Lâm Đồng: Quy định chế độ tuyển thẳng và ưu tiên vào lớp 10
Sở GD&ĐT Lâm Đồng công bố kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT năm học 2018 – 2019 trên địa bàn tỉnh. Trong đó nêu rõ chế độ tuyển thẳng và chế độ ưu tiên.
Ảnh minh họa/internet
Cụ thể, các đối tượng được tuyển thẳng vào lớp 10 gồm: Học sinh tốt nghiệp THCS tại trường phổ thông dân tộc nội trú (PT DTNT); học sinh là người dân tộc rất ít người; học sinh khuyết tật (có giấy xác nhận khuyết tật của UBND cấp xã theo quy định); học sinh đạt giải cấp quốc gia và quốc tế về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS và THPT.
Về chế độ ưu tiên: Sở GD&ĐT quy định mức điểm cộng thêm cho từng nhóm đối tượng theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư số 11/2014/TT-BGDĐT ngày 18/4/2014; được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 18/2014/TT-BGDĐT ngày 26/5/2014 và Thông tư số 05/2018/TT-BGDĐT ngày 28/02/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Lập Phương
Video đang HOT
Theo giaoducthoidai.vn
Rộn ràng tết thể thao của học trò
Đó là niềm vui được ví như tết trong ngày hội thể thao học sinh khuyết tật lần VI năm 2018 do Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức.
Em Mẫn Nghi, Trường chuyên biệt Khai Trí (Q.Bình Thạnh) tập trung lấy sức theo sự hướng dẫn của cô Trần Minh Huyền - Ảnh: THẢO THƯƠNG
Hơn 800 học sinh khuyết tật đã tham gia ngày hội, diễn ra ngày 7-4 tại Trường THPT chuyên năng khiếu thể dục thể thao Nguyễn Thị Định (Q.8).
Trước hội thi, học sinh từng trường tham gia diễu hành. Nhìn các em tự tin cầm cờ, nắm tay sải bước, múa hát... không ai nghĩ mình đang đứng trước những học sinh bị khiếm khuyết cơ thể.
Hội trường trở nên náo nhiệt hơn, 'nóng' hơn với các phần thi đấu: bóng bàn, điền kinh (chạy 60m, bật xa tại chỗ), bóng rổ.
"Mẫn Nghi, yếu quá, mạnh và cố gắng nữa đi con, cô thương! Trí Dũng, giám khảo gọi tên là con bước lên vạch xuất phát ngay, dùng hết lực bật thật mạnh như ở trường con tập, các con còn lại cổ vũ to lên nào!" - cô Trần Minh Huyền, giáo viên Trường chuyên biệt Khai Trí (Q.Bình Thạnh), không ngừng "tiếp sức" học trò mình.
Cô Đỗ Thị Hiền, hiệu trưởng Trường giáo dục chuyên biệt Tương Lai Q.1, thì la lớn: "Tiến lên các em, chơi hết mình, vui là chính, về trường có thưởng!".
Mỗi trường cũng có 4 em đại diện thi nhảy bật xa, 2 nam 2 nữ. Các em là "đại diện" và được tập rất kỹ thời gian qua, có trường tập đến 2 tháng. Nhưng có em khi đến lượt mình lại không chịu thi vì "ban giám khảo gọi tên bạn khác trước mà không gọi con", các cô vỗ về mãi mới chịu thi.
Xen lẫn những trận thi đấu, một số trường tổ chức cho các em chơi trò ghép tranh, nặn tò he, chơi trò ô ăn quan...
Chị Nguyễn Ngọc Tuyết, có con trai Nguyễn Trung Hiếu học lớp 3/1 bị chậm phát triển trí tuệ, cho biết đây là lần đầu em tham gia ngày hội thể thao.
"Từ tối em đã chuẩn bị hết, trước khi ngủ em mang chiếc cặp để sát bên mình, trời sáng là đi đến ngày hội ngay. Con vui, tôi cũng vui. Ngồi xem các con vui chơi thi đấu, không khí như ngày tết...", chị tâm sự.
Các em tham gia diễu hành tại Ngày hội thể thao học sinh khuyết tật năm 2018 - Ảnh: THẢO THƯƠNG
Các em vui vẻ chơi trò ô ăn quan - Ảnh: THẢO THƯƠNG
THẢO THƯƠNG
Theo tuoitre.vn
Tạo phần mềm khám bệnh vì mẹ Cậu học sinh khuyết tật Trường THPT Marie Curie (Q.3, TP.HCM) nghiên cứu phần mềm khám lâm sàng nhằm phát hiện sớm bệnh hiểm nghèo xuất phát từ câu chuyện chính cuộc đời mình. Trần Phan Thanh Hải đam mê nghiên cứu khoa học máy tính ứng dụng Tìm hiểu từ thực tế Do mọi sinh hoạt của cậu học sinh lớp 11A11...