Làm được gì sau khi học?

Theo dõi VGT trên

Trăn trở này không chỉ có tôi mà rất nhiều phụ huynh. Dù chương trình mới hay cũ, điều quan trọng nhất là ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

Làm được gì sau khi học? - Hình 1

Ảnh minh họa

Môn tiếng Việt theo tinh thần là dạy cho học sinh 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho thành thạo nhưng không ít lần tôi bắt gặp những lá đơn xin phép đầy lỗi chính tả, chữ viết cẩu thả, dấu chấm, dấu phẩy loạn xạ của những em học sinh dù đang học ở cấp 2.

Dường như hiện nay, vấn đề chữ viết của học sinh chưa được quan tâm đúng mức. Tôi nhớ những ngày đi học, các thầy cô giáo rất chú trọng đến việc rèn chữ viết cho học sinh. Tư thế cầm viết, ngồi vào bàn thế nào để không mỏi tay, hoa mắt. Đặc biệt là phải dùng bút bơm mực thì nét chữ mới được chỉnh chu.

Một bài chính tả có thể được viết đi, viết lại nhiều lần để nhớ những từ khó cũng như để nét chữ được cứng cáp hơn. Có nhiều lúc đầu óc mệt mỏi, tay lấm lem mực nhưng trong lòng thì vui vô cùng vì được thầy cô khen là cân đối và đúng chính tả.

Tôi và bạn bè của mình luôn cố gắng luyện tập bởi vì viết không rõ ràng và sai chính tả thì sẽ bị trừ điểm.

Bây giờ, trẻ con phải học nhiều môn hơn ngày xưa nên có ít thời gian luyện chữ viết chăng? Các em cũng đã bắt đầu làm quen với cây viết bi. Phải chăng đây là một trong những nguyên nhân làm cho nét chữ mất đi vẻ đẹp chân phương của nó?

Ngày xưa, chúng tôi phải viết những bài tập thầy cô cho về nhà để làm và xem đây là dịp để rèn luyện chữ viết của mình. Bây giờ, mọi việc đã có trong sách bài tập, tài liệu photo với những dòng chừa trống bên dưới để làm bài, học sinh chỉ cần điền vào đó là xong!

Xã hội hiện đại, việc dạy và học cũng được nhiều thiết bị hỗ trợ hơn nhưng nét chữ dần mất đi cái hồn của nó. Hàng năm vẫn có những cuộc thi Văn hay chữ tốt hay Vở sạch chữ đẹp nhưng chỉ dành cho học sinh khá, giỏi và được các thầy cô bồi dưỡng theo kiểu luyện gà chọi.

Video đang HOT

Đại bộ phận còn lại thì cứ vô tư với chữ viết của mình. Các em viết theo kiểu văn nói hàng ngày hay dùng ngôn ngữ mạng, có đôi lúc còn dùng những từ ngữ mà chỉ có các em mới hiểu và ít quan tâm đến vấn đề chính tả đúng hay sai.

“Con cá này làm thế nào cho sạch vậy mẹ ?” – Một lần, đến thăm nhà một người bạn, chợt nghe con gái của chị – Một cô bé học lớp 10 hỏi chị như thế. Lần khác, khi đi dã ngoại cùng gia đình, tôi chứng kiến 2 cô cậu đang ở độ tuổi teen cứ loay hoay với nồi cơm nửa sống nửa chín và cuối cùng là đem bỏ đi!

Quả thật, có những việc hết sức đơn giản nhưng nhiều cô cậu bé đang ở độ tuổi mới lớn không thể nào làm được. Ở góc độ xã hội, tôi gọi những cô cậu bé này là những đứa trẻ nhiều tuổi bởi vì cách ứng xử của các em cho thấy rằng các em còn thiếu những kỹ năng sống cần thiết ở lứa tuổi của mình.

