Lâm Đồng cần phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Ngày 7.12, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn công tác T.Ư đã đến thăm, làm việc với tỉnh Lâm Đồng.
Tổng bí thư lưu ý: Lâm Đồng có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển nhưng chưa được khai thác tốt, cần phải khắc phục. “Tiếp tục quan tâm đến phong trào xây dựng nông thôn mới, xóa nghèo, giảm nghèo bền vững; phát triển và nhân rộng mô hình nông nghiệp công nghệ cao; thực hiện tốt “liên kết 4 nhà”; chăm lo phát triển văn hóa, an sinh xã hội, môi trường; cần làm tốt hơn nữa công tác quản lý bảo vệ rừng, sử dụng đất ở các nông lâm trường”, Tổng bí thư nhấn mạnh. Về công tác xây dựng Đảng, Tổng bí thư nhấn mạnh đây là vấn đề then chốt, tỉnh cần hết sức quan tâm, nhất là trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết T.Ư 4… Tổng bí thư cũng dặn dò: “Việc đón Tết Nguyên đán sắp đến phải thật vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; năm nay T.Ư sẽ không cử cán bộ về các địa phương chúc tết nữa…”.
Theo TNO
Việc làm cho người khuyết tật: Phải gắn đào tạo với việc làm
Số liệu của Bộ LĐTBXH, cả nước có khoảng 6,7 triệu người khuyết tật (NKT). Đời sống vật chất, tinh thần của NKT ngày càng được cải thiện bởi sự quan tâm của Nhà nước, xã hội và các tổ chức quốc tế.
Ban nhạc NKT - thuộc Trung tâm Hướng nghiệp và tiếp sức trẻ học hoà nhập - biểu diễn. Ảnh: Lê Khánh
Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ NKT vẫn còn tâm lý mặc cảm trong cuộc sống vì chưa được đào tạo nghề và không có việc làm.
Để NKT không còn mặc cảm
Thân hình của chị Vũ Thị Nga nhỏ bé, không đứng thẳng được do khuyết tật. Hiện chị Nga đang làm trợ giảng cho Trung tâm Dịch vụ việc làm 8.3 phụ nữ Hải Dương (tỉnh Hải Dương) trong các giờ giảng về đan móc. Đặc biệt, học viên của những giờ giảng ấy lại là người lành lặn. Chị Nga kể để có được sự tự tin, tự kiếm được tiền nuôi bản thân, chị đã phải trải qua rất nhiều vất vả, có cả nước mắt và nhiều đêm trằn trọc không ngủ bởi sự tự ti trước những khiếm khuyết trên cơ thể. Nhưng rồi, để tự kiếm sống không còn cách nào là phải học, phải vươn lên.
Những trường hợp NKT có nghị lực như chị Nga tuy không ít nhưng cũng không phải nhiều. Đại diện Sở LĐTBXH tỉnh Hải Dương cho biết, hiện trên địa bàn có hơn 4 vạn NKT với nhiều dạng tật khác nhau. Những năm qua các chính sách trợ giúp NKT luôn được tỉnh chú trọng. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế trong việc NKT được tham gia các hoạt động của hội hoặc các nhóm dành cho NKT do việc hình thành các nhóm tự lực hoặc tổ chức hội riêng biệt của NKT của tỉnh chưa được phổ biến nên chưa phát huy hết được khả năng, năng khiếu của NKT trong công việc cũng như cuộc sống.
Qua trao đổi với những NKT được biết đa phần họ mong muốn được hoà nhập cộng đồng, tự kiếm tiền nuôi sống bản thân, mà trước hết là có thể học một nghề nào đó để bớt gánh nặng cho người thân cũng như xã hội.
Truyền nghề gắn với việc làm
Mới đây, Tổ chức Nhân dân Australia vì y tế, giáo dục và phát triển Hải ngoại (APHEDA) và Quỹ Xã hội dân sự Ireland (Irish Aid), Liên hiệp Hội Người khuyết tật (NKT) Việt Nam khởi động dự án "Việc làm bền vững và tăng cường vị thế cho NKT trong cộng đồng". Bà Hoàng Lệ Hằng - Giám đốc quốc gia, APHEDA Việt Nam - cho biết, dự án được thực hiện tại Hà Nội, Hải Dương, Quảng Nam trong thời gian 2012-2015, với mục tiêu tăng cường và mở rộng mạng lưới tổ chức dựa vào cộng đồng hỗ trợ NKT trên toàn quốc và 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Nam, Hải Dương; 500 NKT và gia đình của họ sẽ giảm nghèo, giảm sự cô lập, đồng thời tăng cường sự hoà nhập vào cộng đồng. Riêng trong năm đầu, dự án sẽ mở 4 khoá đào tạo thủ công mĩ nghệ, thêu, móc, SX mây tre đan; 1 khoá học nghề may; 1 khoá tin học văn phòng; 1 khoá đào tạo ban nhạc hiếu; 1 lớp làm vàng mã; hỗ trợ vốn vay cho nhóm SX/dịch vụ. Tổng số tiền dành cho dự án từ 2012-2015 là trên 600.000 euro.
Ông Hứa Quốc Dũng - Chủ tịch Hội NKT tỉnh Quảng Nam, một trong những tỉnh tham gia dự án - tâm sự, do ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh, nhất là hậu quả chất độc da cam, nên số lượng NKT ở Quảng Nam khá đông. Đời sống của họ khó khăn, phần đông ít được đến trường và chịu nhiều thiệt thòi. Vì vậy, ông Dũng cho rằng, dự án "Việc làm bền vững và tăng cường vị thế cho NKT trong cộng đồng" là dự án thiết thực từ chọn nghề, truyền nghề gắn kết với việc làm. Đây có thể được coi là mô hình mới gắn kết đào tạo - việc làm, tuy mức thu nhập chưa cao nhưng thường xuyên và ổn định, dễ tiếp thu, phù hợp với nhiều dạng tật.
Không chỉ dạy nghề, tạo việc làm, dự án còn chú trọng việc đánh giá về ATLĐ tại các nhóm SX do NKT hình thành và hỗ trợ một phần nhằm cải thiện ATLĐ. Bên cạnh đó sẽ tổ chức tập huấn về khởi sự DN, ATVSLĐ cho những học viên dự kiến làm việc tại những nơi kinh doanh quy mô nhỏ.
Trở lại câu chuyện với chị Vũ Thị Nga. Xuất hiện ở lễ ra mắt "Việc làm bền vững và tăng cường vị thế cho NKT trong cộng đồng", chị Nga bày tỏ hy vọng những NKT có thêm cơ hội để học nghề và quan trọng hơn được hỗ trợ để có thể kiếm sống được bằng chính cái nghề đã học đó.
Theo laodong
88ha cây công nghiệp chết chìm: Không ai chịu trách nhiệm? Gần 88ha caosu, keo đến thời kỳ thu hoạch của 88 hộ dân xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, TT - Huế chết chìm khi thủy điện Hương Điền tích nước. Sự việc chưa ai nhận trách nhiệm khiến người dân dài cổ chờ đền bù, trong khi cục nợ ngân hàng đã phình to. 88 hộ dân ở xã Phong Sơn ôm...