Làm gì để sau khi ra trường không bị thất nghiệp?

Theo dõi VGT trên

Sinh viên năm nhất vừa bước chân vào trường thôi cũng đủ nhận ra lý do vì sao thất nghiệp – nguyên nhân do chính bản thân sinh viên.

Thực trạng hiện nay theo thống kê, tính riêng năm 2015 có khoảng 200.000 lao động có trình độ từ cử nhân trở lên thất nghiệp. Và đáng báo động hơn nữa là con số đó vẫn ngày một tăng qua các năm. Vậy nguyên nhân do đâu, do khan hiếm nguồn công việc, do nhà tuyển dụng hay do chất lượng đào tạo. Lí do lớn nhất mà chỉ cần một sinh viên năm nhất vừa bước chân vào trường thôi cũng đủ nhận ra điều đó – nguyên nhân do chính bản thân sinh viên.

Thất nghiệp là phải…

Đó là câu nói ngay của bạn Nguyễn Thị Thùy Dung – Sinh viên năm nhất trường ĐH Sư Phạm Đà Nẵng thẳng thắn chia sẻ khi được hỏi bạn nghĩ gì về tình trạng thất nghiệp sau khi ra trường của sinh viên hiện nay. Dung nói: “Em thấy sinh viên bây giờ cứ đổ thừa cho việc thất nghiệp và bỏ bê học hành hay học “cho có” để lấy tấm bằng. Nhiều bạn sinh viên như vậy lắm, ngay cả em cũng đã từng như vậy.” Chỉ cần một cô gái sinh viên năm nhất thôi cũng nhận thấy được nguyên nhân hàng đầu của tình trạng thất nghiệp hiện nay, đó là không đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng. Không phải do chất lượng đào tạo kém, mà đầu tiên phải nhắc tới đó là sự “kém cỏi” của chính sinh viên.

Làm gì để sau khi ra trường không bị thất nghiệp? - Hình 1

Cô Phạm Thị Hương – Giảng viên trường ĐH Sư Phạm ĐN trao đổi: ” Hầu hết các sinh viên đi học theo tâm lí để “điểm danh” chứ không phải là trau dồi kiến thức, mặc dù theo quy chế đào tạo tín chỉ các em có quyền vắng một số buổi nhất định, tuy nhiên hầu như các trường đều phải có quy định tính điểm chuyên cần, điều đó phản ánh thực trạng học theo kiểu “đối phó” của sinh viên. Tôi cho rằng đó là nguyên nhân chính của tình trạng thất nghiệp”. Rất nhiều câu chuyện “dở khóc dở cười” của sinh viên đi phỏng vấn sau tốt nghiệp, kém về chuyên môn lẫn nghiệp vụ và không ít những bản CV của sinh viên khiến nhà tuyển dụng “ngao ngán”.

Bạn phải sẵn sàng để khởi nghiệp

Cụm từ “khởi nghiệp” được xem là tiêu chí hàng đầu của sinh viên các nước phát triển trên thế giới. Mới đây nhất, nền kinh tế mới nổi Trung Quốc mỗi ngày có khoảng 4.000 công ty mới được thành lập, chính phủ đầu tư 336 tỷ USD tính riêng trong năm 2015 cho những dự án khởi nghiệp của những người trẻ. Tại sao chúng ta không tự chủ động lấy việc làm? Ngay từ giảng đường, bạn cần phải trau dồi kiến thức và kỹ năng, luôn phải sẵn sàng cho ngày ra trường và bắt đầu với dự án khởi nghiệp. Rất nhiều sinh viên ra trường không có kiến thức chuyên môn hoặc nắm lí thuyết chứ không vận dụng được, vậy ngay bây giờ bạn cần vừa học – vừa làm.

Video đang HOT

Làm gì để sau khi ra trường không bị thất nghiệp? - Hình 2

Giảng đường là nơi định hướng cho nghề nghiệp chứ không phải là nơi cho bạn việc làm. Một sinh viên cầm tấm bằng cử nhân trong tay, đi khắp nơi nhưng không nhà tuyển dụng nào nhận, có khi nào bạn đặt ra câu hỏi nguyên nhân vì sao chưa? Vì bạn chưa sẵn sàng cho công việc. Thường mỗi sinh viên sẽ phải mất vài năm để xin được một công việc ổn định, bởi vì ra trường là bạn coi như bắt đầu lại. Chỉ nắm lí thuyết, không có kỹ năng nghiệp vụ, kém cỏi trong khâu phỏng vấn và chưa sẵn sàng tâm lí cho công việc. Nếu bạn đã sẵn sàng, các dự án đầu tư khởi nghiệp trẻ của Việt Nam luôn cần bạn, phải chủ động công việc của bản thân trước khi nghĩ đến việc nộp đơn xin việc làm.

