Làm gì để không ‘lo thon thót’ khi con đi dã ngoại?
Theo sát con vì không yên tâm, hoặc ’sống trong sợ hãi’ cho đến khi con trở về… là tình cảnh của không ít bố mẹ khi con đi dã ngoại.
Trang bị cho con các kỹ năng giữ an toàn, cha mẹ sẽ bớt lo hơn khi con đi chơi xa – Ảnh: T.L.
Họ có quyền lo lắng, bởi thực tế đã xảy ra nhiều vụ việc đáng tiếc, mà gần đây nhất là vụ một học sinh lớp 6 của Trường THCS Xuân La (Tây Hồ, Hà Nội) bị tử vong khi đi tham quan với nhà trường.
Cha mẹ phải làm gì để bảo vệ con mình ở mức cao nhất có thể? Cách tốt nhất chính là trang bị kiến thức, kỹ năng sống cơ bản cho con.
Dạy con sẵn sàng
Đối với các em ở độ tuổi học sinh, các chuyến đi tham quan, du lịch thường được tổ chức theo đoàn và có thầy cô giáo đi cùng.
Song, dù đi cùng người lớn hoặc tự tổ chức tụ tập đi chơi theo nhóm, các em cũng cần phải được chuẩn bị rất nhiều mặt, bao gồm cả sức khoẻ, tâm lý và một số vật chất cần thiết.
Trước hết, với những chuyến đi ở địa danh xa hoặc những nơi có đồi núi, sông, hồ hoặc biển, các em phải đảm bảo sức khoẻ tốt. Bên cạnh đó, các em cũng phải vững vàng về tâm lý, đây là điều kiện quan trọng mà cha mẹ luôn phải lưu ý với các em.
Mặc dù là đi tham quan nhưng các em phải học cách sẵn sàng đối mặt với các tình huống xấu như trời mưa, địa hình khó khăn…Đặc biệt là các em ở thành thị về nông thôn, các em phải chấp nhận những thiếu thốn về vật chất, thậm chí phải học cách làm nông dân thực thụ, phải lội trên những thửa ruộng…
Các em cũng cần mang theo những dụng cụ y tế để có thể sơ cứu những vết thương nhỏ tại chỗ và một số loại thuốc sát trùng, hạ sốt dùng khi bị cảm, sốt hoặc rối loạn tiêu hoá…
Cha mẹ trang bị kỹ năng sống cho con càng sớm càng tốt – Ảnh minh họa: School Plus
Video đang HOT
Trang bị những kỹ năng cơ bản
Kỹ năng ứng xử
Trẻ đi chơi xa sẽ được tiếp xúc nhiều điều mới lạ, nhiều người lại… Cha mẹ cần dạy con kỹ năng ứng xử để hòa nhập, có thái độ đúng mực với người lạ nhưng không nghe và làm theo lời rủ rê, gạ gẫm của người lạ.
Trẻ cũng cần chú ý giữ lịch sự ở nơi công cộng, tuân thủ kỷ luật mà thầy cô đưa ra để không ảnh hưởng đến cả đoàn.
Kỹ năng giữ an toàn
Đi chơi gặp sông, núi trẻ nào cũng thích, nhưng cha mẹ cần dặn con chú ý an toàn, nhất là con không biết bơi. Lưu ý con không tự ý xuống sông, suối mà không có thầy cô hoặc không mặc áo phao, không leo trèo nghịch phá có thể bị ngã, chấn thương…
Cạnh đó, dạy con cách xử lý khi bạn chẳng may bị té ngã, đuối nước: la to báo cho người lớn, giúp đỡ bạn trong khả năng cho phép (tìm cây sào, dây để kéo bạn vào bờ).
Tuyệt đối không nhảy liều xuống cứu bạn khi con không biết bơi, giải thích cho con hiểu làm như thế nguy cơ đuối nước tập thể càng cao.