Những bài học về kỹ năng qua những hoạt động học tập, trải nghiệm chưa được các em thẩm thấu một cách nghiêm túc. Có em còn được cha mẹ cho tham gia những câu lạc bộ, trại hè … với mục đích tích lũy thêm kinh nghiệm cho bước đường đời sau này, tuy nhiên đâu lại vào đấy khi các em trở về nhà!

Nhiều cô cậu thành thạo trong việc sử dụng mạng xã hội nhưng không biết làm thế nào để chuẩn bị một bữa ăn cho gia đình hay sửa chữa những vật dụng hư hỏng trong nhà.

Bộ môn Giáo dục thể chất trong nhà trường chỉ đơn thuần là giảng dạy các động tác, bài tập liên quan đến từng phân môn thể thao chứ ít chú trọng đến vấn đề bảo vệ sức khỏe khi tham gia thể thao. Việc thiếu giáo viên chuyên trách am hiểu về những kiến thức y sinh học để nâng cao sức khỏe và thành tích của người tập cũng như định hướng cho học sinh chọn lựa môn thể thao thích hợp ảnh hưởng đến việc rèn luyện và nâng cao thể chất cho học sinh.

Đó là chưa kể việc cơ sở vật chất phục vụ tập luyện chưa đáp ứng được yêu cầu cơ bản, có nhiều khi phải tập “chay “. Đa số các tiết thể dục trong tuần chỉ giúp cho học sinh thư giãn, giải tỏa áp lực học tập chứ không thể coi là tập luyện thể thao, rèn luyện sức khỏe đúng nghĩa.

Chỉ vì được luyện tập một cách máy móc nên giờ học thể dục chưa thực sự tạo được sự hứng khởi cho học sinh cũng như hiệu quả tích cực của việc làm thế nào để chơi thể thao đúng cách lan tỏa đển cộng đồng .

Môn Âm nhạc đã được giảng dạy tại bậc tiểu học, trung học cơ sở và theo lộ trình thực hiện chương trình mới bậc trung học phổ thông cũng sẽ thực hiện môn năng khiếu này. Ở góc độ chuyên môn, tôi cho rằng các giáo trình soạn thảo hiện nay quá hàn lâm với lý thuyết, nhạc lý mà quên đi tính quần chúng của âm nhạc hay nói đúng hơn là hướng học sinh đến với âm nhạc theo cách dân gian thường làm – Dạy cho các em biết hát những ca khúc theo kiểu bắt chước trước khi hiểu thế nào là cao độ, trường độ, dấu thăng, dấu giáng … Khi học sinh mệt mỏi với những kiến thức âm nhạc bác học, cảm hứng để hát cũng dần dần tan biến và mất đi. Có quá lời không khi nói rằng : Âm nhạc hiện nay đang thiếu những ca khúc hay cho lứa tuổi thiếu niên nhi đồng.

Ngày xưa, có những thế hệ nhạc sĩ yêu trẻ con, gần gũi và đồng cảm vì thế luôn có những sáng tác đi vào lòng người : Chiếc đèn ông sao của Phạm Tuyên, Trường làng tôi của Phạm Trọng Cầu hay Em là hoa hồng nhỏ của Trịnh Công Sơn…

Đời sống âm nhạc hiện nay dường như có sự không công bằng khi nhạc trẻ, nhạc giải trí được phổ biến nhiều hơn, lực lượng sáng tác những thể loại này và người nghe cũng nhiều hơn và chính những yếu tố như thế ảnh hưởng đến việc cảm thụ và thẩm thấu âm nhạc của trẻ.

Có những thí sinh lứa tuổi thiếu niên lại vô tư hát những ca khúc của người lớn tại những cuộc thi trên truyền hình và những lời nhận xét có cánh của ban giám khảo vô tình làm cho các thí sinh và ngay cả khán giả cùng trang lứa hay thậm chí là các bậc cha mẹ ngộ nhận rằng điều đó là đúng và thế là việc bắt chước hát theo cũng xuất phát từ đây.

