Làm gì để phụ huynh yên tâm cho con đến trường mùa dịch?
Học trực tuyến kéo dài ngoài việc kém hiệu quả còn khiến học sinh đứng trước nhiều nguy cơ tổn thương về tâm lý.
Tuy nhiên, việc quay lại trường học trực tiếp cũng gặp nhiều thách thức, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi số ca nhiễm hàng ngày tăng cao, xuất hiện biến thể mới.
Việc phải suy tính giữa một mối nguy hại nhưng ngắn hạn ngay trước mắt là dịch bệnh, với một mối nguy hại lâu dài gây ảnh hưởng đến tương lai của trẻ khi không được đến trường đang là băn khoăn của rất nhiều cha mẹ học sinh hiện nay. Khái niệm trường học an toàn trong bối cảnh dịch bệnh được định nghĩa như thế nào, cần những điều kiện gì để phụ huynh có thể an tâm cho con đi học trực tiếp? PV Báo CAND đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học giáo dục, ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội xung quanh câu chuyện này.
PGS.TS Trần Thành Nam.
PV : Sau một thời gian Hà Nội “mở cửa trường học” cho học sinh lớp 12 đi học trở lại, tỷ lệ học sinh đến lớp học trực tiếp tại một số trường, một số khu vực khá thấp, cá biệt có trường chỉ có 1 học sinh đến lớp. Theo ông, vì sao phụ huynh vẫn ngại cho con đến trường?
PGS.TS Trần Thành Nam: Bối cảnh vừa qua khi các ca nhiễm tăng lên và có thêm biến chủng mới đã buộc phụ huynh phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định. Từ góc độ tâm lý, chúng ta hoàn toàn có thể thông cảm cho nỗi lo của các bậc làm cha làm mẹ vì có những thứ chúng ta không thể thử và không thể mắc sai lầm. Tuy nhiên, có thể thấy trong thời gian vừa qua có nhiều thông tin chưa được “thông suốt” đã làm cho phụ huynh lo lắng.
Đơn cử như việc, có bao nhiêu phần trăm phụ huynh biết được rõ cách thức các nhà trường chuẩn bị cho công tác phòng, chống dịch để đảm bảo an toàn đón các con quay trở lại trường học? Rồi nỗi lo, nhà trường chuẩn bị kỹ năng như thế nào để ứng phó, nếu xuất hiện F0, các con có bị “kẹt” lại trường? Rất nhiều câu hỏi, nhiều tình huống phụ huynh đặt ra mà chưa có được câu trả lời thỏa đáng từ nhà trường, từ chính quyền địa phương khiến phụ huynh lo lắng.
PV: Ngoài các lo lắng liên quan đến vấn đề sức khoẻ y tế do số ca nhiễm hàng ngày trên địa bàn tăng cao, một số học sinh tiêm chưa đủ 2 mũi vaccine, việc phụ huynh ngại cho con đến trường có liên quan đến yếu tố tâm lý không, thưa ông?
PGS.TS Trần Thành Nam: Khi số ca nhiễm hàng ngày tăng cao, nhiều em lại chưa được tiêm đủ 2 mũi vaccine nên nguy cơ cũng sẽ lớn hơn. Suy luận, lo lắng này là bình thường, dễ hiểu. Tuy nhiên, ở đây có một vấn đề, đó là cách quản lý cảm xúc có phần né tránh, phóng đại nguy cơ của một số phụ huynh, học sinh. Do mở cửa trường học phải đảm bảo an toàn, các dịch vụ tiện ích tạm thời không kích hoạt nên phụ huynh cảm thấy không tiện cho công việc của họ. Rồi quá trình hỗ trợ con đến trường, do dịch bệnh nên phụ huynh không được tham gia vào một số khâu như trước khiến họ bất an, lo lắng. Thực tế này khiến phụ huynh ưu tiên yếu tố an toàn, lựa chọn đặt an toàn lên hàng đầu với suy nghĩ cứ học nốt, thi online nốt đến khi nào ổn thi đi học lại.
