạc mà họ hâm mộ tới Việt Nam đêm nay.
Video đang HOT
Giáo viên làm gì với một lớp như thế này? Đây là một tình huống rắc rối mà giáo viên thường gặp phải đặc biệt với những giáo viên trẻ mới đứng lớp.
Truyền cảm hứng
Một số đề xuất trong việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào việc truyền cảm hứng cho người học được Th.S Nguyễn Thị Bích và Th.S Phan Thị Phương Thảo đề xuất. Theo đó, điều đầu tiên là cần kích thích tính tò mò nhận thức và chỉ cho người học lợi ích của nội dung học.
Thứ hai, biết giao tiếp sư phạm hiệu quả, tạo được bầu không khí thân thiện trong lớp học.
Thứ ba, sử dụng các phương pháp dạy học và các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực của người học.
Muốn làm được vậy, người giảng viên cần: Biết giao nhiệm vụ rõ ràng cho người học; giảng viên cần biết phản hồi sự tham gia với nghệ thuật sư phạm cao; cần thiết phải biết tạo áp lực nhẹ cho người học thông qua thủ thuật “bỏ bom” vào bất cứ người học nào trong lớp hay thủ thuật thông qua “khoảng lặng trước cơn bão” (hỏi xong lướt nhìn toàn bộ lớp và chú ý hơn vào người học ít phát biểu và chờ đợi các cánh tay giơ lên hay “bỏ bom” theo ý đồ của giảng viên);
Kích thích sự tham gia thông qua các câu hỏi thiếu thông tin (điền khuyết, câu hỏi nhiều lựa chọn).
Giảng viên cần biết đặt các câu hỏi dẫn dặt. Loại câu hỏi kiến thức hướng vào cái gì, ở đâu, khi nào chủ yếu là câu hỏi mở đầu dành cho tất cả đối tượng đặc biệt là người học có năng lực học tập hạn chế. Logic tiến hành bài học cần được chuẩn bị kỹ và áp dụng khoa học, phù hợp.
Giảng viên cần thu hút sự tham gia của người học vào cuộc tranh luận thân thiện; duy trì hứng khởi, tiếp thêm năng lượng cho người học.
Giao tiếp thân thiện, mối tương tác giữa giảng viên và người học là vô cùng quan trọng trong việc huy động sự tham gia của người học trong lớp.
“Chúng ta nhớ lại trong hóa học có các nguyên tố gọi là khí trơ, đây là những nguyên tố không tham gia vào phản ứng hóa học. Nó giúp tôi liên tưởng đến trong việc giảng dạy.
Nếu người học thực sự không muốn học, không thích học thì dù người giảng viên có sử dụng phương pháp hướng dẫn nào cũng khó để có được hiệu quả. Việc truyền cảm hứng, phát huy tính tích cực của người học để tạo động lực cho người học là điều kiện tiên quyết cho thành công trong dạy học” – 2 giảng viên chia sẻ.
“Huy động sự tham gia của người học vào bài học nói riêng và các hoạt động học trên lớp nói chung là một kỹ thuật và nghệ thuật. Muốn thực hiện được điều đó, giảng viên cần có bài giảng lên lớp phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học.
Bài giảng đó giống như một kịch bản với ba màn: Màn 1 chiếm khoảng 3-5 phút dành cho việc khởi động để thu hút sự tập trung của tất cả các thành viên vào chủ đề bài học. Màn 2 là màn “tổ chức hoạt động học trên lớp” cho người học với các phương pháp và kỹ thuật dạy học hiệu quả, huy động sự tham gia tích cực của người học.Màn cuối dành khoảng 5 phút giảng viên phải chốt lại được nội dung cốt lõi cần ghi nhớ của bài học”.
Th.S Nguyễn Thị Bích và Th.S Phan Thị Phương Thảo
Hải Bình (ghi)
Theo giaoducthoidai
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: "Ai có thể chịu trách nhiệm để đất nước thực sự giàu hơn?"
Đó là lời nhắn nhủ của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tới các bạn học sinh, sinh viên trong chương trình "Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên 2018".
Sáng nay (16/12), chương trình "Ngày hội khởi nghiệp quốc gia học sinh, sinh viên 2018" diễn ra tại Hội trường lớn trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Tham dự buổi lễ có ông Vũ Đức Đam - Phó Thủ tướng Chính phủ, ông Phùng Xuân Nhạ - Bộ trưởng bộ GD&ĐT, GS.TS Trần Thọ Đạt - Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân cùng đông đảo giảng viên, sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Trăn trở về đề án quốc gia khởi nghiệp trong khuôn khổ giảng đường đại học, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có những chia sẻ thiết thực về chương trình với sinh viên và giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Theo đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: "Mục tiêu của đề án chính là khơi dậy tinh thần khát vọng của học sinh, sinh viên, qua đó tạo động lực thúc đẩy học sinh, sinh viên dám nghĩ dám làm để những ý tưởng có thể trở thành sự thực. Đồng thời, kêu gọi các tổ chức tích cực đầu tư cho những ý tưởng xuất sắc nhất".