Có rất nhiều điều đáng nói trong việc giáo dục trẻ tại nhà trường hiện nay. Người lớn sẽ có lỗi nếu để trẻ tiếp nhận kiến thức một cách thụ động mà không vận dụng được nhiều vào cuộc sống với những kiến thức chỉ nằm trên sách giáo khoa mà không được tương tác hiệu quả với môi trường bên ngoài.

Định hướng và lan tỏa cái hay, cái đẹp theo tâm sinh lý lứa tuổi là một việc rất cẩn thiết để trẻ có được những kỹ năng sống cần thiết cho chính mình và phục vụ tích cực cho cộng đồng chứ không phải là những con điểm đẹp làm tiêu chí cho những thành tích ghi nhận trên giấy hiện nay.

Nhận xét nhiều học sinh cùng lúc: Khó khả thi, dẫn tới đối phó

Nhiều giáo viên cho rằng, Thông tư 26/2020 của Bộ GD&ĐT về Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS-THPT (có hiệu lực từ tháng 11) yêu cầu vừa nhận xét vừa cho điểm với tất cả các môn là bất hợp lý, khó tránh khỏi cách làm hình thức, đối phó.

Nhận xét nhiều học sinh cùng lúc: Khó khả thi, dẫn tới đối phó - Hình 1


Mỗi học sinh đều phải được nhận xét, đánh giá theo các hình thức khác nhau và phù hợp thực tiễn dạy học. Ảnh: Nguyễn Hà

Khó nhớ hết học sinh

Thông tư 26 quy định, giáo viên kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số đối với tất cả các môn học còn lại (theo quy định cũ, chỉ đánh giá bằng nhận xét với các môn Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục; đánh giá bằng điểm số với các môn còn lại như Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Vật lý, Hoá học, Địa lý, Giáo dục công dân...).

Trong đó, đánh giá bằng nhận xét yêu cầu đánh giá rõ về sự tiến bộ, thái độ, hành vi và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập của học sinh sau mỗi học kỳ, cả năm học. Đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10 kết quả thực hiện các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với môn học quy định trong chương trình giáo dục phổ thông.

Cô Nguyễn Thị Thu Nguyệt, giáo viên dạy Địa lý ở một trường THPT tại TPHCM, cho rằng, sự thay đổi này bất hợp lý và thêm việc cho giáo viên. Ở lớp 10, lớp 11, môn Địa lý chỉ có 1 tiết/tuần; cùng lúc, cô Nguyệt đứng 10 lớp với khoảng 500 học sinh. Với 45 phút trên lớp, cô giảng bài là chủ yếu, có rất ít thời gian để tương tác, ghi nhớ đặc điểm của từng học sinh để có thể nhận xét bằng lời. Đồng nghiệp của cô dạy 22 lớp, môn Giáo dục quốc phòng.

"Đánh giá bằng điểm số và nhận xét phù hợp ở các môn như Toán, Văn, Ngoại ngữ vì mỗi tuần có đến 2-3 tiết, giáo viên chỉ dạy 2-3 lớp hoặc ở bậc tiểu học, giáo viên chỉ đứng 1 lớp. Còn yêu cầu giáo viên các môn khác nhận xét khó tránh khỏi chuyện nhận xét hình thức, đối phó", cô Nguyệt nói.

Cô Nguyễn Thị Thuỷ, giáo viên dạy Lịch sử, Trường THPT Nguyễn Huệ (Hà Tĩnh), cho rằng, không nhất thiết phải nhận xét bằng lời vào học bạ, vì trong quá trình học luôn có sự tương tác giữa giáo viên và học sinh như hỏi bài, trả lời câu hỏi học tập... Khi học sinh trả lời đúng hoặc sai, giáo viên đều có nhận xét cho từng em. Hay đang trong giờ học, có học sinh nghịch ngợm, không tập trung, giáo viên cũng nhắc nhở trực tiếp, giúp em đó tiến bộ. Đó là đánh giá cả quá trình, vì thế yêu cầu nhận xét bằng lời vào sổ đối với môn nhiều lớp sẽ khiến giáo viên rất vất vả, cô Thủy nói.

