‘Làm đẹp không phải là việc xấu, bố mẹ ạ!’
Thấy con rạng rỡ với làn da mịn màng, hồng hào, bố mẹ thường khen con. Thế nhưng, ở nhà, bố mẹ và bà đều khó chịu và ngăn cản con việc chăm sóc làn da.
Ai cũng cho rằng, tuổi của con thì phải học chứ không được để ý quá nhiều vào việc làm đẹp.
Ảnh minh họa
Nhìn thấy các bạn của con với làn da nổi đầy mụn, mẹ xuýt xoa và tiếc cho các bạn để làn da như vậy. Trong khi đó, mẹ luôn khen con có làn da mịn màng như da em bé.
Thế nhưng, làn da đâu phải tự nhiên đẹp. Từ bé, con đã là đứa trẻ quan tâm đến ngoại hình, từ việc ăn mặc, giày dép, kiểu tóc… Từ khi bước vào tuổi teen, con chú trọng hơn đến việc chăm sóc làn da. Con thích xem những video nói về “skin care”, trang điểm. Con biết rõ, nếu làn da không được chăm sóc từ sớm thì sẽ không thể đẹp được. Đặc biệt, ở tuổi dậy thì, nếu làn da không được chăm sóc cẩn thận thì việc nổi mụn sẽ rất nhiều. Con ám ảnh với làn da bị sẹo rỗ, bị thâm do nặn mụn không đúng cách. Không phải các bạn tuổi teen nào cũng có kiến thức về chăm sóc da. Nhiều bạn cho rằng ở tuổi dậy thì, việc nổi mụn là đương nhiên và họ để mặc cho những chiếc mụn tự do “tung hoành” trên mặt như vậy.
Con thì không. Ngày nào con cũng phải rửa mặt bằng sữa rửa mặt dành cho trẻ tuổi dậy thì. Chưa kể, nếu đi ra ngoài trời nắng, con nhất định phải bôi kem chống nắng. Tối nào trước khi đi ngủ, con cũng bôi toner dưỡng ẩm. Vậy mà, con không hiểu tại sao bà và bố mẹ lại “dị ứng” với việc chăm sóc da của con như vậy. Bà thì “gào lên”: Học không lo học, suốt ngày bôi bôi, vuốt vuốt. Khi nào đi làm, lúc đấy chăm sóc da cũng chưa muộn. Bố thì “ầm ĩ”: Tuổi này đã lo làm đẹp thì học hành gì nữa. Con vẫn luôn nghĩ, mẹ ủng hộ con, mẹ hiểu tâm lý tuổi teen, vậy mà mẹ lại đứng về phía bố.
Video đang HOT
Thấy con rạng rỡ với làn da mịn màng, hồng hào, bố mẹ thường khen con. Thế nhưng, ở nhà, bố mẹ và bà đều khó chịu và ngăn cản con việc chăm sóc làn da. Ảnh minh họa
Con biết mẹ lo lắng cho con, lo con thiếu kinh nghiệm nên không cho con mua mỹ phẩm online. Mẹ lúc nào cũng kỳ thị với mua hàng trên mạng mà không biết rằng không phải hàng online nào cũng rởm, cũng kém chất lượng. Vẫn có những hàng uy tín, được giới trẻ tin tưởng mua nhiều. Việc con chăm sóc làn da mà cứ như việc làm gì đáng xấu hổ lắm, khiến những người lớn trong nhà cằn nhằn, cấm cản. Con hiểu rất rõ khoảng cách thế hệ khiến con và những người lớn trong nhà không có tiếng nói chung trong việc làm đẹp. Người lớn thường đánh đồng làm đẹp với việc chưng diện, sao nhãng học hành, yêu sớm. Thực tế đâu phải vậy, việc làm đẹp, việc chăm sóc ngoại hình chính là biết yêu bản thân.
Nếu mẹ không tin tưởng việc mua hàng online của con thì tại sao mẹ không mua cho con những sản phẩm mà mẹ biết là uy tín. Bao nhiêu lần con nhờ mẹ nhưng mẹ cứ “tảng lờ, bỏ qua”. Con cảm thấy mệt mỏi khi bà và bố mẹ chỉ ép con nghe lời mà không cho con sống theo cách mà con muốn. Con chỉ mong mọi người thay đổi quan điểm, làm đẹp không phải là việc xấu mà để bản thân đẹp hơn, là cách con biết yêu bản thân mình.
