Làm dịu các triệu chứng của cúm bằng gia vị ‘vườn nhà’
Nhiều loại cây gia vị trong vườn rất quen thuộc với người Việt Nam lại là ‘khắc tinh’ của các loại cúm theo mùa.
Nếu dùng đúng cách, các loại thực vật này sẽ hỗ trợ điều trị bệnh cúm A.
Húng quế là một loại thảo dược trị cảm cúm rất dễ tìm và thường xuất hiện trong đời sống hằng ngày. Húng quế có tác dụng hạ sốt rất hiệu quả, giảm các triệu chứng cảm và ho rất tốt khi được dùng bằng cách nhai nhuyễn hoặc hãm lá húng quế cùng với nước sôi.
Bạc hà giúp hạ sốt nhanh
Bạc hà là vị thuốc thường dùng trong các bài thuốc đông y với công dụng kích thích đổ mồ hôi và hạ sốt hiệu quả. Bệnh nhân cảm lạnh hoặc cảm cúm có thể sử dụng bạc hà tươi như một loại rau thơm trong món salad hoặc dùng như một loại trà giúp đánh bại chứng cảm lạnh trong mùa đông.
Lưu ý không sử dụng lá bạc hà trong trường hợp bệnh nhân ra nhiều mồ hôi và không dùng bạc hà cho trẻ sơ sinh.
Tía tô là một loại thảo dược trị cảm cúm hiệu quả. Bởi tía tô có tác dụng tân ôn, giải biểu, tuyên phế, tán hàn nên rất hiệu quả với chứng cảm lạnh gây ho, sốt, không ra mồ hôi và chảy nước mũi…
Bên cạnh món ăn cháo tía tô, đun nước uống từ lá tía tô, người bệnh có thể xông hơi bằng cách đun cả cành, lá và thân cây tía tô với 1 lít nước, sau đó tiến hành xông. Hơi nước từ lá tía tô mang theo các hoạt chất kháng viêm, chống vi khuẩn sẽ đi vào đường hô hấp và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, giảm sưng viêm và sổ mũi.
8 món ăn bài thuốc nên dùng khi bị cảm cúm
Cảm lạnh và cúm là những chứng bệnh khá phổ biến trong cộng đồng, nhất là khi thời tiết chuyển mùa.
Một số loại dược liệu như tía tô, sả, gừng, mật ong... có thể được sử dụng trong chế biến các món ăn giúp giải cảm cho cơ thể.
Video đang HOT
Đa số bệnh cảm lạnh và cúm có thể tự khỏi, tuy nhiên cảm cúm vẫn gây các biểu hiện khó chịu như mệt mỏi, sốt, đau họng, chảy nước mũi...
Theo y học cổ truyền, nhiễm cảm cúm có thể do chính khí (sức đề kháng) của cơ thể giảm sút, hoặc do tà khí (mầm bệnh) bên ngoài như phong, hàn, thấp, thử, nhiệt, xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.
Cháo hành tía tô giải cảm.
Cảm cúm chia thành cảm mạo do phong hàn (cảm lạnh) và cảm mạo do phong nhiệt (cúm):
- Cảm phong hàn: Người bệnh có thể có biểu hiện sợ gió, sợ lạnh, sốt, đau đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi trong và loãng, hắt hơi, ho, đau rát họng; rêu lưỡi trắng, mỏng, mạch phù.
Pháp điều trị: Tán phong hàn, phát hãn giải biểu (tức làm ra mồ hôi để hạ sốt). Sử dụng các loại dược liệu có vị cay, tính nóng (tân ôn) như gừng, tỏi, hành, quế, tía tô, kinh giới, bạch chỉ...
- Cảm phong nhiệt: Người bệnh sốt, đau nặng đầu, đau mỏi toàn thân, hắt hơi sổ mũi, dịch mũi đặc, miệng khô, có thể có ho, đờm vàng đặc, rêu lưỡi vàng.
Pháp điều trị: Sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế giải biểu (tức làm thông khí, hạ sốt). Sử dụng các loại dược liệu có vị cay, tính mát (tân lương) để giải biểu như bạc hà, hương nhu, hoắc hương, sài hồ, cúc hoa, sắn dây, cúc tần...
Trà gừng mật ong có tác dụng giải cảm.
1. Một số món ăn chữa cảm phong hàn
- Cháo hành tía tô
Theo y học cổ truyền, tía tô vị cay, tính ấm, lợi vào kinh Tỳ, Phế, có tác dụng phát tán phong hàn, hóa đàm, giải uất, giải độc, an thai, chữa hen suyễn, tê thấp, trị ho, thúc đẩy tiêu hóa và giảm đau.
Vì vậy, nếu bị cảm cúm, bạn có thể sử dụng tía tô để nấu cháo. Tía tô kết hợp với hành vừa kích thích tiết dịch vị, vừa tác dụng tiết mồ hôi giải cảm.
Ngoài ra, tía tô còn có thể kết hợp với nhiều loại lá khác để nấu nước ngâm xông giúp giải cảm.
- Cháo gừng
Từ ngàn xưa, gừng đã được ứng dụng nhiều trong gia vị nấu ăn cũng như là vị thuốc dân gian quen thuộc. Gừng được dùng làm vị thuốc giải cảm, chống bệnh cảm lạnh và cúm thông thường hiệu quả, hỗ trợ tiêu hóa, kích thích thèm ăn, ngăn ngừa tình trạng đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn...
