5 lưu ý cơ bản về an toàn thực phẩm sau khi hết lũ lụt
Những ngày này, Thủ đô Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc vừa trải qua cơn bão số 3 với mưa lớn kèm theo nước dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập lụt nghiêm trọng.
Nguy cơ phát sinh bệnh tật và ngộ độc thực phẩm sau lũ lụt rất cao.
1. Mối lo ngại về an toàn thực phẩm sau ngập lụt
Khi có mưa bão, lũ lụt, việc ăn uống, sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng rất lớn, đặc biệt ở vùng nông thôn, miền núi, nơi điều kiện sống còn nhiều khó khăn.
Lũ lụt, ngập úng kéo dài và các thay đổi bất thường về thời tiết là những điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, gây tình trạng ô nhiễm thực phẩm như ôi, thiu, mốc và sinh độc tố. Do đó, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trước, trong khi xảy ra bão cũng như ngăn ngừa bệnh dịch sau lũ lụt là vô cùng quan trọng.
Nước lũ có thể bị ô nhiễm bởi các vi sinh vật có hại, chất độc từ nước thải, động vật, chất thải nông nghiệp, công nghiệp và một số chất khác có thể gây bệnh. Bất kỳ thực phẩm, bao bì, bề mặt và dụng cụ nấu ăn nào tiếp xúc với nước lũ đều có thể bị ô nhiễm và không an toàn. Nguồn cung cấp nước cũng có thể không an toàn. Cũng có thể xảy ra tình trạng mất điện khi lũ lụt, điều này ảnh hưởng đến việc làm lạnh, bảo quản và nấu ăn thực phẩm.
Nguy cơ mất an toàn thực phẩm sau lũ lụt và phát sinh bệnh tật nguy hiểm.
Theo khuyến cáo của Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, khi mùa mưa bão, lũ lụt xảy ra, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng thực phẩm tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm, thủy sản chế.t bệnh, chế.t không rõ nguyên nhân để làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm. Nhất định phải thực hiện ăn chín, uống chín để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, góp phần bảo đảm sức khỏe cộng đồng trong mùa mưa bão.
Nguồn nước sử dụng để ăn uống, chế biến thực phẩm trong thời gian này cũng có thể bị ô nhiễm do bị ngập úng, lụt lội. Đối với những vùng không đủ nước sạch có thể sử dụng các loại hóa chất sát khuẩn theo hướng dẫn của ngành y tế.
2. Một số lưu ý đảm bảo an toàn thực phẩm sau lũ lụt
Sau khi bão qua, lũ rút, người dân cần ăn uống đủ dinh dưỡng, ăn chín, uống chín, đảm bảo an toàn để phòng chống dịch bệnh đường tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Thực hiện vệ sinh, khử khuẩn môi trường xung quanh, nguồn nước sử dụng sau khi hết ngập lụt theo đúng hướng dẫn, khuyến cáo.
Sau đây là một số mẹo giúp bạn đảm bảo thực phẩm an toàn khi xảy ra lũ lụt.
Chuẩn bị trước khi lũ lụt
Nếu đang ở khu vực có thể bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, nên di chuyển thực phẩm và nhu yếu phẩm đến khu vực khác, tránh xa nơi dự kiến có lũ lụt.
Video đang HOT
Bảo quản thực phẩm trên cao và trong các hộp đựng an toàn, tránh xa nước lũ.
Sử dụng đá lạnh hoặc túi và hộp đựng cách nhiệt để giữ lạnh thực phẩm nếu mất điện.
Chuẩn bị sẵn một số đồ dùng thiết yếu như nước đóng chai, thực phẩm khô để được lâu như lương khô, bánh dinh dưỡng, thuố.c khử trùng và nước rửa tay.
Nên chuẩn bị lương khô để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm trong mùa mưa bão.
5 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm sau lũ lụt
Để đảm bảo thực phẩm an toàn khi ăn, thực phẩm không bị nhiễm bẩn (tức là không tiếp xúc với nước lũ) và được bảo quản ở nhiệt độ an toàn, đặc biệt là đối với thực phẩm cần giữ lạnh.
Chỉ thực phẩm trong lọ hoặc hộp kim loại kín, chưa mở, không bị hư hỏng, chống nước, kín khí mới được coi là an toàn sau khi đã được vệ sinh và khử trùng trước khi sử dụng.
