Lạm dụng kháng sinh và những nguy cơ
Việc lạm dụng thuốc kháng sinh đã khiến sức đề kháng của trẻ em Việt Nam đang ngày một yếu đi, ngay cả các loại nhiễm trùng thông thường giờ đây cũng trở nên nguy hiểm.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Quốc tế City, kháng sinh còn được gọi là trụ sinh, là những chất được chiết xuất từ các vi sinh vật, nấm, được tổng hợp hoặc bán tổng hợp, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu. Nó có tác dụng lên vi khuẩn ở cấp độ phân tử, thường là một vị trí quan trọng của vi khuẩn hay một phản ứng trong quá trình phát triển của vi khuẩn.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của các vi khuẩn kháng thuốc đang ngày càng phổ biến. Chẳng hạn tụ cầu kháng methicilline; phế cầu kháng penicilline; khuẩn salmonela đa kháng với choramphenicol, ampicillin, cotrimoxazole… và lạm dụng kháng sinh chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng kháng thuốc này.
Thế nào là lạm dụng thuốc kháng sinh?
Video đang HOT
Chỉ dùng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn là nguyên tắc đầu tiên khi sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, đại đa số các bậc phụ huynh lại vi phạm nguyên tắc này nhiều nhất.
Trẻ em khi bị ho, viêm họng, sốt nhẹ hoặc sổ mũi thông thường thì không cần thiết phải dùng đến kháng sinh, thay vào đó phải điều trị bằng các phương pháp như rửa mũi, súc họng bằng nước muối, sử dụng thuốc ho… Nếu bệnh tình tái phát hoặc không thuyên giảm thì đưa trẻ đến các trung tâm y tế điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, rất nhiều phụ huynh lại tự kê đơn kháng sinh hoặc mua thuốc theo đơn cũ cho trẻ uống mỗi khi ho, sốt hoặc sổ mũi. Kháng sinh chỉ dùng khi có nhiễm khuẩn, mà bệnh trẻ mắc có phải do nhiễm khuẩn hay không, chỉ có thể do bác sĩ khám và đưa ra kết luận. Do đó, nếu dùng kháng sinh mà không theo chỉ định của bác sĩ, sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng:
- Gây ngộ độc: thuốc kháng sinh đưa vào cơ thể được hấp thụ, chuyển hóa ở gan và đào thải qua thận, trong khi chức năng của gan và thận ở trẻ nhỏ còn rất yếu. Do đó, khả năng thải trừ thuốc chậm hơn nhiều so với người lớn, dễ bị tích tụ trong cơ thể từ đó gây ra ngộ độc.
- Gây béo phì và tiểu đường: sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh sẽ làm hại vi khuẩn đường ruột của trẻ, khiến trẻ dễ bị béo phì và tiểu đường.
- Tăng nguy cơ tử vong do tiêu chảy: phần lớn các bệnh cảm cúm đều là do virus. Do đó, lạm dụng kháng sinh trong trường hợp này không những không trị bệnh mà còn gây ra các tác dụng phụ không mong muốn là tiêu chảy, khiến bệnh tình trầm trọng và tăng nguy cơ tử vong.
- Gây dị ứng: thuốc kháng sinh chứa một số phẩm màu tương tác với ibuprofen và acetaminophen, là các thuốc hay dùng cho trẻ. Chỉ cần một lượng rất nhỏ phụ gia cũng có thể gây phản ứng dị ứng ở trẻ mẫn cảm.
- Lờn thuốc, kháng sinh mất tác dụng: việc lạm dụng thuốc kháng sinh không cần thiết đã gây nên tình trạng lờn thuốc, vi khuẩn giờ đây có khả năng kháng lại đại đa số các loại kháng sinh, khiến việc điều trị bệnh rất khó khăn. Thật vậy, trong tương lai, khi kháng sinh không còn tác dụng thì triệu chứng ho hay một vết cắt bị nhiễm trùng cũng có thể gây tử vong.
Để phòng ngừa tình trạng kháng kháng sinh, cần phải có kiến thức về kháng sinh nói chung cũng như các loại bệnh thường gặp ở trẻ em nói riêng. Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng kháng sinh khi không có đơn thuốc của bác sĩ. Không dùng thuốc kháng sinh thừa từ lần điều trị trước, không chia sẻ, dùng chung thuốc kháng sinh của mình với người khác.
Ngoài ra, cần giúp trẻ phòng chống nhiễm khuẩn bằng cách thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và giữ cho cơ thể khỏe mạnh.
Theo vtv.vn
Nguy cơ tử vong sớm vì dùng nhiều loại gia vị 100% nhà người Việt đều có
Một nghiên cứu mới đã cho thấy nếu tiêu thụ nhiều đường sẽ có nguy cơ gây tử vong sớm.
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi 118.000 đàn ông và phụ nữ để thực hiện nghiên cứu. Nghiên cứu này đã thu thập dữ liệu về việc tiêu thụ đồ uống có đường của những người trên. Kết quả cho thấy, trong khoảng 30 năm, có 36.436 người chết thì người tiêu thụ càng nhiều đồ uống có đường có nguy cơ tử vong càng sớm.
Tiêu thụ quá nhiều đường sẽ có nguy cơ gây tử vong sớm. Ảnh: Internet
Sau khi kiểm soát nhiều đặc điểm về sức khỏe, hành vi và chế độ ăn uống, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng nếu tiêu thụ thêm 12 ounce đường (1 ounce = 28.34 grams) mỗi ngày có liên quan đến nguy cơ tử vong tăng: Tăng 7% nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân, tăng 5% nguy cơ tử vong do ung thư, tăng 10% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch, theo New York Times.
Chính vì thế, các nhà nghiên cứu đưa ra lời khuyên là chúng ta nên giảm lượng đường tiêu thụ hằng ngày để bảo vệ sức khỏe. Cụ thể, nên sử dụng đồ uống ít đường hoặc không có đường trong chế độ ăn uống hằng ngày.
Theo Eva
6 cách để trẻ em không chết đuối Đại diện WHO nhấn mạnh: đuối nước là "dịch" thầm lặng cướp hơn 2.000 trẻ em Việt Nam mỗi năm, tuy nhiên "dịch" này có thể phòng ngừa. Trao ấn phẩm "Hướng dẫn toàn cầu về phòng, chống đuối nước" ở trẻ em vào sáng 26-2 - Ảnh: HÀ THANH Sáng 26-2 tại Hà Nội, Bộ LĐ - TBXH phối hợp với văn...