Làm gì để giảm thiểu vấn nạn sao chép luận văn, luận án?
Nhiều năm gần đây, vấn nạn sao chép luận văn, luận án đang là nỗi bức xúc rất lớn. Và vấn nạn này không chỉ tồn tại với giới sinh viên mà ngay cả với những người làm thạc sĩ, tiến sĩ. Làm gì để kiểm soát được vấn nạn này đang là việc mà các nhà trường phải có biện pháp cụ thể.
Vấn nạn sao chép luận văn đang tồn tại không chỉ riêng với sinh viên. ảnh: Thể thao & Văn hóa
Theo ông Phạm Văn Vu – Tổng thư ký Hội Thông tin Khoa học Công nghệ Việt Nam thì chúng ta không nên cấm và cũng không thể cấm sinh viên lấy tư liệu cho mình từ các luận văn cũ, nhất là các luận văn tốt nghiệp của sinh viên hoàn toàn không phải tài liệu mật. Vấn đề cần làm theo ông Vu là phải giáo dục về sở hữu trí tuệ cho sinh viên để các em biết tôn trọng những nghiên cứu trước đó và nếu có trích dẫn thì phải ghi rõ nguồn. Quan trọng hơn với sinh viên là thông tin từ các nguồn được khai thác phải trở thành kiến thức và sáng tạo mới.
Ở góc độ của người trong cuộc từng bị sao chép luận án, một tiến sĩ cho rằng việc cần làm là đưa tất cả các nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án lên mạng. Việc này vừa nhằm phổ biến kiến thức khoa học, vừa là động lực để cho các nhà nghiên cứu không dám sao chép. Thứ hai là nên sử dụng phần mềm chống đạo văn. Khi đó, các nhà nghiên cứu buộc phải nộp file mềm các công trình nghiên cứu khoa học, các luận văn, luận án để chạy chương trình cho ra kết quả. Thứ ba, cần có các biện pháp nghiêm minh đối với những trường hợp đạo văn. Theo đó, không chỉ xử lý người đạo văn mà cả những người chấm cũng phải chịu trách nhiệm nếu họ cho thông qua.
Video đang HOT
Tuy nhiên, cũng phải tìm nguyên nhân cho rõ ràng về vấn nạn sao chép luận văn do đâu mà có? Hẳn rằng, nếu sinh viên làm tốt nghiệp với một danh sách đề tài có sẵn được nhà trường khuyến cáo lựa chọn thì cách làm tốt nhất là tìm kiếm các luận văn cũ về đề tài đó. Khi đó, nếu những người hướng dẫn làm việc một cách có trách nhiệm thì chưa cần có phần mềm để kiểm tra cũng biết ngay xem sinh viên có sao chép luận văn hay không. Theo TS Quách Tuấn Ngọc – nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo, cứ mỗi năm qua đi thì rất nhiều vấn đề mới lại nảy sinh xung quanh một đề tài cũ. Vì thế, nhiệm vụ của cả thầy và trò là làm sao trong những luận văn mới phải thể hiện được điều đó bên cạnh việc cập nhật các tri thức tiếp thu được từ những luận văn cũ. TS Quách Tuấn Ngọc còn cho rằng, nếu luận văn của các thế hệ sinh viên tiếp sau có được 20 – 30% tri thức mới thì cũng là thành quả đáng ghi nhận rồi. Vấn đề ở đây theo ông là đội ngũ những người thầy phải làm việc thật sự trách nhiệm với các học trò do họ hướng dẫn và công luận không nên chỉ tập trung phê phán sinh viên.
Theo viettimes.vn
Kỷ luật cả hướng dẫn lẫn hội đồng bảo vệ vì không phát hiện học viên "đạo văn"
Cả người hướng dẫn lẫn 5 thành viên của hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ tại Trường ĐH Sư phạm đã bị kỷ luật sau khi luận văn này bị phát hiện đạo văn từ một luận án tiến sĩ.
Sự "hi hữu" trong vụ "đạo văn" này là ở chỗ, người hướng dẫn luận văn thạc sĩ được kết luận là sao chép đồng thời cũng là thành viên hội đồng bảo vệ luận án tiến sĩ bị sao chép.
Vào năm 2015, PGS.TS Đào Đức Doãn (hiện là Bí thư Đảng ủy, Trưởng Khoa Lý luận Chính trị và Giáo dục công dân, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) là thành viên hội đồng bảo vệ cơ sở cũng như hội hội đồng bảo vệ chính thức luận án tiến sĩ của bà Bùi Thị Thanh Huyền.
Vài tháng sau, ông Doãn với vai trò là người hướng dẫn luận văn thạc sĩ cho ông Trần Văn Hải (công tác tại Trường CĐ Cần Thơ) nhưng không phát hiện nội dung luận văn của ông Hải sao chép gần như toàn bộ luận án của bà Huyền.
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Văn Hiền, Trưởng phòng Hành chính - Tổng hợp, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, sau khi sự việc này được phát hiện, nhà trường đã lập Hội đồng thẩm định và đưa ra quyết định không công nhận, thu hồi bằng thạc sĩ của ông Trần Văn Hải từ 25/5/2017. Bằng thạc sĩ đã được trường cấp cho ông Hải từ tháng 8/2015.
Ngoài ra, Trường ĐH Sư phạm đã có quyết định xử lý kỷ luật đối với ông Doãn và 5 thành viên hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ của ông Trần Văn Hải.
Theo đó, hình thức kỷ luật đối với 5 thành viên hội đồng bảo vệ luận văn là dừng việc tham gia hội đồng đánh giá luận văn, luận án trong một năm.
Ông Doãn là cán bộ hướng dẫn luận văn thạc sĩ của ông Hải phải chịu hình thức kỷ luật là dừng việc hướng dẫn luận văn, luận án và tham gia hội đồng đánh giá luận văn, luận án trong 1 năm, kể từ 1/7/2017-30/6/2018.
Ông Hiền cũng cho biết, hiện tại, để ngăn chặn vụ việc đạo văn, nhà trường đã mua phần mềm chống đạo văn Turnitin và triển khai cho toàn bộ cán bộ, giảng viên nhà trường.
Trường hợp nêu trên cũng là trường hợp đầu tiên bị phát hiện có sao chép luận văn tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Theo vietnamnet.vn
Ngôi trường 15 năm tiên phong đào tạo cử nhân quản lý sở hữu trí tuệ Đến tháng 6/2019, Khoa Khoa học Quản lí, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn sẽ chính thức đào tạo Thạc sĩ Quản lý Sở hữu trí tuệ. Tiên phong đào tạo sở hữu trí tuệ Sở hữu trí tuệ, hay có khi còn gọi là tài sản trí tuệ, là những sản phẩm sáng tạo của bộ óc con...