Đối với học sinh, do thời gian học trực tuyến kéo dài, nhiều em đã tự cô lập mình vì các kỹ năng xã hội tương tác với người thật ở trong môi trường học tập trực tiếp bị cùn mòn. Kỹ năng sống của các em bị giảm xuống, bị “chuội” đi nên khi quay trở lại trường sẽ dễ bị choáng ngợp. Các em sợ hãi với việc phải dậy sớm, phải tiếp xúc với người này người khác, phải đối diện với bắt nạt học đường, đối diện với sự kỳ thị. Các em sợ học trực tuyến, thi trực tiếp sẽ không đáp ứng được yêu cầu của người lớn. Các em sợ việc kiểm tra, đánh giá trực tiếp sẽ bị lộ ra những “lỗ hổng” kiến thức trong quá trình học online hay việc ghi chép bài không đầy đủ.
PV: Trong thời gian qua, phụ huynh vẫn cho các con ra vui chơi tại nơi công cộng để tham dự các hoạt động nhưng lại không muốn cho trẻ đến trường, vậy điểm khác nhau ở đây là gì, thưa ông?
PGS.TS Trần Thành Nam: Theo tôi, khi các bậc phụ huynh đưa con ra nơi công cộng, đồng nghĩa với việc họ ý thức được con trẻ ở nhà đến thời điểm này đã có những hệ quả rất lớn đến tinh thần và thể chất, vậy nên bắt buộc họ phải cho con ra ngoài để cân bằng lại tâm lí. Cần mang các con ra khỏi không gian ảo của máy tính, điện thoại, tivi để kết nối lại với môi trường thực.
Tuy nhiên, khi cho con ra nơi công cộng, bản thân phụ huynh sẽ đánh giá, kiểm soát được có nguy cơ gì không và có thể chủ động giảm nguy cơ, kiểm soát an toàn. Ví dụ như họ được lựa chọn hoạt động vào trong khoảng thời gian, bối cảnh nhất định như vắng người hoặc người thân cùng tham gia hoạt động với nhau. Trong khi đó, cho con đến trường, ở trường sẽ có nhiều biến số, họ sợ không được hiểu, không được lắng nghe và không được trả lời một cách thỏa đáng.
PV: Học trực tuyến kéo dài dẫn đến trẻ ngại giao tiếp, ngại hoạt động, về lâu dài có thể gây ra những tổn thương tâm lý nào, thưa ông?
PGS.TS Trần Thành Nam: Trẻ bị giam ở trong nhà lâu, từ 6-8 tháng sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến thể chất và sức khoẻ tinh thần. Trong thời gian trẻ phải học trực tuyến ở nhà quá dài, có khá nhiều em bị ảnh hưởng tổn thương sức khỏe tinh thần, rối loạn lo âu, trầm cảm. Trẻ mầm non nhiều em bị chậm nói, tỷ lệ trẻ béo phì và gặp các bệnh về mắt tăng, thậm chí một số em mất kiểm soát cảm xúc do cơ thể mệt mỏi dẫn đến các hành vi không phù hợp. Sức khoẻ xã hội cũng bị ảnh hưởng do các em tương tác trên không gian mạng nhưng lại “cô đơn giữa biển người”.
Ngoài việc học không có kết nối về mặt cảm xúc, khả năng giao tiếp bị “chuội” đi, nhiều em còn không tham gia việc nhà, ứng xử với bố mẹ rất khác so với trước. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, các em sẽ càng ngại bước ra khỏi nhà, có nguy cơ trở thành “thế hệ nằm dài”, chỉ có thể làm bạn với internet.
Video đang HOT
Phụ huynh chúng ta cũng cần phải nhìn thấy sự e ngại của các con khi quay trở lại trường không phải vì các con thích học trực tuyến mà vấn đề ở đây là các con tự “thu mình” lại sau một khoảng thời gian rất dài phải học ở nhà. Sau một thời gian tương tác trên môi trường ảo thì những kĩ năng sống, những tương tác trong môi trường thật của các con đã bị cùn mòn. Bây giờ phải quay trở lại thì các con phải kích hoạt lại tất cả những kĩ năng tương tác trên môi trường thật đó cũng làm cho các con e ngại.