Nếu bản thân có nguy cơ đuối nước, hãy giữ bình tĩnh, kêu cứu thật to. Khi có người cứu, đừng bám chặt lấy họ mà hợp tác, thả lỏng cơ thể, nghe theo chỉ dẫn và tin tưởng người cứu hộ.
Ứng phó khi đi lạc
Cha mẹ dặn con chú ý nghe theo hướng dẫn khi đi chơi đoàn để tránh bị lạc. Trường hợp không may bị lạc, con cần giữ bình tĩnh, tìm bảo vệ, nhân viên của khu du lịch (dựa vào đồng phục, bảng tên) nhờ giúp đỡ, hoặc tìm cơ quan công an, trường học nhờ giúp đỡ.
Nếu con có đem theo điện thoại, hãy gọi ngay cho thầy cô hướng dẫn hoặc gọi cha mẹ. Với trẻ hay quên số điện thoại, cha mẹ có thể ghi số số điện thoại lên ba lô, bảng tên cho con.
Ứng phó khi bị quấy rối, bắt cóc
Ở những nơi vui chơi đông người có đủ thành phần tốt xấu, cha mẹ nên dạy con đề cao cảnh giác. Nếu chẳng may bị kẻ xấu tìm cách quấy rối hoặc bắt cóc, hãy la hét thật lớn để cầu cứu.
Trường hợp bị tấn công ở nơi vắng người, hãy giữ bình tĩnh, huy động những kỹ năng cần thiết như dùng vật nhọn để tấn công vào chỗ hiểm, dùng cát ném vào mặt… sau đó chạy thật nhanh về hướng có đông người để cầu cứu.
Kỹ năng ứng phó với các tình huống bất ngờ khác
Đi tham quan, các em có thể bất ngờ gặp phải tình huống như trời mưa to, đường trơn, cây ngã… khi đó trẻ phải biết hành động theo hướng dẫn của người phụ trách, không đứng trú mưa dưới tán cây…
Trẻ cũng có thể bị tai nạn ngã té, bị thương phải sơ cứu. Vì vậy cần dạy con kỹ năng cơ bản như làm sạch vết thương, sát trùng bằng nước hoặc bằng vải mềm, cầm máu… và nhanh chóng tìm người lớn giúp.
Theo tuoitre.vn
Lo thon thót khi con đi dã ngoại
Nhiều phụ huynh cho biết mình không an tâm khi con đi dã ngoại cùng trường nhưng không cho con đi không được.
Học sinh tham gia một chuyến dã ngoại tại Thảo cầm viên (TP.HCM) - Ảnh: Như Hùng
Quá lo lắng, không ít phụ huynh đã 'tháp tùng' con.
Con về mới thở phào
Chị H.T.H. có con học tiểu học tại TP.HCM được trường cho đi dã ngoại tại khu du lịch Suối Tiên (Q.Thủ Đức). Vì không an tâm nên chị H. đã đi cùng con.
"Đến đó tôi nghĩ mình rất sáng suốt khi tháp tùng con. Buổi trưa ăn xong, các em đi lang thang trong khu đất rất rộng. Trẻ lớp 1 sao có thể tự ý thức được nguy hiểm rủi ro. Tôi thấy các giáo viên không theo sát nhắc nhở mà tụ họp ngồi tám chuyện. May rằng hôm đó không có chuyện gì xảy ra".
Còn chị N.T.P. (Q.3) có con học lớp 3 tại TP.HCM cũng kể trường cho con đi dã ngoại ở miền Tây. Nhưng sau hôm đó về con trai chị bị ốm. Hỏi ra mới biết các em ăn xong và xuống hồ bơi tắm ngay.
"Nghe con nói như thế, tôi tìm trên Google địa điểm thì vỡ lẽ hồ bơi ở đây không có mái che. Ăn xong không được tắm, điều đó ai cũng biết nhưng thầy cô đã không quản lý tốt. Từ đó tôi không bao giờ để con tham gia".