Nên vứt bỏ bất kỳ thực phẩm nào có thể không an toàn do đã tiếp xúc với nước lũ. Nước lũ bị ô nhiễm có thể đã xâm nhập vào thực phẩm, bao bì và thiết bị lưu trữ. Không nếm hoặc nấu thực phẩm bị ảnh hưởng bởi lũ lụt – ngay cả thực phẩm trông hoặc có mùi an toàn cũng tiềm ẩn nguy hiểm.
Cần đảm bảo tất cả những thứ dùng để bảo quản, nấu và ăn thực phẩm đều an toàn trước khi sử dụng lại. Việc vệ sinh, khử trùng đúng cách tất cả các bề mặt và thiết bị đã tiếp xúc với nước lũ là rất quan trọng.
Khi cần xử lý nước bằng clo hoặc iốt – hãy làm theo hướng dẫn trên chai hoặc gói. Cố gắng ăn chín uống sôi trong điều kiện cho phép và nếu được thì nấu ăn gọn từng bữa, không để thức ăn lưu cữu. Rửa sạch tay trước và trong quá trình chế biến đồ ăn, sau khi đi vệ sinh.
Sử dụng nước rửa tay khô nếu không có nước sạch và xà phòng.
Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm mùa mưa bão
Theo Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế, công tác bảo đảm ATTP,, ngăn ngừa bệnh dịch trước, trong và sau bão, lũ là vô cùng quan trọng, cần phải có kế hoạch chuẩn bị trước khi vào mùa bão lụt bắt đầu.
L ựa chọn, chế biến thực phẩm an toàn
Vào thời điểm mùa mưa bão, lũ lụt, việc ăn uống, sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng rất lớn, đặc biệt ở vùng nông thôn, miền núi, nơi điều kiện sống còn nhiều khó khăn. Công tác đảm bảo ATTP trước, trong khi xảy ra bão lụt cũng như ngăn ngừa bệnh dịch sau lũ là vô cùng quan trọng, các địa phương nên có kế hoạch chuẩn bị trước khi bước vào mùa mưa bão.
Cục ATTP đưa ra một số khuyến cáo sau để bảo đảm ATTP, phòng chống dịch bệnh, góp phần bảo đảm sức khỏe cộng đồng trong mùa mưa bão.
Người tiêu dùng thận trọng lựa chọn, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm an toàn.
Theo đó, trước khi mùa mưa bão, lũ lụt, các địa phương, đơn vị cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới người dân, người tiêu dùng, người nội trợ (đặc biệt là các vùng có nguy cơ chịu ảnh hưởng của bão, lũ cao) trong việc lựa chọn, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm an toàn.
Bên cạnh đó, chủ động dự trữ các loại lương thực, thực phẩm chế biến sẵn, nước uống đóng chai, các loại vitamin, các hóa chất sát khuẩn của ngành y tế.
Các cơ quan thuộc ngành y tế chủ động xây dựng kế hoạch dự trữ hóa chất, phương tiện, nhân lực... sẵn sàng phối hợp hoặc chủ động xử lý, khắc phục khi có ngộ độc thực phẩm hoặc các bệnh dịch liên quan đến thực phẩm xảy ra, không để lan rộng trong cộng đồng.
Khi mùa mưa bão, lũ lụt xảy ra, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng thực phẩm tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm, thủy sản chế.t bệnh, chế.t không rõ nguyên nhân để làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm. Người dân nhất định phải thực hiện ăn chín, uống chín.
Đối với những vùng không đủ nước sạch, người dân có thể sử dụng các loại hóa chất sát khuẩn theo hướng dẫn của ngành y tế. Các cơ quan quản lý ATTP tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm lợi dụng tình trạng khan hiếm thực phẩm để đưa ra thị trường các loại thực phẩm không bảo đảm an toàn, vệ sinh.
Cẩn trọng nguy cơ dịch bệnh sau lũ lụt
Theo Cục ATTP, bão lũ tan, chính quyền địa phương cần chủ động hướng dẫn Nhân dân vệ sinh môi trường, tu sửa, tổng vệ sinh nguồn nước dùng cho ăn uống và các công trình công cộng.