Khắc phục sự kém cỏi về chuyên môn, nghiệp vụ… và tiếng Anh

Cô Phan Thị Ngà – Phó khoa ngoại ngữ – tin học Trường ĐH Thể dục thể thao Đà Nẵng cho biết: “Các sinh viên ở trường còn kém chuyên môn về ngoại ngữ, thống kê chung cho thấy đa số các em chỉ đạt ở mức trung bình mặc dù yêu cầu về ngoại ngữ ở trường không phải quá khắt khe. Dù đã có nhiều biện pháp được đưa ra song hiệu quả mang lại vẫn còn hạn chế.” Đó là tình trạng chung của sinh viên trên cả nước.

Làm gì để sau khi ra trường không bị thất nghiệp? - Hình 3

Trước nền kinh tế hội nhập và mới nhất là hiệp định TPP, Việt Nam đứng trước nhiều thách thức lớn mà trong đó, thách thức về nguồn nhân lực đáp ứng được chuyên môn là “bài toán khó” cho nền giáo dục. Ngành Công nghệ thông tin (CNTT) là ngành khát nhân lực nhất, nhưng cử nhân CNTT ở nước ta lại không thiếu. Vậy lí do tại sao? Các nhà tuyển dụng cần nhân lực có trình độ chứ không phải nhân lực “có bằng cấp”. Một yêu cầu nữa là… kỹ năng. Rất nhiều cử nhân, thạc sĩ đi phỏng vấn nhưng đều khiến nhà tuyển dụng “lắc đầu”, kỹ năng viết CV hầu như không có, kỹ năng giao tiếp còn rụt rè và yêu cầu nghiệp vụ là điều rất hiếm thấy. Đó là những nguyên nhân dẫn đến việc thiếu nhân lực nhưng vẫn phải “lắc đầu” của các nhà tuyển dụng.

Đừng tự mình từ chối công việc

Không ít sinh viên “hão huyền” về tấm bằng cử nhân của mình, đặc biệt ở các trường đại học lớn. Tâm lí của những cử nhân là phải làm việc theo đúng trình độ của bằng cấp, tốt nghiệp đại học thì “không thể” đi làm nhân viên được. Tự “hão huyền” về tấm bằng của mình và từ chối những cơ hội kiếm việc làm. Bạn phải biết rằng, ta buộc phải xuất phát từ “con số 0″, nếu bạn có năng lực thực sự bạn sẽ có cơ hội phát triển công việc của mình. Một lí do nữa đó là tâm lí “phải học đại học” của không chỉ sinh viên mà còn là áp lực từ gia đình. Một sinh viên ĐH Bách khoa Đà Nẵng chia sẻ: ” Thực sự mình muốn khởi nghiệp với việc kinh doanh chứ không phải là một kỹ sư như ngành nghề mà mình đang theo học. Nếu tốt nghiệp kỹ sư mà phải đi làm công nhân thì tệ quá, còn nếu mình chuyển sang kinh doanh thì khá phí 5 năm học đại học không theo chuyên ngành. Nhưng mà xu thế bây giờ phải học đại học, còn sau này thì để tính sau.” Chúng ta đang đứng trước thực trạng “thừa thầy thiếu thợ” vì tâm lí “phải học đại học” và phải làm việc đúng với “bằng cấp”. Yêu cầu “quá cao” của những sinh viên là lí do mà bạn vẫn mãi thất nghiệp.

Đừng luôn than trách và đổ lỗi

Đó là điều mà sinh viên vẫn “thường làm” để che đậy sự lười nhác của bản thân. Luôn đổ lỗi cho “không có chỉ tiêu” rồi ” đào tạo nhưng không đảm bảo đầu ra”. Tốt nghiệp và “ngồi chờ” nhà tuyển dụng. Luôn than trách không có việc làm, đó là điều càng khiến sinh viên vùi mình sâu hơn vào nguy cơ thất nghiệp. Đổ lỗi cho không có cơ hội việc làm, đổlỗi cho chất lượng đào tạo của giáo dục… mà chưa thấy ai đổ lỗi cho bản thân mình cả. Tốt nghiệp với tấm bằng trên giấy chứ không phải là tấm bằng “kiến thức” trong đầu. Chờ đợi các công việc theo kiểu “việc nhẹ lương cao” và luôn muốn làm “nhà nước” để ổn định, nhưng ít ai biết rằng đó là tự mình làm hại mình. Thực trạng chung bây giờ là Thất nghiệp – Than trách, bỏ bê học hành – và tất nhiên hậu quả sau này là lại thất nghiệp, có thể con số thất nghiệp mới ngày một tăng.