Bên cạnh đó, cảm xúc của cha mẹ không yên tâm, sợ nhiễm bệnh cũng đã ảnh hưởng rất nhiều với con trẻ, cũng làm cho trẻ gia tăng thêm lo sợ. Do vậy, vấn đề đặt ra là phụ huynh cần tư duy một cách thông thái hơn, suy tính giữa một mối nguy hại nhưng ngắn hạn ngay trước mắt là dịch bệnh, với một mối nguy hại lâu dài gây ảnh hưởng đến tương lai của trẻ khi không được đến trường.
PV : Theo ông, trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, thế nào là trường học an toàn cho học sinh. Cần những điều kiện gì để phụ huynh yên tâm cho con đi học trực tiếp?
PGS.TS Trần Thành Nam: Theo tôi, trường học an toàn được cấu thành từ một số yếu tố. Thứ nhất là an toàn về mặt cơ thể và y tế khi quy trình đảm bảo an toàn trong trường học được kích hoạt với đầy đủ các bước theo đúng hướng dẫn của cơ quan y tế, đặc biệt là việc đảm bảo giãn cách và điều này phải được truyền thông đầy đủ đến phụ huynh học sinh.
Thứ hai là an toàn về mặt sức khoẻ tinh thần và xã hội. Điều này đòi hỏi hệ thống tư vấn học đường cần được kích hoạt trước khi mở cửa trường để giúp học sinh được giải tỏa băn khoăn, được hỗ trợ tâm lý sau giai đoạn ở nhà dài.
Cùng với đó, nhà trường phải xây dựng được các kịch bản cụ thể, giúp các con ứng xử đúng với các tình huống bất ngờ như xuất hiện F0, F1, F2 trong trường học; lên kế hoạch kết nối cô-trò, tổ chức các buổi sinh hoạt chung để “kích hoạt” lại các kỹ năng tương tác thực sau thời gian dài học trực tuyến.
Nhà trường phải làm tốt công truyền thông, trao đổi về việc phụ huynh được quyền tham gia, có ý kiến hoặc tự quyết xây dựng mạng lưới an toàn, giúp phụ huynh có điều kiện tham gia vào một khâu nào đó để họ có thể yên tâm.
Nhà trường cũng cần trao đổi, chia sẻ để phụ huynh, học sinh thấy nguy cơ chỗ nào cũng có dù là ở nhà hay ở trường. Tuy nhiên, nếu chúng ta thực hiện theo các nguyên tắc an toàn như khi tham gia giao thông phải tuân thủ đúng các quy định (đội mũ bảo hiểm, đi đúng phần đường), trang bị các kĩ năng cần thiết, các quy định buộc phải tuân thủ cho các con khi trở lại trường thì nguy cơ sẽ được giảm thiểu và các con hoàn toàn có thể đi học trở lại trong bình thường mới.
Tôi cho rằng, nếu có sự trao đổi, chia sẻ và chung tay từ phía nhà trường, chính quyền địa phương và phụ huynh một cách thông suốt trên tinh thần cộng đồng trách nhiệm thì chắc chắn phụ huynh sẽ yên tâm cho con trở lại trường khi dịch bệnh được kiểm soát.
PV: Thực tế thời gian qua cho thấy, tại nhiều nơi, trường học đã được mở cửa trở lại. Tuy nhiên, khi xuất hiện F0 trong trường học, nhiều nơi đã lập tức đóng cửa trường. Theo ông, việc đóng cửa trường học cần thực hiện linh hoạt như thế nào để vừa đảm bảo an toàn, vừa không gián đoạn quá trình đưa trẻ đến trường trong bình thường mới?