Thầy Lê Ngọc Nội, người có nhiều năm làm hiệu trưởng Trường THPT Sầm Sơn (Thanh Hoá), nói rằng, dù Ban giám hiệu có yêu cầu giáo viên các bộ môn đánh giá, nhận xét đặc điểm, thái độ từng học sinh, nhưng cũng khó có thể thực hiện được. Hai nhóm học sinh có thể nhận xét chính xác là học sinh giỏi và học sinh yếu kém vì các em khá nổi bật trong lớp, còn với học sinh trung bình, khó đòi hỏi giáo viên nhận xét chi tiết từng em. Trường hiện thiếu giáo viên, có môn, giáo viên phải dạy 13 lớp cùng lúc. Do đó, nhận xét bằng điểm số vẫn là chính, còn nhận xét bằng lời chỉ đánh giá về tinh thần, thái độ học tập chung, thầy Nội nói.

"Chỉ đánh giá điểm số là vô cảm"

Thầy Nguyễn Văn Hoà, Chủ tịch Hội đồng Trường THCS-THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội), nhận định, thay đổi đánh giá học sinh cả điểm số và nhận xét là rất nhân văn, vì lâu nay chỉ đánh giá quá trình học tập của học sinh bằng điểm sẽ đơn giản với giáo viên, nhưng vô cảm với các em. Học tập là cả quá trình, nhiều em học tập rất chăm chỉ, có ý thức, nhưng khi kiểm tra, có thể vì lý do nào đó, điểm chưa cao hoặc ngược lại, có học sinh học tập chưa nghiêm túc, nhưng kiểm tra đạt điểm tốt. Do đó, giáo viên dù dạy môn 1 tiết/tuần hoặc dạy nhiều lớp vẫn phải biết học sinh có thái độ, cảm xúc ra sao. Biết là chưa đủ mà còn phải quan sát để hiểu từng học sinh, quan tâm đến từng em để có phương pháp dạy học hiệu quả, giúp từng học sinh tiến bộ.

Tuy nhiên, thầy Hoà cũng cho rằng, để làm được điều đó rất khó, giáo viên vất vả, bận rộn hơn. Vì thế, hiệu trưởng phải lao tâm khổ tứ tìm cách thay đổi cách nghĩ của giáo viên, giúp họ tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện về thời gian. "Nếu không, người ta sẽ làm theo kiểu đổi phó, cho xong. Giáo dục không nên đối phó, vô cảm vì thầy cô dạy học chính là đào tạo con người. Có những môn học chỉ 1 tiết/tuần nhưng giáo viên vô cảm, học sinh không hào hứng, thậm chí bị xúc phạm cũng ảnh hưởng tâm lý của em đó đến nhiều năm sau", thầy nói.

Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học - Bộ GD&ĐT, nói rằng, việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình tổ chức các hoạt động học và được thiết kế ở kế hoạch bài dạy thông qua các hình thức như: hỏi - đáp, viết, thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập... Với mỗi hình thức này, khi đánh giá bằng điểm số, giáo viên phải thông báo trước cho học sinh và định hướng cho các em tự học.

Còn nhận xét bằng lời được chú trọng qua cả quá trình học và kết quả thực hiện của học sinh theo yêu cầu của câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập đã được nêu cụ thể trong kế hoạch bài dạy. "Việc đánh giá học sinh bằng lời nhận xét, giáo viên phải cụ thể vào bài học, nội dung học tập, chứ không nhận xét chung chung", ông Thành nói.

Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học - Bộ GD&ĐT, cho rằng, nếu giáo viên dạy các môn ít tiết (35 tiết/ năm), có số học sinh đông, cần kết hợp đánh giá một cách linh hoạt. Có thể nhận xét trực tiếp trong giờ học đối với một số học sinh, nhất là những em cần quan tâm, giúp đỡ; nhận xét vào bài kiểm tra viết hoặc bài tập, nhiệm vụ vận dụng được giao về nhà...

