Lạm dụng thuốc xịt mũi chứa corticoid, trẻ suy tuyến thượng thận
Lạm dụng thuốc xịt mũi chứa corticoid trẻ bị suy tuyến thượng thận, người mọc lông, mặt tròn xoe.
Các bác sĩ Khoa Nhi, Bệnh viện Bãi Cháy ( Quảng Ninh) tiếp nhận điều trị trường hợp trẻ bị suy tuyến thượng thận do dùng thuốc xịt mũi chứa thành phần Corticoid liên tục trong một năm. Đó là bệnh nhi N.H.T. (10 tuổi, trú tại Sơn Động, Bắc Giang).
Dựa trên các biểu hiện lâm sàng như bộ mặt cushing, chân tay rậm lông, xét nghiệm cận lâm sàng cho thấy chỉ số cortisol thấp (3,43 nmol/l), các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị suy tuyến thượng thận do dùng thuốc có corticoid, viêm mũi xoang cấp. Trẻ được điều trị bù can xi, sử dụng thuốc hydrocotisol.
Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Sơn – Phó trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết, Corticoid là thuốc thông dụng nhưng khi sử dụng phải có sự kiểm soát của bác sĩ. Dùng thuốc thành phần Coticorid dài ngày không theo hướng dẫn của bác sĩ là một trong những nguyên nhân gây suy tuyến thượng thận với bệnh nhi.
Trẻ suy tuyến thượng thận được bác sĩ điều trị.
Corticoid sử dụng đúng chỉ định, liều lượng vừa phải trong thời gian nhất định có thể điều trị hiệu quả một số bệnh lý nguy hiểm như hen phế quản, sốc phản vệ, lupus ban đổ hệ thống, viêm khớp dạng thấp… và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ thể.
Tuy nhiên dùng Corticoid liều cao và kéo dài dẫn đến nguy cơ suy tuyến thượng thận, làm trẻ chậm phát triển do tuyến này quen với tình trạng có thuốc trong cơ thể sẽ ngưng hoạt động, không còn duy trì chức năng nội tiết.
Trẻ bị tổn thương tuyến thượng thận cấp với các triệu chứng điển hình như hội chứng cushing (tăng cân, mặt tròn, béo trung tâm, tích tụ mỡ ở vùng cổ, sau gáy…), rậm lông, da mỏng, rạn da, suy giảm chức năng miễn dịch gây nhiễm trùng cơ hội, tăng đường huyết, rối loạn điện giải, rối loạn tâm thần, chậm phát triển chiều cao, loãng xương…
Triệu chứng nặng có thể xuất hiện bất thường như đau bụng; nôn và tiêu chảy nhiều gây mất nước nặng, xuất huyết tiêu hóa, tụt huyết áp, lơ mơ, có thể hôn mê.
Video đang HOT
Corticoid (hay corticosteroid) là nhóm hoạt chất có tác dụng kháng viêm mạnh, chống dị ứng, ức chế miễn dịch, thường được sử dụng để điều trị cho nhiều bệnh lý khác nhau, từ các bệnh về da như kích ứng do côn trùng đốt, eczema, chàm, vẩy nến…, các bệnh như viêm khớp, viêm phổi, các bệnh tự miễn như dị ứng, lupus ban đỏ hệ thống.
Việc cha mẹ tự ý sử dụng các thuốc có corticoid không theo hướng dẫn của bác sĩ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe và tính mạng của trẻ nhỏ.
Bác sĩ Sơn khuyến cáo phụ huynh cần hiểu thành phần, công dụng, hướng dẫn sử dụng để biết thuốc chứa thành phần Corticoid hay không. Có nhiều tên thuốc khác nhau chứa Corticoid như Medron, Menison, Hydrocortison, Kacor, Prednisolone, Prednisone, Methylprednisolone, Betamethasone, Dexamethasone,… Có thể dựa vào ký hiệu tên thuốc có đuôi “sone” (“son”) hoặc “olone” (“olon”) để nhận biết nhóm thuốc có chứa Corticoid.
Hơn 20 ca hoại tử xương hàm sau COVID-19 ở Việt Nam, cả thế giới chỉ 80 ca
Những tháng gần đây, một số bệnh viện tại TP.HCM đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị hoại tử xương hàm bất thường, trong đó có một số ca tử vong, các bệnh nhân đều có điểm chung là từng mắc COVID-19.