PGS.TS Trần Thành Nam: Thực tế cho thấy, chiến lược ứng phó với dịch bệnh hiện nay đã có sự thay đổi, từ phong tỏa diện rộng đã chuyển sang khoanh vùng hẹp, sâu và kỹ. Do đó, việc mở cửa và đóng cửa trường học cũng nên linh hoạt theo xu thế chung. Chẳng hạn, khi xuất hiện F0, nhà trường tạm thời phong tỏa để truy vết kỹ, sau đó khoanh vùng hẹp chứ không nên đóng hẳn cửa trường. Chỉ nên đóng ở khu vực nguy cơ cao, còn khu vực an toàn, vẫn phải cho học sinh đi học trực tiếp trên tinh thần tuân thủ thông điệp 5K. Việc học trực tuyến và học online cũng cần được thực hiện song song và luân phiên để khi có diễn biến bất ngờ, có thể kích hoạt ngay sang học trực tuyến để không bị gián đoạn.
Chúng ta cần phải xác định rõ rằng, giáo dục cũng phải mở tương ứng khi nền kinh tế mở cửa trở lại. Việc này cần phải đi song song và thống nhất với các chính sách khác để có thể vận hành xã hội trong bình thường mới.
PV: Trong điều kiện dịch bệnh hiện nay, việc tổ chức các kỳ thi có quy mô lớn, tầm quốc gia như thi chọn học sinh giỏi, thi tốt nghiệp THPT nên thực hiện như thế nào để vừa đảm bảo an toàn, khách quan, công bằng đối với học sinh tại các vùng, miền khác nhau?
PGS.TS Trần Thành Nam: Đối với các kỳ thi có quy mô lớn như thi tốt nghiệp THPT, một trong các yếu tố đảm bảo khách quan cần phải tính đến là ngân hàng đề thi lớn và các câu hỏi có độ khó tương đương nhau. Đặc biệt, trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển, dịch bệnh diễn biến phức tạp, cần đẩy nhanh công nghệ hoá các bài thi từ giấy lên máy tính như kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội.
Việc tổ chức thi trước mắt cũng tiến hành linh hoạt, thay vì chỉ tổ chức vào cùng một thời điểm, có thể tổ chức thành nhiều kỳ thi trong 1 năm với điều kiện các câu hỏi có độ khó tương đương để đảm bảo khách quan, công bằng. Về lâu dài, cần tách thi ra khỏi tuyển sinh, thi nhiều đợt trong năm và có thể tuyển sinh vào một thời gian nhất định nào đó. Áp dụng thành tựu khoa học đo lường, đánh giá, giúp việc làm bài thi diễn ra trên máy tính thay vì trên giấy như hiện nay.
Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!
Phụ huynh thắc mắc việc trẻ lớp 1 và 2 thi học kỳ trực tiếp
Bộ GD&ĐT đưa ra hướng dẫn việc tổ chức kiểm tra học kỳ trực tiếp đối với học sinh lớp 1 và 2 khiến nhiều phụ huynh thắc mắc.
Họ cũng chưa yên tâm để con trở lại trường ôn tập.
Từ khi đi làm trở lại, chị Nguyễn Thị Năm (Bình Phước) không thể theo sát quá trình học tập của con như trước. Làm việc tại công ty giày da nên về nhà, nữ phu huynh hạn chế tiếp xúc người thân để đảm bảo an toàn phòng dịch.
Đọc thông tin về việc học sinh lớp 1 có khả năng trở lại trường để ôn tập và kiểm tra trực tiếp, chị Năm rất lo lắng. Đây cũng là nỗi băn khoăn của nhiều cha mẹ học sinh tại địa phương dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
Học sinh lớp 1 và 2 ở nhiều địa phương vẫn chưa được đến trường từ đầu năm học tới nay. Ảnh: N.P.
Học online từ đầu năm, sao thi học kỳ trực tiếp?
Chị Nguyễn Thị Năm chia sẻ do con chưa được đến trường, tiếp xúc bạn bè, thầy cô, việc tổ chức thi trực tiếp sẽ rất mới lạ và trẻ khó có thể làm được. Tình hình dịch ở Bình Phước phức tạp, chị Năm không muốn con trở lại trường ôn tập và kiểm tra định kỳ.