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại chương trình.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đặt ra một câu hỏi về việc "Ai có thể chịu trách nhiệm để đất nước thực sự giàu hơn?". Trả lời câu hỏi, theo Phó Thủ tướng, đó chính là những người trẻ có khát vọng và trong những người trẻ đấy trước hết là người được Đảng, Nhà nước, được nhân dân, được cộng đồng tạo mọi điều kiện cả về vật chất và tinh thần để bước được vào các trường Đại học hàng đầu. Khi đã có khát vọng cháy bỏng, khi thất bại những người trẻ ấy vẫn có thể vực dậy để vươn lên.
Trong buổi lễ khai mạc chương trình, Phó Thủ tướng mong muốn sinh viên khi bước ra làm kinh doanh hãy trang bị đầy đủ những kiến thức: "Cùng với đó, những lãnh đạo nhà trường kể cả những người lão thành hãy là những người tiên phong gạt bỏ những cách giáo dục thụ động, cùng với sinh viên có cách giảng dạy sáng tạo và thực tiễn. Đó chính là mục tiêu cao cả cho mục đích thầy và trò cùng học".
Phó Thủ tướng cũng hi vọng sinh viên có thể nuôi dưỡng thật nhiều những ý tưởng sáng tạo. Đó chính là nguồn để đất nước có thêm thật nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Phùng Xuân Nhạ - Bộ trưởng bộ GD&ĐT yêu cầu các trường đại học cần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao giúp các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp khởi nghiệp tăng trưởng một cách bền vững.
Bộ trưởng bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đánh giá cao những đóng góp của học sinh, sinh viên trong ngày hội khởi nghiệp
Theo đó, Bộ trưởng đánh giá cao những đóng góp của học sinh, sinh viên trong ngày hội khởi nghiệp quốc gia học sinh, sinh viên 2018: "Sau 1 năm triển khai đề án 1665, các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp trong ngành giáo dục có những chuyển biến tích cực, minh chứng là các dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên trong cả nước mang đến trưng bày thông qua các gian hàng tại ngày hội khởi nghiệp quốc gia 2018. Đặc biệt là có sự góp mặt của các dự án khởi nghiệp đến từ học sinh THPT".
Theo Bộ trưởng, ngày hội chính là cơ hội để học sinh, sinh viên trong cả nước học hỏi kinh nghiệm, và được truyền cảm hứng khởi nghiệp từ những sinh viên đã có dự án khởi nghiệp thành công, từ những chuyên gia diễn giả đến từ những doanh nghiệp, cơ sở giáo dục... Đây cũng là dịp tốt để các doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình những dự án khởi nghiệp tốt, có khả thi trong vòng chung kết cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên 2018.
Ông Nhạ cũng cho biết thêm, bộ GD&ĐT chính thức đưa cổng thông tin khởi nghiệp quốc gia học sinh, sinh viên vào khởi động. Thời gian tới, bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục phối hợp cùng với các bộ ngành trung ương, địa phương, các tổ chức hỗ trợ ươm tạo khởi nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế, các doanh nhân, các nhà đầu tư, chỉ đạo các nhà trường tiếp tục triển khai mạnh mẽ các giải pháp của đề án 1665 nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh, sinh viên trang bị tốt kiến thức kỹ năng khởi nghiệp, tạo ra những doanh nghiệp khởi nghiệp có giá trị cho cộng đồng và xã hội.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng bộ GD&ĐT cùng các nhà tài trợ chạm tay vào quả cầu chính thức khai mạc chương trình.
Mang tới ngày hội dự án "Tư vấn và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên", bạn Nguyễn Thị Thanh Huyền (SV năm 3 khoa Kinh tế đối ngoại, trường ĐH Ngoại Thương, Hà Nội) chia sẻ: "Mình nhận ra rằng, nếu có một người cố vấn ngay từ những năm đầu đại học thì mình có thể phát triển bản thân tốt hơn. Mình đã xây dựng dự án này để kết nối các bạn sinh viên với các anh chị đã đi làm, có kiến thức, kỹ năng trong từng lĩnh vực cụ thể để giúp các bạn tư vấn và định hướng nghề nghiệp. Qua đó, các bạn có cơ hội khám phá và kiểm nghiệm năng lực bản thân trước khi ra trường".
Chương trình "Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên 2018" với các chuỗi hoạt động: Cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp"; giao lưu tọa đàm "Hành trình từ trái tim - Hành trình lập chí vĩ đại - Khởi nghiệp kiến quốc cho 30 triệu thanh niên Việt" và trao tặng cuốn sách quý đổi đời.
Theo nguoiduatin
Tiếp sức những kỹ sư xây dựng tương lai tài năng Ra đời từ năm 2011, sau 8 năm, Quỹ hỗ trợ tài năng của Đại học Xây dựng (ĐHXD) đến nay đã đạt những hiệu quả rõ nét. Sinh viên xây dựng tài năng nhận giải thưởng lên tới 120 triệu đồng. Sinh viên Mai Thị Ánh Hồng, Lớp 59PM2 khoa Công nghệ thông tin (Đại học Xây dựng) đã xuất sắc nhận...