Cách làm cháo gừng với gừng tươi khoảng 30g, gạo tẻ 60 - 80g. Gạo vo sạch nấu cháo, gừng thái lát cho vào khi cháo chín, thêm đường trắng, khuấy đều ăn nóng.
Cháo gừng thích hợp cho trẻ em viêm khí phế quản do cảm lạnh, nôn ói đau bụng hay những người bị cảm cúm.
Súp gà thích hợp cho người cảm phong hàn lẫn cảm phong nhiệt.
- Trà gừng mật ong
Khi bị cảm cúm, bạn cũng có thể sử dụng trà gừng mật ong để làm dịu cổ họng, giảm nghẹt mũi nhanh chóng. Đồng thời, trà gừng mật ong cũng có tác dụng giải cảm, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Cách làm vô cùng đơn giản: Chỉ cần sử dụng một củ gừng tươi, cạo sạch vỏ rồi thái lát mỏng, cho vào ly nước. Sau đó, đổ thêm nước sôi vào chờ khoảng 5 phút. Rồi cho thêm 1 thìa cà phê mật ong vào, khuấy đều và thưởng thức.
- Cháo kinh giới
Theo Đông y, kinh giới vị cay, tính ôn, vào kinh phế và can... có tác dụng tán hàn giải biểu, thúc nọc sởi, chống kinh giật, cầm máu; dùng cho các trường hợp cảm mạo phong nhiệt (sốt nóng) đau đầu, đau họng, chảy máu cam (nục huyết), đại tiện ra máu.
Bạn có thể nấu cháo kinh giới hoặc các món cháo kết hợp kinh giới cùng một số dược liệu khác như gừng, tỏi, phòng phong để làm món ăn giải cảm.
Nguyên liệu gồm kinh giới 10g, phòng phong 12g, bạc hà 6g, đạm đậu xị 8g, nấu lấy nước bỏ bã. Sau đó dùng nước để kết hợp với gạo tẻ nấu thành cháo. Cháo kinh giới dùng cho trường hợp ngoại cảm sợ lạnh, sợ gió, đau đầu.
2. Một số món ăn chữa cảm phong nhiệt (cảm cúm)
- Cháo bạc hà
Bạc hà là thuốc sơ tán phong nhiệt, thêm gạo tẻ, đường phèn nấu cháo vừa giúp vã mồ hôi, lại có tác dụng bảo vệ dạ dày. Món cháo bạc hà rất thích hợp cho người mới mắc bệnh cảm mạo phong nhiệt.
Sử dụng bạc hà 15g sắc lấy nước để nguội, gạo tẻ 60g, thêm nước nấu cháo, chờ khi cháo chín, thêm nước sắc bạc hà và đường phèn vừa đủ. Ăn cháo lúc hơi ấm, vã mồ hôi là tốt.
Cải cúc trừ phong nhiệt.
- Canh cải cúc nấu cá rô
Trong Đông y, cải cúc vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, vị tê, không độc, dùng làm bài thuốc tỳ vị, an tâm khí, lợi tiểu, tiêu đờm, trừ phong nhiệt...
Cách làm: Cải cúc 500g, cá rô 300g làm sạch vảy và ruột, cặp vào vỉ nướng trên lửa than cho chín vàng. Sau đó đun sôi nước, cho cá vào đun sôi một lúc, vớt ra gỡ lấy thịt, ướp với nước mắm, tiêu, hành, gừng giã nhỏ. Xương và đầu cá cho vào nồi nước, đun lại cho kỹ, lọc lấy nước trong. Đun nước sôi, cho cá đã ướp vào, nêm gia vị vừa ăn. Cho cải cúc vào đảo đều rồi tắt bếp ngay là có món canh cải cúc nấu cá rô thơm ngon, bổ dưỡng lại có hiệu quả giải cảm.
- Bối mẫu - sa sâm hấp lê
Lê 1 quả gọt vỏ, bối mẫu 6g, sa sâm 10g, bạc hà 4g và đường phèn vừa đủ, cùng cho vào trong bát thêm nước để hấp. Chia ăn sáng và chiều, dùng liền vài ngày. Món ăn có tác dụng nhuận táo trị ho, hóa đàm tuyên phế, thích hợp cho người cao tuổi hoặc trẻ em sau khi mắc bệnh cảm sốt mà gây ra các triệu chứng như: Ho khan đau họng, đờm vàng đặc, miệng khát, đại tiện táo kết...
- Súp gà
Súp gà là món ăn nên được dùng khi bị ốm. Mặc dù thiếu các bằng chứng khoa học chứng minh súp gà có tác dụng giải cảm, nhưng nó có thể mang tới nhiều lợi ích dinh dưỡng. Nước dùng cung cấp chất lỏng và chất điện giải, ngăn ngừa tình trạng mất nước. Thịt gà cung cấp protein và kẽm.
Ngoài ra, các thực phẩm chế biến kèm theo cũng cung cấp nhiều dinh dưỡng như cà rốt cung cấp vitamin A, cần tây và hành tây cung cấp vitamin C... Món ăn có thể dùng cho cả người cảm phong hàn lẫn phong nhiệt.
4 công thức trà thảo mộc tăng cường miễn dịch trong mùa đông Một số loại trà thảo mộc có tác dụng tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa và chống lại cảm cúm và cảm lạnh trong mùa đông. 1. Trà húng quế - gừng giúp tăng cường miễn dịch Húng quế được mệnh danh là 'nữ hoàng của các loại thảo mộc', giàu phytochemical và chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ...