Lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể ảnh hưởng sinh sản
Thuốc tránh thai khẩn cấp là ‘con dao hai lưỡi’, có thể gây nhiều hệ lụy ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và khả năng sinh sản của phụ nữ.
Thuốc tránh thai khẩn cấp gồm hai loại 1 viên và 2 viên – Ảnh minh họa
Bác sĩ Trần Thị Mộng Tuyền (khoa sản, Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức) cho biết thuốc tránh thai khẩn cấp được nhiều chị em quan tâm và thường xuyên sử dụng hơn vì tính linh động và hiệu quả cao.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy thuốc tránh thai khẩn cấp cho hiệu quả ngừa thai lên đến 95% trong vòng 24 giờ đầu tiên.
Trong trường hợp trứng đã được thụ tinh, thuốc tránh thai có tác dụng ngăn không cho nội mạc tử cung hình thành cửa sổ làm tổ.
Nếu việc làm tổ đã xảy ra, thuốc không làm gián đoạn quá trình mang thai hay gây hại cho phôi đã làm tổ.
Theo bác sĩ Tuyền, trên thị trường có 2 loại thuốc tránh thai khẩn cấp, trong đó loại 1 viên được nhiều người lựa chọn bởi độ phổ biến và tính tiện lợi khi sử dụng.
Phần lớn những viên thuốc loại này chỉ cho hiệu quả ngăn ngừa việc mang thai ngoài ý muốn nếu sử dụng trong vòng 72 giờ (3 ngày) sau khi quan hệ tình dục không được bảo vệ.
Còn thuốc tránh thai khẩn cấp loại 2 viên thì nhất thiết phải uống đủ 2 viên mới có tác dụng phòng ngừa thai. Hiện nay, thuốc ngừa thai 2 viên ít được dùng hơn so với loại 1 viên.
Video đang HOT
Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp như thế nào?
Bác sĩ Tuyền cho hay thuốc tránh thai khẩn cấp có thể được sử dụng nhiều lần trong một chu kỳ kinh nguyệt, nhưng không nên sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp như một phương pháp ngừa thai lâu dài.
Đặc biệt chú ý, không nên sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp quá 2 lần/tháng hoặc nhiều hơn 3 lần/năm bởi chúng làm tăng đáng kể các tác dụng phụ như rối loạn kinh nguyệt, mệt mỏi. Trong trường hợp dùng nhiều hơn, cần có sự tư vấn từ bác sĩ.
Phụ nữ có tình trạng sức khỏe đặc biệt cũng phải được bác sĩ tư vấn trước khi lựa chọn phương pháp tránh thai khẩn cấp bằng thuốc.
Thuốc tránh thai khẩn cấp được phát hiện kém hiệu quả ở phụ nữ béo phì (có chỉ số khối cơ thể hơn 30kg/m 3), nhưng không đáng kể và không có lo ngại về an toàn.
Các tác dụng phụ khác của thuốc ngừa thai khẩn cấp có thể là đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn (thường sau khi uống thuốc), căng tức ngực, đau bụng hoặc mệt mỏi. Những hiện tượng này thường không kéo dài và tự hết.
Các tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp thường nhẹ đối với hầu hết mọi người. Nhưng nếu các triệu chứng nghiêm trọng, kéo dài hoặc lo lắng sau khi uống thuốc, nên gặp bác sĩ để được thăm khám.
Mặc dù là phương pháp tránh thai hữu hiệu cho những tình huống “cấp bách”, tuy nhiên thuốc tránh thai khẩn cấp cũng là “con dao hai lưỡi”, có thể gây nhiều hệ lụy ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và khả năng sinh sản của phụ nữ.
“Việc lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ gây ra các hạn chế phát triển và rụng trứng. Chính vì thế, chị em không nên lạm dụng thuốc, mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp tránh thai phù hợp và an toàn”, bác sĩ Tuyền khuyến cáo.
Dùng thuốc tránh thai khẩn cấp vẫn mang bầu, tại sao?
Mặc dù đã uống thuốc tránh thai khẩn cấp sau "chuyện ấy", thế nhưng nhiều chị em vẫn mang thai, tại sao?
Thuốc tránh thai khẩn cấp gồm hai loại 1 viên và 2 viên - Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia, thuốc tránh thai khẩn cấp là một biện pháp tránh thai dễ sử dụng, có tác dụng bảo vệ bạn không mang thai ngoài ý muốn sau khi quan hệ tình dục.
Thạc sĩ điều dưỡng Đỗ Như Huyền - khoa sinh đẻ kế hoạch hóa gia đình, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội - cho hay thuốc tránh thai khẩn cấp là một biện pháp tránh thai cho phụ nữ sau khi quan hệ tình dục không được bảo vệ hoặc sử dụng biện pháp tránh thai.
