Làm gì để có giáo sư chất lượng?
Việc bùng nổ số lượng giáo sư, phó giáo sư được công nhận trong năm 2017 là giọt nước tràn ly cho thấy quy trình và cách thức công nhận đã không còn phù hợp, cần thay đổi mạnh mẽ để người nhận học hàm này xứng đáng với giá trị được trao.
Nhiều ý kiến cho rằng cần xem xét giao việc công nhận giáo sư, phó giáo sư về các trường ĐH – Ảnh: Ngọc Thắng
Trước thực tế này, Báo mở diễn đàn “Làm sao để có giáo sư chất lượng?” với mong muốn tiếp nhận nhiều ý kiến đa chiều nhằm thúc đẩy nhanh quá trình thay đổi.
Cần định vị lại cho đúng thế nào là phó giáo sư, giáo sư
Tôi không ủng hộ kiểu vinh danh những người đạt tiêu chuẩn giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) như hiện nay. Nó là một minh chứng cho việc hiểu sai vị trí, vai trò của PGS, GS dẫn đến cách làm của VN càng làm càng sai. Cứ “tôn vinh” các PGS, GS bằng cách tổ chức lễ trao chứng nhận, rồi trả lời phỏng vấn báo chí rình rang, trong khi những điều PGS, GS cần thực sự cho công việc như phòng làm việc, máy móc, sách báo thì không có.
Vì vậy, cần phải định vị lại cho đúng thế nào là PGS, GS. Trước hết, phải cải tổ thang bậc thăng tiến ở ĐH. Điều quan trọng nhất là phải xem chuyện GS, PGS là thang bậc nghề nghiệp chứ không phải phẩm hàm, danh hiệu ban tặng để làm sang khi ra ngoài xã hội. Hiểu đúng như thế thì mới thấy rằng đây là vị trí công việc, không khác gì 7 bậc thợ trong nhà máy, hay các mức chuyên viên. Mỗi bậc sẽ gắn với tiêu chuẩn lựa chọn, tuyển dụng, nhiệm vụ, quyền lợi cụ thể rõ ràng. Hiểu như thế mới thấy rằng đây là nhiệm vụ và trách nhiệm của từng trường ĐH, không có PGS, GS chung chung mà chỉ có PGS, GS gắn với vị trí công việc cụ thể tại các trường ĐH để tránh bệnh háo danh đang trầm kha trong xã hội mà phần nào cũng do quan niệm sai về PGS, GS ở VN hiện nay.
Trong bối cảnh VN hiện nay, cần tách biệt giữa trường công lập và trường tư thục. Với trường ĐH tư thục (hoặc các trường không sử dụng nguồn ngân sách nhà nước), thì nên để họ tự chủ hoàn toàn việc bổ nhiệm PGS, GS. Nếu họ bổ nhiệm tràn lan bừa bãi, hay bổ nhiệm những người kém cỏi thì họ sẽ tự bị đào thải bởi thị trường. Với các trường ĐH công lập, Bộ GD-ĐT nên để các trường tự xét duyệt, tuyển dụng, bổ nhiệm PGS, GS nhưng có thể ra một quy định về sàn (tối thiểu bao nhiêu công trình, cần khống chế số lượng GS, PGS). Ví dụ, số GS chỉ chiếm không quá 10% giảng viên, số PGS chiếm không quá 30% số giảng viên với quy định về trách nhiệm và quyền hạn cụ thể. Tránh tình trạng PGS, GS suốt đời mà khi một cá nhân không còn làm việc ở một trường ĐH nữa thì người đó cũng không còn chức danh PGS, GS. Bộ GD-ĐT sẽ chỉ đóng vai trò thanh kiểm tra quá trình bổ nhiệm PGS, GS của các trường.
(Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển CNTT, Trường ĐH Hà Nội)
Video đang HOT
Nên giao cho từng trường ĐH hoặc nhóm trường
Việc bỏ phiếu để công nhận đạt chuẩn chức danh GS, PGS là không phù hợp. Ngay hội đồng ngành khi phải xét quá nhiều cá nhân khác nhau cũng sẽ dẫn tới việc quá tải, đôi khi không kiểm soát hết thông tin. Chỉ nói đơn giản việc chấm điểm bài báo, theo quy định có thể chấm từ 0 – 2 điểm. Tuy nhiên, cùng một bài báo có thể chấm ở mức khác nhau tùy người.
Nên giao về cho các trường thực hiện riêng lẻ hoặc liên kết một nhóm trường. Nhiều nước trên thế giới, các trường ĐH tự thực hiện việc bổ nhiệm chức danh này. Trường thực hiện và tự chịu trách nhiệm về việc này.
Hiệu trưởng một trường ĐH ngành kỹ thuật tại TP.HCM
Chỉ nên phong GS, PGS cho nhà giáo
Thật sự cách thức công nhận các chức danh GS, PGS hiện nay chưa phù hợp lắm. Chẳng hạn ở cách thức công nhận của Hội đồng chức danh GS nhà nước. Đã gọi là công nhận thì chỉ cần đạt đủ tiêu chuẩn là được công nhận, đằng này việc bỏ phiếu kín ở giai đoạn này không phù hợp. Vì rất có thể sẽ xảy ra tình trạng ứng viên có điểm cao nhưng không đủ tín nhiệm có thể bị đánh rớt trong khi ứng viên điểm thấp hơn lại được chọn.
Bên cạnh đó, GS và PGS thực chất chỉ là chức danh nghề nghiệp của nhà giáo. Vì vậy, chỉ nên phong cho những người trực tiếp làm nhiệm vụ giảng dạy.