Thông thường, sau mùa mưa bão, lũ lụt, thực phẩm sẽ khan hiếm, đắt đỏ, có nhiều nơi rơi vào tình trạng thiếu đói nhất là đối với Nhân dân miền núi hoặc vùng bị cô lập tạm thời trong khi chờ bão lút rút hẳn. Chính vì vậy, chính quyền nhanh chóng triển khai hỗ trợ Nhân dân.
Bên cạnh đó, các địa phương, đơn vị tiếp tục tăng cường thanh kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh để đảm bảo không xảy ra tình trạng thực phẩm không bảo đảm chất lượng ATTP lưu thông trên thị trường.
Nếu không may bị ngộ độc thực phẩm do sử dụng thực phẩm không đảm bảo, địa phương chủ động xử lý, khắc phục sự cố khi có ngộ độc thực phẩm, không để lan rộng trong cộng đồng.
Những ngày trong mùa mưa bão, người dân có thể dùng thực phẩm (nước tương, muối lạc...) để thay thế thức ăn từ động vật. Người dân có thể tận dụng bộ phận của cây chuối, mít non luộc chín ăn để thay thế rau xanh.
Sau mưa lũ, các địa phương cần nhanh chóng dọn vệ sinh môi trường, chôn lấp xác động vật, lau chùi nhà cửa bằng hóa chất tẩy rửa. Việc này có tác dụng lớn trong việc đề phòng ngộ độc và bệnh truyền qua thực phẩm.
Song song với đó, mùa mưa bão sẽ dẫn đến việc vệ sinh thân thể sạch sẽ bị hạn chế khiến cho dễ mắc bệnh da liễu. Quần áo bị ẩm cần giặt, phơi khô...
Ngoài Cloramin B, người dân có thể dùng phèn chua, vôi để xử lý nguồn nước bị nhiễm bẩn. Sau 30 phút, cặn lắng xuống đáy có thể gạn lấy nước trong dùng nhưng vẫn phải đun sôi mới uống được.
Cẩn trọng nguy cơ dịch bệnh sau bão lũ, lụt.
Người dân nên thực hiện các biện pháp sau để bảo đảm ATTP mùa mưa bão:
Dự trữ và bảo quản lương thực, thực phẩm an toàn, cảnh giác với các nguy cơ gây ô nhiễm (ô nhiễm vi sinh, ô nhiễm hóa học, ô nhiễm vật lý);
Rửa tay sạch bằng xà phòng và nước (hoặc chất tẩy pha loãng) sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi tiếp xúc với thực phẩm sống và trước khi ăn;
Làm vệ sinh tất cả bề mặt, dụng cụ sử dụng trong quá trình chuẩn bị thực phẩm; Không chế biến thực phẩm trực tiếp trong môi trường nước bị ngập lụt;
Bảo vệ khu vực bếp và thực phẩm tránh khỏi các loại côn trùng, sâu bọ và các động vật khác;
Không sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp bị ngâm trong nước, hoen rỉ, ngấm nước, bùn...;
Những người bị tiêu chảy hoặc có các biểu hiện khác phải tránh xa khu vực chế biến thực phẩm; phân và chất thải phải cách xa khu vực chuẩn bị thực phẩm (bếp và nhà vệ sinh phải riêng biệt).
Đặc biệt, mỗi gia đình nên có hộp thuố.c gia đình trong đó dự trữ một số thuố.c trị bệnh đường tiêu hóa và thuố.c chữa bệnh ngoài da đã được bác sí hướng dẫn cách sử dụng. Điều này là vô cùng cần thiết đối với Nhân dân thường sống trong khu vực dễ bị tác động bởi mùa mưa bão, lũ lụt.
Sau mùa bão lũ, các gia đình khó khăn thường rơi vào tình trạng rất dễ làm liều, làm ẩu trong việc chế biến thực phẩm.
Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo để đảm bảo ATTP, người dân tuyệt đối không sử dụng thực phẩm đã ôi thiu, mốc hỏng; không sử dụng gia súc, gia cầm chế.t do ngập nước, do ngộ độc hoặc chế.t không rõ nguyên nhân để chế biến làm thực phẩm.
Hải Phòng: Tăng cường phòng ngừa ngộ độc tại bếp ăn tập thể Để phòng ngừa nguy cơ ngộ độc hàng loạt tại các đơn vị, doanh nghiệp, UBND TP. Hải Phòng vừa chỉ đạo, yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp có tổ chức bếp ăn tập thể tuân thủ nghiêm túc, đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể, đặc...