"Hiện tại, tôi không được ở gần con vì hạn chế tiếp xúc. Nhiều phụ huynh làm công nhân cũng giống tôi, thậm chí, họ còn phải cách ly. Vì vậy, nếu con trở lại trường, tôi khó quan sát được môi trường học tập của bé có đảm bảo an toàn phòng dịch không", chị Năm nói.
Trong khi đó, chị Mai Hương, phụ huynh có con học lớp 1 tại quận Đống Đa, Hà Nội, đặt câu hỏi tại sao trẻ học online từ đầu năm, đến cuối kỳ lại đến trường để ôn tập và kiểm tra.
Chị Mai Hương cho rằng nếu thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, tức là cho trẻ đến trường ôn tập rồi mới kiểm tra trực tiếp, sẽ gây ra tâm lý lạ lẫm, lúng túng, bỡ ngỡ cho những đứa trẻ chưa từng đến trường, trong đó có con chị.
Nhưng nếu trường không tổ chức ôn tập, chỉ cho trẻ lên lớp để thi, việc này hoàn toàn vô lý khi suốt thời gian qua, học sinh hai lớp đầu cấp tiểu học đều học trực tuyến. Đó là chưa nói đến tình hình dịch bệnh tại Hà Nội đang rất phức tạp. Trẻ em ở độ tuổi này chưa được tiêm vaccine phòng Covid-19.
"Từ góc độ của phụ huynh có con học lớp 1, tôi hoàn toàn không đồng ý việc cho trẻ ôn tập và thi học kỳ trực tiếp. An toàn của con phải được đặt lên hàng đầu", nữ phụ huynh nói thêm
Cùng quan điểm, chị Thùy Linh (phụ huynh có con học lớp 2 ở Hà Đông, Hà Nội) cho rằng với tình hình dịch hiện tại, các trường chưa nên cho trẻ đầu cấp tiểu học đến lớp ôn tập, kiểm tra học kỳ.
Phụ huynh này đánh giá kể cả trường vẫn tổ chức, nhiều gia đình sẽ không cho con đến lớp. Riêng gia đình chị sẵn sàng chấp nhận cho con học lại năm nữa.
Chị Thanh Nga (Long Biên, Hà Nội) cũng cho rằng việc cho trẻ đến trường trong giai đoạn này ôn tập và thi trực tiếp là không hợp lý, nhất là với những trẻ lớp 1 và 2, khi từ đầu năm đến giờ các bé học online.
Trong khi đó, anh Long (quận Bình Thạnh, TP.HCM) nhận định việc tổ chức ôn tập và thi trực tiếp cho học sinh lớp 1 không khả thi vì trước đây, số lượng phụ huynh thực hiện khảo sát đồng tình cho con đi học trở lại chiếm 30%.
Nhiều phụ huynh đề nghị tổ chức kiểm tra cuối kỳ đối với học sinh lớp 1 và 2 bằng hình thức trực tuyến. Ảnh minh họa: Nhật Sinh.
"Nên kiểm tra online"
Trước tình hình dịch bệnh như hiện nay, anh Long đề xuất trường tổ chức kiểm tra học kỳ trực tuyến thay vì ôn tập, thi trực tiếp. Phụ huynh này đưa ra hai lý do. Thứ nhất, các con còn nhỏ, chưa biết về trường lớp, thầy cô. Thứ hai, việc thi trực tiếp cũng không nói lên điều gì.
Tương tự, phụ huynh tên Loan ở Hà Nội cho rằng trẻ lớp 1 đã học online gần 7 tháng, trường nên tổ chức kiểm tra định kỳ bằng hình thức trực tuyến. Việc thi trực tiếp chỉ nên tiến hành nếu học sinh quay trở lại trường học tập trung.
Đây cũng là đề nghị của chị Thanh Nga. Trường nên cho trẻ kiểm tra trực tuyến, phụ huynh hỗ trợ chụp lại bài vì thực tế, kiến thức của lớp 1 và lớp 2 chỉ là viết chữ, làm phép toán đơn giản.
Không chỉ đối với học sinh hai lớp đầu cấp tiểu học, ngay với cả trẻ lớn hơn, chị cũng ưu tiên phương án trực tuyến, đặc biệt sau những thông tin giáo viên mắc Covid-19, lên lớp dạy học khiến nhiều học sinh phải đi cách ly.