Phải thừa nhận rằng, có quá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp ngày càng lớn như hiện nay. Nhưng trước khi “mổ xẻ” những nguyên nhân sâu xa, chúng ta cần “vạch rõ” nguyên nhân ngay trước mắt. Đó là sự kém cỏi của sinh viên ngay trên giảng đường. Bởi vậy mới có chuyện có sinh viên ngay từ khi đi học đã kiếm công việc và thu nhập ổn định còn rất nhiều sinh viên khác lại tốt nghiệp nhưng mãi cũng không có việc làm. Đừng tốt nghiệp với tấm bằng “trên giấy”.

Theo Nguyễn Huy / Trí Thức Trẻ

Các nền kinh tế mới nổi: Áp lực đang gia tăng

Sự hỗn loạn trên thị trường chứng khoán Trung Quốc đang lan rộng trên toàn thế giới vào cuối tuần qua.

Điều này khiến các nhà phân tích đưa ra cảnh báo tới các nhà hoạch định chính sách trên các thị trường mới nổi về việc chuẩn bị cho những thách thức đối với tăng trưởng trong thời gian sắp tới. Mối đe dọa trực tiếp nhất đến từ sự mất giá mạnh và bất ngờ của đồng Nhân dân tệ. Vào tuần trước, đồng t.iền này đã giảm 1,3% so với đồng USD.

Các nền kinh tế mới nổi: Áp lực đang gia tăng - Hình 1

Ảnh minh họa

Với vai trò của Trung Quốc trong thương mại toàn cầu, việc đồng Nhân dân tệ yếu sẽ kéo theo áp lực lên các đồng t.iền của các nền kinh tế mới nổi. Điều này sẽ có lợi đối với xuất khẩu của các quốc gia này, do đồng nội tệ yếu khiến hàng hóa của họ có sức cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, lợi thế này không bù đắp được những khó khăn gặp phải khi trả nợ bằng ngoại tệ với đồng nội tệ mất giá.

Trong thời kỳ chính sách t.iền tệ nới lỏng của Mỹ, rất nhiều DN tại các quốc gia mới nổi vay nợ bằng đồng ngoại tệ rẻ. Số liệu của Viện tài chính Quốc tế cho thấy dư nợ ngoại tệ của những DN tại các quốc gia mới nổi đã tăng từ 900 triệu USD lên 4,4 tỷ USD trong khoảng thời gian từ đầu thập kỷ cho tới giữa năm 2015.

Theo các nhà phân tích, cũng trong khoảng thời gian này, còn có những vấn đề tiềm tàng lớn hơn đối với khối nợ nội tệ của các nền kinh tế mới nổi, khi tổng nợ cả ngoại tệ và nội tệ đã tăng từ 5,4 tỷ USD lên 24,4 tỷ USD, bằng khoảng 90% GDP của các quốc gia mới nổi.

Adam Slater, nhà kinh tế học hàng đầu tại Oxford Economics - một công ty nghiên cứu, nói rằng các khoản nợ tăng, lợi nhuận giảm và điều kiện tín dụng thắt chặt sẽ đẩy cao những nguy cơ bất ổn mang tính bất ngờ.

"Những vấn đề của DN trong các nền kinh tế mới nổi, ngoài việc phát hành nhiều nợ, còn là việc người ta không biết nhiều về mức độ tín nhiệm của họ. Những rủi ro tiềm tàng cho những vấn đề bất ổn đang lây lan. Đây là một trong những vấn đề quan tâm chính của chúng tôi trong năm 2016".

Các ngành xuất khẩu của các quốc gia mới nổi cũng bị ảnh hưởng nặng bởi việc giảm giá hàng hóa do nền kinh tế Trung Quốc phát triển chậm lại trong hai năm qua. Ngoài ra, Trung Quốc không chỉ là yếu tố duy nhất thách thức nền kinh tế của các quốc gia này trong năm nay.

Còn có những rủi ro tiềm ẩn như khủng hoảng chính trị ngày càng sâu sắc tại Brazil, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Đông. Như ông Bakkum, nhà phân tích chiến lược thị trường mới nổi tại NN Investment Partners nói: "Những vấn đề vẫn còn đó, và tình hình dường như sẽ chưa khả quan trong vài tháng tới.

Theo Thời báo ngân hàng

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Quang Lê vừa hát xong, bị một nam ca sĩ chỉ tay vào mặt dọa: "Ai cho mày hát bài của tao?"
06:12:33 01/07/2024
Tóm dính vợ chồng Midu hậu đám cưới hào môn, thái độ cô dâu với chú rể gây chú ý
06:46:45 01/07/2024
Khánh Vân lộ diện hậu cầu hôn: Zoom cận nhẫn kim cương, hội bạn nàng hậu thi nhau "xin vía"
06:42:07 01/07/2024
Nam diễn viên sinh năm 2002 bị bóc scandal "tình thú"
06:39:11 01/07/2024
Thị trấn 'đẹp như tranh vẽ' bán đất với giá chỉ bằng một cốc cà phê
04:27:22 01/07/2024
Bố mẹ muốn con út bỏ học để đi làm k.iếm t.iền nuôi anh trai ăn bám
07:56:58 01/07/2024
Từ khi chơi với 'hội bỏ chồng', vợ nhìn tôi bằng nửa con mắt
07:30:30 01/07/2024
Những nẻo đường gần xa - Tập 26: Dũng rơi vào mối quan hệ nhạy cảm?
08:02:23 01/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Jang Nara khoe hôn nhân hạnh phúc

Sao châu á

09:00:04 01/07/2024
Xuất hiện với tư cách MC chương trình My Little Old Boy của đài SBS, nữ diễn viên đã chia sẻ về cuộc sống hôn nhân hạnh phúc mà cô đang tận hưởng.