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Rộ hình ảnh nhiều vết tiêm bất thường trên tay Từ Hy Viên khi qua đời, cái chết nghi có uẩn khúcRộ hình ảnh nhiều vết tiêm bất thường trên tay Từ Hy Viên khi qua đời, cái chết nghi có uẩn khúc
11:27:45 06/02/2025
Bé gái trộm bộ trang sức trị giá 3,4 tỷ đồng của mẹ để bán với giá chỉ 200.000 đồng, mục đích phía sau gây tranh cãiBé gái trộm bộ trang sức trị giá 3,4 tỷ đồng của mẹ để bán với giá chỉ 200.000 đồng, mục đích phía sau gây tranh cãi
15:33:45 06/02/2025
Video 23 giây nghi Từ Hy Viên tuyệt vọng khóc nức nở, nói những điều kỳ lạ trước khi qua đờiVideo 23 giây nghi Từ Hy Viên tuyệt vọng khóc nức nở, nói những điều kỳ lạ trước khi qua đời
13:45:27 06/02/2025
Thanh niên đi bán cơm rang và đồ lót vỉa hè thành triệu phú đứng sau "đế chế" Baby Three: Cuộc đời ly kỳ hơn cả phim!Thanh niên đi bán cơm rang và đồ lót vỉa hè thành triệu phú đứng sau "đế chế" Baby Three: Cuộc đời ly kỳ hơn cả phim!
13:08:29 06/02/2025
Trấn Thành đã bị đánh bạiTrấn Thành đã bị đánh bại
13:36:22 06/02/2025
Phản ứng gắt của ông trùm showbiz khi bị nghi lây bệnh cúm cho Từ Hy ViênPhản ứng gắt của ông trùm showbiz khi bị nghi lây bệnh cúm cho Từ Hy Viên
13:53:57 06/02/2025
Con trai NS Lê Giang lên tiếng khi netizen yêu cầu can ngăn mẹ vụ drama chê phim Trấn ThànhCon trai NS Lê Giang lên tiếng khi netizen yêu cầu can ngăn mẹ vụ drama chê phim Trấn Thành
15:07:53 06/02/2025
Xử phạt đối tượng đăng thông tin sai sự thật về an ninh trật tự ở huyện Cư KuinXử phạt đối tượng đăng thông tin sai sự thật về an ninh trật tự ở huyện Cư Kuin
12:51:32 06/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Đàm Vĩnh Hưng mất hơn 4 ngón chân?

Đàm Vĩnh Hưng mất hơn 4 ngón chân?

Sao việt

17:15:30 06/02/2025
Một người chưa lộ danh tính khẳng định thương tật của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng nghiêm trọng hơn nhiều so với những gì truyền thông, mạng xã hội đăng tải, phát tán.
LHQ cảnh báo về kế hoạch kiểm soát Gaza của Tổng thống Trump

LHQ cảnh báo về kế hoạch kiểm soát Gaza của Tổng thống Trump

Thế giới

17:13:45 06/02/2025
Tương lai của Gaza vẫn là một vấn đề nhạy cảm, thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế và đặt ra nhiều thách thức trong việc tìm kiếm một giải pháp lâu dài và bền vững.
NSƯT Chiều Xuân khóc nấc trong phòng chiếu phim 'Đèn âm hồn'

NSƯT Chiều Xuân khóc nấc trong phòng chiếu phim 'Đèn âm hồn'

Hậu trường phim

17:09:15 06/02/2025
NSƯT Chiều Xuân khóc nấc sau khi xem xong Đèn âm hồn vì bộ phim khiến chị nhớ đến những người thân trong gia đình đã mất như bố và anh trai.
G-Dragon công bố 1 điều khiến fan toàn thế giới phấn khích, đụng độ trực tiếp với BLACKPINK

G-Dragon công bố 1 điều khiến fan toàn thế giới phấn khích, đụng độ trực tiếp với BLACKPINK

