Làm gì để phòng bệnh ngoài da khi lội nước?
Bão Yagi vừa qua không chỉ gây thiệt hại về người, tài sản của nhân dân, mà còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phát sinh dịch bệnh, ô nhiễm môi trường.
Bão số 3 vừa qua gây ra lượng mưa lớn, nước ngập làm lắng đọng và hòa tan các chất độc hại, chất gây kích ứng và dị ứng cho da.
Hiện nay tình trạng nước ngập vẫn đang tiếp diễn ở một số địa phương.
Do đó, sau một thời gian thường xuyên tiếp xúc với nguồn nước mang nhiều mầm bệnh , người dân ở các vùng bị lũ lụt có thể đối mặt với nhiều bệnh lý, đặc biệt là bệnh ngoài da.
Bệnh da nhiễm trùng
Nhiễm trùng da do vi khuẩn và nấm là bệnh da thường gặp nhất sau đợt lũ. Nguy cơ nhiễm trùng tăng lên sau các chấn thương da và ở những người mắc bệnh mãn tính như: tiểu đường, suy tĩnh mạch mãn tính và suy giảm miễn dịch.
Tụ cầu và liên cầu vẫn là nguyên nhân phổ biến nhất của nhiễm trùng da sau mỗi trận lũ lụt. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với nước lũ có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng các vi khuẩn không điển hình.
Nhiễm nấm da
Sau mưa, ngập lụt, nguồn nước bị ô nhiễm là điều kiện thuận lợi để vi nấm phát triển. Vị trí thường nhiễm nấm là nấm kẽ ngón chân, nấm bẹn, nấm thân mình…
Trong đó, bàn chân nơi tiếp xúc với nước bẩn nhiều nhất nên dễ mắc nấm nhất. Mặc quần áo ẩm và tự ý bôi thuốc có chứa corticoid làm bệnh nặng thêm.
Những triệu chứng điển hình của bệnh gồm có nổi ban đỏ, mụn nước, trợt loét da kèm theo ngứa nhiều.
Video đang HOT
Bệnh nấm da có thể được điều trị bằng thuốc kháng nấm dưới dạng kem hoặc thuốc mỡ.
Ảnh minh họa
Nhiễm trùng da do vi khuẩn
Biểu hiện của nhiễm trùng da là da sưng nóng, đỏ, đau, chảy nước, có thể có mủ, loét da. Vết thương có thể đóng mài vàng hoặc nâu, viêm xung quanh.
Điều kiện vệ sinh kém, lao động dọn dẹp sau lũ dễ bị tổn thương da tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công
Bệnh ghẻ
Bệnh da gây ra bởi ký sinh trùng Sarcoptes scabiei (còn gọi là cái ghẻ). Bệnh biểu hiện trên da với các nốt đỏ, mụn nước ở các vùng nếp kẽ như: lòng bàn tay, kẽ tay, nách, bụng, vùng sinh dục, … và ngứa rất nhiều về đêm.
Bệnh ghẻ có tính lây nhiễm cao nên nhiều người trong cùng gia đình có thể bị bệnh. Bệnh gây ngứa rất nhiều, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày. Tăng độ ẩm trong mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho ghẻ sinh sôi phát triển.
Bệnh da do côn trùng đốt, cắn
Thời tiết mưa bão cũng là thời điểm xuất hiện nhiều côn trùng. Việc bị côn trùng cắn có thể gây tổn thương viêm tại chỗ hoặc dị ứng toàn thân. Triệu chứng thông thường của vết đốt côn trùng là sẩn huyết thanh. Nghiêm trọng hơn có thể có xuất huyết, hoại tử.
Về điều trị, theo chuyên gia cần làm sạch tổn thương bằng xà phòng nhẹ, băng ép, bôi các chế phẩm làm dịu và tránh trầy xước để ngăn ngừa nhiễm khuẩn thứ phát.
Viêm da tiếp xúc
Nước lũ thường chứa các hóa chất từ các ngành công nghiệp hoặc hộ gia đình bao gồm thuốc trừ sâu, các kim loại nặng, chất tẩy rửa.
Viêm da tiếp xúc xảy ra khi da tiếp xúc với các chất có trong nước lũ, thường gặp ở các vùng da tiếp xúc trực tiếp với nước như chân, tay,.. với biểu hiện là các mảng ban đỏ tại vùng tiếp xúc, mụn nước, cảm giác châm chích, bỏng rát và đau nhức.
Việc sử dụng các chất sát khuẩn, tẩy rửa thường xuyên sau đợt lũ cũng làm tăng nguy cơ viêm da tiếp xúc ở những người có cơ địa dị ứng từ trước.