Hoặc sử dụng các biện pháp tránh thai thất bại như sử dụng bao cao su nhưng bị thủng hay bị rách, hoặc phụ nữ đang sử dụng thuốc uống tránh thai mà quên uống từ 2 ngày trở lên; đang sử dụng thuốc tiêm tránh thai mà thời gian tiêm bị chậm kỳ quy định, tính sai thời điểm rụng trứng.
Ngoài ra, thuốc tránh thai khẩn cấp cũng được dùng khi đối tượng nữ bị cưỡng bức quan hệ tình dục.
Điều dưỡng Huyền cho hay thuốc tránh thai khẩn cấp cũng tương tự thuốc viên tránh thai hằng ngày, có chứa hormone nữ progestin. Tuy nhiên, hàm lượng kích thích tố progestin trong thuốc tránh thai khẩn cấp cao hơn nên sẽ làm ức chế hoặc trì hoãn rụng trứng.
Các chất sẽ làm đặc chất nhầy cổ tử cung, ngăn cản sự di chuyển của tinh trùng vào lòng tử cung, cản trở sự thụ tinh, ức chế sự phát triển của nội mạc tử cung, ngăn cản sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.
"Hiện nay, thuốc tránh thai trên thị trường gồm hai loại là một viên và hai viên. Thuốc được khuyến cáo sử dụng sau khi quan hệ tình dục càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, thuốc tránh thai khẩn cấp không có hiệu quả tránh thai 100% và được khuyến cáo không sử dụng quá hai lần trong một chu kỳ kinh nguyệt, trễ nhất là 72 giờ đồng hồ sau khi quan hệ tình dục không an toàn.
Cụ thể, tỉ lệ tránh thai đạt 95% nếu uống thuốc trong 24 giờ đầu; 85% nếu uống từ 24 - 48 giờ sau và chỉ còn 58% khi uống sau đó 72 giờ.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo nếu sử dụng quá nhiều thuốc có thể dẫn tới "nhờn" thuốc và khả năng tránh thai không còn nhiều.
Đặc biệt, nếu uống thuốc tránh thai rơi vào ngày rụng trứng hoặc trứng đã gặp tinh trùng thì thuốc không còn tác dụng tránh thai.
Đây cũng là lý do khiến nhiều chị em mặc dù đã uống thuốc tránh thai khẩn cấp ngay sau khi quan hệ nhưng vẫn mang thai ngoài ý muốn", điều dưỡng Huyền cho hay.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo: các biện pháp này chỉ được sử dụng trong giới hạn và nếu lạm dụng quá mức có thể dẫn đến suy giảm phản ứng của cơ thể với thuốc, kéo theo nhiều hệ lụy khác.
Thậm chí có nhiều trường hợp sử dụng thuốc quá nhiều dẫn đến tình trạng tắc ống dẫn trứng, khó rụng trứng dẫn đến vô sinh.
Thuốc tránh thai cũng làm ảnh hưởng đến cảm xúc, tâm trạng của người sử dụng như suy giảm ham muốn tình dục, làm thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể, dẫn đến nội tiết tố da cũng thay đổi. Sau khi dùng thuốc, phụ nữ có thể xuất hiện nhiều mụn, nám, tàn nhang, ửng đỏ, sạm da...
Việc sử dụng thuốc tránh thai loại khẩn cấp còn tiềm ẩn nguy cơ nhầm lẫn chảy máu cơ quan sinh dục bất thường do u xơ tử cung với tác dụng không mong muốn của thuốc.
Bạn đọc có những thắc mắc về sức khỏe người lớn và trẻ em, dinh dưỡng, tiêm ngừa, chấn thương... mời gửi email đến hộp thư suckhoe@tuoitre.com.vn (để chính xác nội dung, bạn đọc vui lòng gõ tiếng Việt có dấu). Chuyên mục Hỏi đáp cùng thầy thuốc sẽ chọn lọc và giúp bạn giải đáp.
Đạp xe nhiều có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới không? Anh N.T.H (28 tuổi, ngụ TP.HCM) đến phòng khám để kiểm tra vì sau 3 năm cưới vợ, sinh hoạt vợ chồng đều đặn 3-4 lần mỗi tuần mà vẫn chưa có tin vui. Ngày 13.12, tiến sĩ - bác sĩ chuyên khoa 2 Trà Anh Duy (Trung tâm Sức khỏe Nam giới Men's Health) cho biết kết quả xét nghiệm cho thấy...