Không còn bụi đường và khói xe, vì sao mặt vẫn nổi mụn?
Không còn tình trạng da mặt hứng chịu khói xe, bụi trên đường đi làm nhưng nhiều chị em vẫn bị da mặt xấu đi, nổi mụn và thâm nám.
Da mặt bị "bí"
Thực tế, việc đi làm hay phải ra đường mỗi ngày, lâu dần đã khiến người ta hình thành ý thức phải giữ vệ sinh da sạch sẽ, nhất là trước khi đi ngủ. Khi giãn cách xã hội, "ai ở đâu ở yên đó", nhiều người lầm tưởng rằng không còn khói xe hay bụi mịn ngoài trời thì có thể lơi lỏng việc vệ sinh mặt mà không biết rằng, bụi mịn trong không khí tại nhà vẫn ảnh hưởng lên da rất nhiều.
Chưa kể, ở nhà thường xuyên, chị em lại xuống bếp nhiều hơn, da thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ, các chất tẩy rửa... nên da dễ sinh mụn hơn. Do đó, tuy suốt ngày ở nhà nhưng việc vệ sinh da vẫn cần phải cẩn trọng. Trước khi đi ngủ, làn da phải tuyệt đối được "giũ" sạch các tạp chất tiếp xúc trong ngày.
Chưa kể, vì không thể tách rời với khẩu trang, làn da trở nên bị "bí". Khẩu trang không chỉ tác động xấu với da dầu hay da nhạy cảm mà còn với làn da thường, vốn ít khi xuất hiện mụn. Theo các bác sĩ da liễu, việc đeo khẩu trang liên tục trong thời gian dài dẫn đến da mặt tăng độ ẩm do hơi thở bị cản lại ở bên trong khẩu trang, cũng như khiến da gia tăng sản xuất bã nhờn, xáo trộn hệ vi sinh vật trên bề mặt da, tăng độ pH của da, thậm chí còn gây kích ứng do sự cọ xát giữa lớp khẩu trang với bề mặt da.
Thức đêm
Với nhiều người, việc không đến công sở cũng đồng nghĩa với có thể buông lỏng giờ giấc sinh hoạt, nên cũng thường để bản thân thức khuya hơn thông thường.
Thức đêm "cày" phim - thói quen trở thành "kẻ thù" của da mặt
Tuy nhiên, trở thành "cú đêm" là điều rất tai hại cho làn da, đẩy da vào tình trạng mất nước, quá tải... Nói chung, da sẽ "bị stress", vỏ tuyến thượng thận tiết ra hormon nhiều hơn lượng bình thường. Chất này làm da chúng ta nhờn hơn nên rất dễ nổi mụn.
Khi da nổi mụn, cần làm gì?
Khi bị mụn, tuyệt đối tránh việc tự ý nặn mụn tại nhà, vì điều đó sẽ khiến da bị nhiễm trùng hoặc để lại nhiều sẹo.
Giữ vệ sinh da là yếu tố tiên quyết và đầu tiên khi da bị mụn. Tuy nhiên, làn da khi này tuyệt đối tránh sữa rửa mặt có tính tẩy rửa mạnh, nhất là các sản phẩm có chứa cồn sẽ làm da dễ kích ứng, mà chỉ dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ.
Giữ da sạch không có nghĩa là rửa mặt liên tục mỗi ngày
Mặt khác, giữ da sạch không có nghĩa là rửa mặt liên tục. Càng rửa mặt nhiều càng khiến lớp dầu trên da mất đi, làn da sẽ phải "tăng cường" sản xuất lớp dầu này để bảo vệ da. Điều này sẽ khiến da mất đi cân bằng, dễ sinh mụn hơn nữa.
Giữ làn da sạch và uống đủ nước, ngủ đủ giấc, đúng giờ là phương án hợp lý nhất khi da bị mụn, bên cạnh hạn chế những món ăn gây nóng và dầu mỡ.
Mặt sạch mụn nhờ thay đổi lối sống Bên cạnh việc điều trị bằng phương pháp Đông y nhằm cải thiện sức khỏe gan, đường ruột, Claire Nguyen cũng tập thể dục, ngủ nghỉ điều độ và ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi giúp cải thiện sức khỏe làn da từ bên trong. Elizabeth Liz Claire Nguyen, 25 tuổi, sống tại Sydney, Australia từng sống chung với làn da mụn...