Nhạc quốc tế

17:04:12 06/02/2025
ậy là sau đúng 88 tháng kể từ ngày kết thúc tour gần nhất - ACT III: M.O.T.TE (2017) , G-Dragon khởi động chuyến lưu diễn mới.
Nghẹn ngào khoảnh khắc 2 con của Từ Hy Viên cùng cha dượng đưa tro cốt mẹ về nước

Nghẹn ngào khoảnh khắc 2 con của Từ Hy Viên cùng cha dượng đưa tro cốt mẹ về nước

Sao châu á

17:00:36 06/02/2025
Truyền thông tiết lộ, con gái Từ Hy Viên khóc nhiều tới mức đôi mắt sức húp, cả quãng đường đi, cô bé liên tục cúi đầu buồn bã.
Viên Minh - vợ Công Phượng không xinh như hotgirl nhưng mỗi lần xuất hiện đều khiến dân tình xuýt xoa vì nhan sắc

Viên Minh - vợ Công Phượng không xinh như hotgirl nhưng mỗi lần xuất hiện đều khiến dân tình xuýt xoa vì nhan sắc

Sao thể thao

16:59:10 06/02/2025
Tô Ngọc Viên Minh kết hôn với tiền đạo Nguyễn Công Phượng năm 2020. Trước đó, cô cũng có thời gian dài du học tại Bỉ trùng hợp đây cũng là nơi Công Phượng từng xuất ngoại.
Hôm nay nấu gì: Bữa tối đậm đà khiến cả nồi cơm đầy cũng hết

Hôm nay nấu gì: Bữa tối đậm đà khiến cả nồi cơm đầy cũng hết

Ẩm thực

16:48:12 06/02/2025
Hương vị thơm ngon, đậm đà, ngon miệng của những món ăn này sẽ khiến cho bữa tối của bạn trở nên hấp dẫn hơn nhiều.
Bom tấn đang làm điên đảo MXH cán mốc 19.000 tỷ sau 8 ngày, khán giả chấp nhận mua vé đứng để được xem phim

Bom tấn đang làm điên đảo MXH cán mốc 19.000 tỷ sau 8 ngày, khán giả chấp nhận mua vé đứng để được xem phim

Phim châu á

16:42:57 06/02/2025
Bộ phim Na Tra: Ma Đồng Náo Hải đã phá vỡ hàng loạt kỷ lục về doanh thu tại thị trường phim ảnh lớn nhất thế giới Trung Quốc.
Chiếc váy ngắn đầy mê hoặc cho mùa xuân hè 2025

Chiếc váy ngắn đầy mê hoặc cho mùa xuân hè 2025

Thời trang

16:23:24 06/02/2025
Chiếc váy ngắn với sức quyến rũ nổi loạn từ những năm 2000 dự báo sẽ gây sốt trở lại trong xuân hè 2025 khi được sửa đổi theo phong cách hiện đại.
Clip: Khoảnh khắc "đứng tim" khi xe khách bất ngờ lấn làn suýt lao thẳng vào xe con ở Nam Định, chỉ còn 1 giây là gây thảm hoạ

Clip: Khoảnh khắc "đứng tim" khi xe khách bất ngờ lấn làn suýt lao thẳng vào xe con ở Nam Định, chỉ còn 1 giây là gây thảm hoạ

Netizen

15:36:37 06/02/2025
Mới đây, trên mạng xã hội không ngừng chia sẻ đoạn video ghi lại hình ảnh vụ việcxảy ra sáng ngày 6/2 tại Hải Trung - Hải Hậu - Nam Định khiến nhiều người thót tim.
Tuyển tập 4 phim 18+ hay nhất 4 năm gần đây: Xem không phí tiền mạng

Tuyển tập 4 phim 18+ hay nhất 4 năm gần đây: Xem không phí tiền mạng

Phim âu mỹ

15:27:59 06/02/2025
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng điểm qua 4 bộ phim 18+ xuất sắc nhất trong 4 năm gần đây, hứa hẹn mang đến những trải nghiệm ấn tượng.