Bệnh nhân bị hoại tử xương sọ, hàm, mặt được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) - Ảnh: T.HIẾN
Theo các bác sĩ, hiện chưa có bằng chứng nào để chứng minh những ca bệnh hoại tử xương hàm gần đây do COVID-19 gây ra, tuy nhiên nhiều nhà lâm sàng đánh giá có yếu tố liên quan COVID-19.
Ca bệnh tăng đột biến
Tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) chỉ trong vòng 2 tháng qua, bệnh viện đã liên tục tiếp nhận 11 trường hợp có những biểu hiện hoại tử xương hàm bất thường, trong đó có 2 ca đã tử vong, những bệnh nhân này đều có tiền căn từng mắc COVID-19.
PGS Trần Minh Trường - nguyên phó giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) - cho biết với những ca hoại tử xương nêu trên, nhìn bên ngoài trông các bệnh nhân nhìn bình thường nhưng xương bên trong mặt hoại tử hết và tử vong nhanh.
Biểu hiện đầu tiên là các ca bệnh đau rất nhiều ở vùng đầu, mặt, răng trong giai đoạn bị nhiễm COVID-19 và tiến triển kéo dài âm ỉ, không giảm; đi khám được chẩn đoán viêm xoang. Theo bác sĩ Trường, y văn thế giới từ tháng 5-2021 đến tháng 5-2022 ghi nhận có khoảng 80 báo cáo về tình trạng các bệnh giống hệt như các bệnh nhân nói trên, xuất hiện ở một số nước châu Âu, Trung Quốc, đặc biệt Ấn Độ.
Xảy ra chủ yếu trên bệnh nhân có đái tháo đường, có dùng thuốc corticoid và hậu COVID-19, không có bệnh lý tai mũi họng, răng hàm mặt trước đó. "Tuy nhiên, đến nay chưa có bằng chứng nào khẳng định những ca bệnh trên nguyên nhân do COVID-19 nhưng các nhà lâm sàng nghĩ có liên quan COVID-19", PGS Trường nhận định.
Chiều 13-7, trao đổi với Tuổi Trẻ, bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn - trưởng khoa phẫu thuật hàm mặt Bệnh viện Răng hàm mặt trung ương (tại TP.HCM) - cho biết trước dịch COVID-19, bệnh viện có tiếp nhận một số bệnh nhân hoại tử xương hàm dưới, tuy nhiên số lượng không nhiều. Nguyên nhân là do bệnh nhân sau xạ trị ung thư, dùng thuốc điều trị loãng xương, xương hàm dưới ít mạch máu nuôi dưỡng hơn xương hàm trên. Hoại tử xương hàm trên cũng rất ít, khoảng 2 - 3 tháng mới có 1 ca, thường liên quan đến đái tháo đường.
Tuy nhiên, theo thống kê của bệnh viện từ tháng 2-2022 đến nay, số bệnh nhân đi khám hoại tử xương hàm trên cũng tăng đột biến, không rõ nguyên nhân. Bệnh viện tiếp nhận 16 bệnh nhân, trong đó có 3 bệnh nhân hoại tử hàm trên lan lên đến sàn sọ và được chuyển qua Bệnh viện Chợ Rẫy để hội chẩn, điều trị.
Đặc điểm chung của 16 bệnh nhân này là đều mắc COVID-19 trước đó, thời gian khởi phát từ 1 - 3 tháng sau mắc, đa số đều có bệnh nền là đái tháo đường. Triệu chứng thường gặp nhất là lung lay răng và xương hàm trên (cả khối), có lỗ rò mủ, sưng đau vùng khẩu cái (vòm miệng), có những vết loét và lộ xương hàm trên. Kết quả chẩn đoán hình ảnh giúp thấy rõ mức độ lan rộng của xương hoại tử.
Các bác sĩ đã phẫu thuật lấy hết xương hoại tử tới vị trí chảy máu thì ngừng lại. Sử dụng kháng sinh và theo dõi từ 3 - 4 tháng xem bệnh có tái phát hay không. Nếu bệnh nhân ổn định thì có thể phục hình lại hàm.