"Học sinh lớn còn đỡ, các con tiểu học phải cách ly sẽ rất vất vả. Việc học là cả đời chứ không phải một năm", chị Nga nêu quan điểm.
Tương tự, chị Mai Hương cho rằng trẻ hoàn toàn có thể thi học kỳ trực tuyến. Như vậy, thầy cô cũng đỡ vất vả, không phải dọn dẹp trường lớp chỉ để phục vụ mấy ngày thi. Gia đình chị hoàn toàn có thể sắp xếp để có người hỗ trợ con về mặt thiết bị, mạng khi kiểm tra.
Người mẹ này nói thêm nếu trường tổ chức ôn tập, thi trực tiếp, nhiều phụ huynh có con học lớp 1 và 2 sẽ lo lắng, thậm chí cảm thấy trẻ hai khối này không nhất thiết phải tổ chức thi học kỳ. Chị xác định trong trường hợp trường vẫn tổ chức, nếu xét thấy không đủ an toàn cho con, gia đình chị sẽ có "tính toán khác phù hợp hơn".
Chị Thùy Linh cũng chuẩn bị sẵn tâm lý để ngồi cạnh con trong đợt kiểm tra cuối kỳ nếu con thi trực tuyến - phương án chị đánh giá là thích hợp nhất ở thời điểm này.
Chị cho rằng việc tổ chức kiểm tra cuối kỳ cho học sinh lớp 1 và 2 là cần thiết vì có thi, các con mới ý thức học tập. Nếu không cần kiểm tra, con có thể nảy sinh tâm lý ỷ lại, không chịu học.
Nữ phụ huynh thừa nhận việc học hay thi trực tiếp đều tốt hơn online nhưng không phải trong tình hình dịch bệnh căng thẳng như hiện nay. Chị tin tưởng nhà trường sẽ lắng nghe nguyện vọng phụ huynh để đưa ra phương án phù hợp.
Trong khi đó, chị Nguyễn Thị Năm lại cho rằng với hình thức kiểm tra online, giáo viên khó quan sát học sinh, phụ huynh có thể nhắc bài cho trẻ. Ngoài ra, không phải gia đình nào cũng có đủ thiết bị điện tử để giám sát con làm bài kiểm tra qua mạng.
Chị Năm cho biết bản thân đã nhận được thông báo từ giáo viên chủ nhiệm về việc kiểm tra định kỳ, nhưng rất hoang mang khi không biết hình thức kiểm tra của con như thế nào.
Ngày 13/12, Bộ GD&ĐT ban hành công văn hướng dẫn tổ chức dạy học, đánh giá học sinh tiểu học thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông ứng phó dịch Covid-19.
Công văn nêu với lớp 1 và 2, việc tổ chức bài kiểm tra định kỳ được tổ chức bằng hình thức trực tiếp. Trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19, cơ sở giáo dục thực hiện giải pháp linh hoạt, phù hợp thực tế và đảm bảo an toàn.
Các trường chia nhỏ số học sinh/lớp để tổ chức hướng dẫn, ôn tập, bổ sung, củng cố kiến thức, định hướng nội dung cốt lõi trước khi thực hiện bài kiểm tra định kỳ đối với môn Toán, Tiếng Việt.
Trong trường hợp bất khả kháng, học sinh không thể đến lớp làm bài kiểm tra, cơ sở giáo dục báo cáo phương án, điều kiện tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra định kỳ bằng hình thức trực tuyến về phòng GD&ĐT.
Phụ huynh và Trường THPT FPT bất đồng về học phí online Ban đại diện cha mẹ học sinh Trường THPT FPT cơ sở Hà Nội không đồng tình mức giảm của nhà trường đối với một số khoản phí khi học online do tác động của dịch Covid-19. Những phụ huynh này cho hay, vừa qua, họ nhận được thông báo của Trường THPT FPT cơ sở Hà Nội về việc hoàn các khoản...