Ảnh minh họa
Theo đó, trong các bệnh da mùa mưa kể trên, một số bệnh có thể tự khỏi nếu được chăm sóc, vệ sinh tốt. Tuy nhiên đa số các trường hợp cần được điều trị với thuốc uống và thuốc bôi phù hợp để khỏi bệnh hoàn toàn cũng như phòng lây lan.
Phòng bệnh ngoài da do nước ngập, nước lũ
Trong điều kiện, mưa ngập, nước lũ còn tiếp diễn tại nhiều địa phương sau cơn bão Yagi, người dân cần chú ý đến nguồn nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường sống đề phòng tránh các bệnh ngoài da.
Người dân không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn. Nếu không có nước giếng đã được khử trùng thì phải đánh phèn hoặc lọc nước bằng cát. Ngoài ra, không bơi lội, tắm gội hoặc chơi đùa trong nước ngập vì nước rất bẩn, ngoài gây bệnh ngoài da mà còn gây ra bệnh đường tiêu hóa do nuốt phải nước bẩn. Không mặc áo quần ẩm ướt.
Hạn chế lội vào chỗ nước bẩn tù đọng. Nếu bắt buộc phải lội vào nước bẩn thì ngay sau đó phải rửa ngay bằng nước sạch và lau khô, nhất là các kẽ ngón tay, ngón chân tránh nước bẩn đọng lại. Bên cạnh đó, nên chuẩn bị các dụng cụ bảo hộ khi phải di chuyển vào vùng nước ngập.
Với những người có vết thương hở, nên tránh để vết thưởng tiếp xúc với nước lũ. Nếu bắt buộc phải lội nước, chú ý làm sạch và băng kín vết thương bằng băng chống thấm nước để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước sạch sau khi tiếp xúc với nước lũ. Nếu vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng như mẩn đổ, sưng, chảy mủ cần đến cơ sở y tế để điều trị.
9 người vào viện cấp cứu vì tai nạn xảy ra ngay trong nhà
Các bệnh nhân phải cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai do bị rắn, côn trùng có độc cắn khi đang kiểm tra, dọn dẹp sân vườn, bụi cây trong và sau khi bão Yagi đổ bộ.
Ngày 10/9, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho biết cuối ngày và đêm 7/9, rạng sáng 8/9, khi bão Yagi đổ bộ vào các tỉnh phía Bắc, các bác sĩ đã tiếp nhận, điều trị cho 9 bệnh nhân bị rắn độc và các động vật gây độc khác cắn, chiếm phần lớn các ca nhập viện.
Hầu hết bệnh nhân bị nạn khi ra ngoài kiểm tra sân vườn, ruộng trong và sau bão, dọn bờ cây, bụi cỏ, lá cây. Một trường hợp đang ngủ bị rắn chui vào nhà cắn.
Tiến sĩ Nguyên cho biết thời tiết mưa, ẩm ướt, lũ lụt, môi trường sống bị phá vỡ là điều kiện để các loài rắn, côn trùng... ra khỏi nơi trú ẩn, tìm kiếm thức ăn, rất dễ tiếp xúc với con người gây tai nạn.
Cấp cứu bệnh nhân bị rắn cắn tại Trung tâm Chống độc. Ảnh: BVCC.
Theo bác sĩ Nguyên, các loài rắn và côn trùng có độc ưa hoạt động vào ban đêm. Đặc biệt, rắn cạp nong, cạp nia cắn không gây đau, sưng, không để lại dấu vết, không gây biến dạng bất thường tại vết cắn. Vì vậy, nhiều nạn nhân khi được phát hiện đã liệt, khó thở, thậm chí tử vong và nhầm với nhiều bệnh khác.
Bác sĩ Nguyên khuyến cáo để phòng tránh rắn, côn trùng có độc cắn, cần chú ý quan sát kỹ khi dọn dẹp sau bão, đặc biệt là khu vực để rác, lá và bụi cây, đống gạch, khe hốc... nơi hay có rắn và động vật có độc cư trú.
Ban đêm ra ngoài vùng mưa lũ ngập, người dân nên đi ủng, đeo găng tay, đội mũ, đóng cửa kín ở tầng 1 tránh rắn chui qua khe vào nhà.
Tuyệt đối không chủ động bắt rắn. Khi rắn, côn trùng cắn, người dân nên đến cơ sở y tế để được chăm sóc.
Tư vấn sơ cứu rắn cắn. Nguồn: BV Đa khoa tỉnh Thái Bình.
Cẩn trọng với dịch bệnh sau bão Cùng với việc đang phải đối mặt với việc quay trở lại của nhiều căn bệnh tưởng chừng đã được khống chế như sởi, ho gà..., sau bão số 3 (Yagi), nhiều địa phương lại đứng trước nguy cơ các dịch bệnh sẽ bùng phát do điều kiện nguồn nước, vệ sinh môi trường không đảm bảo. Khám bệnh cho người dân sau...