Chưa thể kết luận do COVID-19
Bác sĩ Tuấn cho biết hiện căn bệnh này chưa rõ nguyên nhân, nhưng theo y văn thế giới có 4 yếu tố nguy cơ bị hoại tử hàm trên sau khi mắc COVID-19: do COVID-19 bám vào thụ thể ACE-2 (ở niêm mạc mũi, miệng) có khả năng làm tắc mạch máu nuôi xương hàm trên và gây tăng đông, giảm máu nuôi dưỡng xương, sử dụng thuốc corticosteroid trong phác đồ điều trị COVID-19; bị nhiễm trùng cơ hội do vi khuẩn, vi nấm; những bệnh nhân có bệnh toàn thân như đái tháo đường...
Ông Tuấn khuyến cáo người bệnh sau khi nhiễm COVID-19, đặc biệt là những bệnh nhân có bệnh nền như đái tháo đường có các biểu hiện: răng lung lay cả hàm, chảy mủ... cần nhập viện để kiểm tra và điều trị sớm.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương - cho rằng trường hợp bệnh nhân được mô tả trên là tình trạng nhiễm nấm cơ hội. Vấn đề nguyên nhân có phải do COVID-19 hay không, cho đến nay trên thế giới cũng chưa nghiên cứu được đầy đủ, vì vậy tất cả hiện đang là giả thiết.
Bởi về lý thuyết thì COVID-19 gây rối loạn miễn dịch của cơ thể. Với một số bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch nặng thì giai đoạn sau COVID-19 có thể nhiễm vi khuẩn hoặc nấm cơ hội, dẫn đến tình trạng sức khỏe diễn biến nặng hơn.
Bác sĩ Cấp giải thích rằng các vấn đề sức khỏe gặp phải sau khi mắc COVID-19 rất đa dạng, nhiều bệnh lý còn chưa được nghiên cứu đầy đủ, nên cơ chế bệnh sinh của chúng đa số mới chỉ là những giả thiết khoa học.
"Chúng ta cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa thì mới có thể hiểu được mối liên quan giữa việc nhiễm COVID-19 với những bệnh lý này. Việc cần làm là không nên để nhiễm bệnh, dù là bệnh nào cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe", ông Cấp cho biết.
Giám sát chặt bệnh lý nền
Bác sĩ Lê Quốc Hùng - trưởng khoa bệnh nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) - cho biết đối với những trường hợp hoại tử xương nêu trên chưa thể chắc chắn được do COVID-19 gây ra, trước đó cũng đã có bệnh nhân bị, sau COVID-19 thì nhiều bệnh nhân bị hơn nên có thể liên quan đến COVID-19. Muốn chứng minh được có phải do COVID-19 hay không cần phải có nghiên cứu rất lớn, phải tính được tỉ lệ lớn trong tổng số dân.
Bác sĩ Hùng nhận định sau khi nhiễm COVID-19 hệ miễn dịch suy giảm, rối loạn dẫn đến những người có bệnh nền sẽ bị nặng hơn, dễ mắc các loại bệnh hơn, trong đó có thể có hoại tử xương. Một số bệnh nền dễ trở nặng sau khi nhiễm COVID-19 như: đái tháo đường, xơ gan, béo phì, nghiện rượu...
Sở Y tế TP.HCM sẽ làm rõ nguyên nhân
Ngày 13-7, trước việc các bệnh viện tại TP.HCM tiếp nhận hàng loạt ca bệnh bị hoại tử xương hàm trên hậu COVID-19, giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng đã yêu cầu các bệnh viện trên địa bàn báo cáo tình hình tiếp nhận, điều trị các bệnh nhân hoại tử xương hàm trên hậu COVID-19.
Ngay trong tuần sau, Sở Y tế tổ chức hội thảo chuyên gia để tìm hiểu nguyên nhân các ca bệnh hoại tử xương hàm trên trong thời gian qua.
Tin theo lời quảng cáo chữa dứt điểm vảy nến, người đàn ông lở loét khắp người Tin vào thuốc nam của một thầy lang để chữa bệnh vảy nến, ông H. (ở TP.Hải Phòng) đã phải nhập viện vì bị dị ứng. Ngày 13.6, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, TP.Hải Phòng cho biết, vừa qua, Khoa Da liễu của bệnh viện đã tiếp nhận người bệnh tên N.V.H với các biến chứng nặng của bệnh vảy nến sau...