Chị Đ.T.T. có con đang học trường mầm non ở Quảng Ngãi. Trường lên kế hoạch cuối tuần cho học sinh đi dã ngoại ở biển Sa Huỳnh. Đúng ngày đi, thời tiết thay đổi, mưa to và lạnh nhưng trường vẫn đi một ngày. Con về đến nhà an toàn chị T. mới thở phào nhẹ nhõm.
Khâu chuẩn bị là quan trọng nhất
Thường tổ chức cho học sinh đi dã ngoại, cô Lâm Hồng Lãm Thúy - hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1, TP.HCM) - chia sẻ: "Để an toàn cho học sinh, khâu tổ chức là quan trọng nhất.
Công tác tổ chức, sự quan tâm quán xuyến của giáo viên chủ nhiệm, bảo mẫu, nhân viên đến sự chuẩn bị về y tế, bảo hiểm cho học sinh và cả nơi đến cũng phải an toàn. Địa điểm phải được tiền trạm trước, nắm về địa hình, môi trường, khí hậu để lường trước mọi tình huống. Trước lúc đi, trường cho các em sinh hoạt để dặn dò".
Theo cô Thúy, những năm gần đây dã ngoại không đơn thuần là chuyến đi, mà mục đích là hướng nghiệp, cho học sinh thấy thực tế cuộc sống. Ví dụ trồng lúa ra làm sao, bắt cá thì phải như thế nào, làm sao ra được chiếc bánh... Vì thế bản thân giáo viên cũng phải nghiêm túc xem dã ngoại như một tiết dạy.
Cô cũng cho biết lúc ở trường các bé ngoan ngoãn nghe lời nhưng chỉ cần ra môi trường mới lạ, khu vui chơi là trở nên hiếu động và đôi khi không nghe lời thầy cô. Giáo viên cũng cần phải thống nhất kỷ luật với học sinh trong chuyến đi.
Còn cô Đỗ Ngọc Chi - hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Thái Học, TP.HCM - cũng lưu ý: "Dù kết hợp với công ty du lịch nhưng tuyệt đối trường không chủ quan giao hẳn, trọn gói cho công ty như họ đã ký cam kết.
Trường nên phân chia nhỏ số lượng học sinh tham gia trong mỗi lần tổ chức dã ngoại (từ 1 đến 2 khối/lần). Nên khuyến khích phụ huynh đi cùng, vừa trải nghiệm cùng con vừa tương tác với giáo viên để tăng tính an toàn cho các em".
Càng chặt chẽ càng an toàn
Chị Hồ Hồng Bảo Trâm - giám đốc một công ty giáo dục tại TP.HCM, nơi có khóa học đào tạo kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích - nói: "Đi dã ngoại thì khâu tổ chức chuẩn bị chặt chẽ chừng nào thì mức độ an toàn sẽ càng cao.
Giáo viên phải đảm bảo học sinh hiểu được các kiến thức về phòng chống tai nạn thương tích cần thiết trước khi tham quan một địa điểm nào đó. Công tác khảo sát, xử lý tình huống, kiểm tra thiết bị cứu hộ và lập sẵn các phương án cứu hộ, ai được cứu hộ và cứu hộ luôn sẵn sàng trong chuyến đi".
Theo tuoitre.vn
Xảy ra tình huống bất ngờ, cả tôi và người yêu đều phải đứng trước sự lựa chọn khó khăn Anh phải chọn bên tình bên hiếu, còn tôi phải chọn giữa người yêu và em gái. Anh hết lời giải thích nhưng chẳng ai chấp nhận. (Ảnh minh họa) Bố mẹ tôi qua đời sớm. Khi ấy em gái tôi còn quá nhỏ để hiểu hết nỗi đau này. Nhờ khoản trợ cấp xã hội và tài sản bố mẹ để lại,...