Sao Việt 1/7: Mai Phương Thúy gợi cảm, NSƯT Chí Trung khoe cháu nội mới sinh

Sao việt

08:57:59 01/07/2024
Mai Phương Thuý xinh đẹp với đầm xẻ sâu gợi cảm, NSƯT Chí Trung hạnh phúc khi gia đình vừa chào đón thành viên mới là cháu nội thứ 2.

Khu du lịch sinh thái núi Dùm - Cổng Trời: Nét độc đáo của thành phố Tuyên Quang

Du lịch

08:54:30 01/07/2024
Thuộc địa phận xóm 15, 16 xã Tràng Đà (TP Tuyên Quang), núi Dùm - Cổng Trời có khí hậu trong lành, phong cảnh hữu tình.

Ngã rẽ của dàn sao "Cô gái đại dương": Người bỏ nghề, kẻ chật vật nghề diễn

Sao âu mỹ

08:52:25 01/07/2024
30 năm kể từ khi bộ phim truyền hình nổi tiếng Cô gái đại dương được thực hiện và phát sóng, dàn diễn viên của bộ phim cũng có những thay đổi khá bất ngờ trong cuộc sống và lựa chọn sự nghiệp.

Chỉ vì cái ngày kinh hoàng 10 năm trước, con gái không tha thứ cho tôi, đến ngày ra đi nó nhắn vẻn vẹn 5 từ

Góc tâm tình

08:38:04 01/07/2024
Cứ mỗi cuộc vui ngồi cùng bạn bè là tôi không biết điểm dừng, bạn cứ rót là tôi lại uống. Và đó cũng là lý do tình cảm bố con tôi r.ạn n.ứt.

BB Trần: "Mọi người nghĩ tôi không đủ nam tính để tham gia Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai"

Tv show

08:37:20 01/07/2024
Nam diễn viên từng thổ lộ nếu chương trình đồng ý thì sẽ chiêu trò diện đầm dạ hội lên sân khấu Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai

Màn ảnh Hoa ngữ lại có một mỹ nhân cổ trang đẹp xuất sắc, dung mạo xé sách bước ra

Hậu trường phim

08:24:37 01/07/2024
Trên mạng xã hội, khán giả đ.ánh giá cao nhan sắc và tạo hình của Mạnh Tử Nghĩa, khẳng định cô có gương mặt rất phù hợp để đóng phim cổ trang.

Taylor Swift bị côn trùng bay thẳng vào miệng vì hát quá... sung

Nhạc quốc tế

08:22:26 01/07/2024
Ngay lúc đang hát cực sung, Taylor Swift bất ngờ bị một con côn trùng bay tọt thẳng vào miệng. Tuy nhiên, nữ ca sĩ vẫn thể hiện sự chuyên nghiệp của mình.

Trạm cứu hộ trái tim tập 49: Vũ gọi Hà là vợ, An Nhiên bị 'đuổi cùng g.iết tận'

Phim việt

08:13:41 01/07/2024
Trong cuộc gặp với Nghĩa ở Trạm cứu hộ trái tim tập 49, Vũ đắc thắng tuyên bố Ngân Hà là vợ anh, trong khi đó An Nhiên tuyệt vọng vì bị Nghĩa đuổi cùng g.iết tận .

Bác sĩ hướng dẫn cách xử trí khi gặp cơn tăng huyết áp vào sáng sớm

Sức khỏe

07:59:21 01/07/2024
Ngoài ra cần uống đủ nước, hạn chế các chất kích thích như rượu bia t.huốc l.á và cần liên hệ với bác sĩ điều trị nếu có các biểu hiện bất thường để được hướng dẫn xử trí kịp thời.

Tại sao hè này chị em không nên diện áo phông với quần jeans? Sắm 3 kiểu váy này phối đẹp nhất

Thời trang

07:37:11 01/07/2024
Trong thời tiết nắng nóng như hiện nay, các chị em đều muốn mặc quần áo mùa hè mát mẻ, và hầu hết đều lựa chọn áo phông. Áo phông là trang phục không thể thiếu và là một trong những trang phục phổ biến nhất trong mùa hè.