Hơn nữa, việc bổ nhiệm các chức danh này cũng cần tuân theo thông lệ của thế giới. Theo luật Giáo dục thì việc này nên giao về cho các trường ĐH. Dựa trên bộ quy chuẩn cụ thể, các trường thực hiện và công bố thông tin rộng rãi để xã hội đánh giá.
PGS-TS Đồng Văn Hướng
(Phó hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM)
Theo TNO
Bộ trưởng Giáo dục Mỹ có bằng cử nhân, không phải giáo sư
Theo TS Mark Ashwill, người làm công tác quản lý ở Mỹ không cần là giáo sư. Học vị của Bộ trưởng Giáo dục Mỹ hiện nay là cử nhân. Chức danh giáo sư gắn với giảng dạy và nghiên cứu.
Chủ nhiệm chương trình tiếng Việt của Đại học Harvard cho biết khi một giáo sư chuyển công tác sang trường khác hoặc cơ quan khác, chức danh giáo sư sẽ không còn. Ảnh: NVCC
"Người đứng đầu cũng như những thành viên khác của Bộ Giáo dục Mỹ không phải là . Betsy DeVos - Bộ trưởng Giáo dục Mỹ hiện tại - có bằng BA (cử nhân) về kinh tế và là nữ doanh nhân", TS Mark Ashwill - giám đốc điều hành Công ty Du học Capstone Việt Nam - .
Xác nhận thông tin này, GS Ngô Như Bình - chủ nhiệm chương trình tiếng Việt tại Đại học Harvard - cho biết chức danh giáo sư do các trường đại học Mỹ tự chủ. Đại học phong chức danh và nó có giá trị trong trường. Khi chuyển công tác sang trường hoặc cơ quan khác, chức danh đó cũng không còn nữa.
"Những người nắm giữ chức vụ quan trọng trong chính phủ Mỹ có thể trước đó là giáo sư, khi đó họ công tác tại trường đại học. Nếu không còn giảng dạy, người đó cũng không mang chức danh giáo sư. Khi giới thiệu về quan chức, người ta chỉ nói là ông, bà hay tiến sĩ kèm tên, chứ không giới thiệu giáo sư kèm tên", ông Bình thông tin.
Theo TS Đinh Công Bằng, chuyên gia giáo dục tại Mỹ, "Bộ Giáo dục của bang hay liên bang bổ nhiệm hoặc thăng chức cá nhân không theo bằng cấp".
Báo cáo không trung thực sẽ bị tước chức danh
Theo một số chuyên gia giáo dục tại Mỹ, giáo sư nước này có 3 mức: Assistant professor (giáo sư trợ lý), Associate professor (Việt Nam gọi là phó giáo sư) và Full professor (giáo sư). Trong đó, giáo sư trợ lý là chức danh sau khi học xong PhD (tiến sĩ).
TS Ashwill cho hay trường và khoa sẽ lập ra ủy ban tìm kiếm ứng viên cho vị trí giáo sư trợ lý. Cuộc phỏng vấn thường kéo dài một ngày, bao gồm gặp gỡ cá nhân với những nhân vật chủ chốt hoặc nhóm liên quan.
Thậm chí, ứng viên có thể phải chuẩn bị một bài giảng với sự tham gia của sinh viên và thành viên khác. Sau đó, ủy ban tìm kiếm sẽ lấy ý kiến phản hồi từ những người liên quan.
"Sau 6 năm, người giảng dạy tốt sẽ là phó giáo sư. Phần lớn ở mãi vị trí đó. Một số người tiếp tục phát triển nghiên cứu, trở thành 'cây đa cây đề' trong ngành, là bộ mặt của trường thì lên giáo sư", TS Bằng thông tin.
Trong nhiều năm, ông Đinh Công Bằng (trái) hỗ trợ sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam tại Mỹ về lựa chọn trường, ngành nghề, tìm việc ở Mỹ sau khi tốt nghiệp. Ảnh: NVCC.
Người đàn ông này cho hay quá trình phong hàm tại các trường diễn ra tương đối chặt chẽ, đặc biệt tại đại học top đầu.
Với Đại học Stanford, tùy theo chuyên ngành, tỷ lệ giáo sư trợ lý không thể lên phó giáo sư có thể hơn 90%. Toàn bộ số này bị cho nghỉ việc. Trong khi đó, ở những trường xếp hạng 100, tỷ lệ lên phó giáo sư 70%-80%.
Với chức danh phó giáo sư và giáo sư, công việc sẽ được đảm bảo hơn. Đặc biệt, hàm giáo sư có mức lương cao và bắt buộc phải nghiên cứu. Trong trường hợp phát hiện dữ liệu giả hay báo cáo không trung thực, giáo sư sẽ bị đuổi việc, tước mọi chức danh.
Điển hình là trường hợp của Jodi Whitaker, giảng viên khoa Truyền thông của Đại học Arizona. Theo The Daily Wildcat, năm 2017, Whitaker bị tước chức danh giáo sư trợ lý sau khi Hội đồng Quản trị bang Ohio phát hiện những bất thường trong nghiên cứu mà bà đăng trên một tạp chí khoa học năm 2012.
Theo Zing
Rà soát giáo sư, phó giáo sư: Kết quả có thay đổi? Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước dự kiến sẽ có cuộc họp vào ngày mai (27-2), để "chốt" về việc rà soát hồ sơ ứng viên giáo sư, phó giáo sư năm 2017. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ (thứ 3 từ phải qua) trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư năm 2016 Sau khi Hội đồng Chức...