Làm đàng hoàng, trường tư sẽ vượt mặt trường công
“Trường tư phải tự đầu tư và hoạt động theo năng lực của mình còn trường công thì bị gò bó và ràng buộc nhiều hơn. Tôi thấy lo cho trường công, coi chừng sẽ thua trường tư, bởi vì bị giới hạn kinh phí được cấp thành ra chi phí đào tạo thấp”.
PGS.TS Đỗ Văn Xê – người có kinh nghiệm trải nghiệm từ giáo dục công sang tư, đưa ra cảnh báo như thế tại tọa đàm Giáo dục tư thục và định hướng phát triển giáo dục tư thục tại Việt Nam do Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội tổ chức chiều 6/5 tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng.
PGS.TS Đỗ Văn Xê cho rằng trường tư có lợi thế vì tự chủ và hoạt động theo năng lực của mình
PGS-TS Đỗ Văn Xê, Hiệu trưởng Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM, chia sẻ: “Trải qua 15 năm làm Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ và mới về trường tư; từ trường công qua trường tư, tôi như đi qua một thế giới khác. Hiện nay nhiều trường tư thục đã đủ tạo ra một thị trường cạnh tranh hoàn hảo trong giáo dục. Trong môi trường đó, vấn đề sống còn sẽ phụ thuộc vào bản thân của mỗi trường đồng thời tạo cho sinh viên cơ hội lựa chọn học tập tùy theo năng lực mỗi người.
Bây giờ đâu ai khẳng định chất lượng trường công sẽ cao hơn trường tư! Trường công do Nhà nước đầu tư, còn trường tư phải tự đầu tư và hoạt động theo năng lực của mình do đó cũng không cần thay đổi để làm rối ren. Trường công còn gò bó, bị ràng buộc nhiều bởi các quy định, trường tư được tự chủ học phí. Vấn đề hiện nay tôi càng thấy lo cho trường công, coi chừng sẽ thua trường tư, bởi vì bị giới hạn kinh phí được cấp thành ra chi phí đào tạo thấp”.
Theo ông Xê, xu hướng chung các nước phát triển đều có 3 lớp: tốp cao là trường tư bởi biết tận dụng sự tự do của mình, tốp giữa là trường công, tốp cuối là “thượng vàng hạ cám” trường tư.
PGS.TS Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội phát biểu
PGS.TS Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội, đồng tình: “Thế giới có 3 loại hình trường. Trường dẫn dắt là những trường hàng đầu thế giới; trường tạo sức “kéo” là trường biết xu hướng phát triển như thế nào để phát triển theo hướng đó; trường kế đến là “đẩy” nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Ở Việt Nam còn có thêm loại thứ 4 là làm rối ren thêm tình hình phát triển: trường kém chất lượng, xảy ra chuyện này chuyện kia…”.
PGS-TS Hồ Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, cho rằng giáo dục Việt Nam đang chịu ảnh hưởng bởi xu thế toàn cầu hóa, công nghệ số. ĐH bây giờ không còn là đại học tinh hoa nữa mà là ĐH của đại chúng. Do đó, trường công lập đã hết sức cố gắng nhưng để cung cấp một nguồn nhân lực lớn như hiện nay là không thể và cần phải giao nhiệm vụ này cho trường tư. Cơ hội này là phải đầu tư, nhà đầu tư hết sức vất vả và khó khăn, phải tự thân mọi thứ.
TS Kiều Tuân, Chủ tịch HĐQT trường ĐH Công nghệ TPHCM cũng cho rằng nếu thực hiện được công bằng thì các trường tư thục phát triển nhanh hơn công lập
Video đang HOT
“Vì vậy, tôi cần nói sự công bằng trên yếu tố chất lượng và chỉ có con đường này mới phân định rành ròi được trường mạnh, trường yếu. Mô hình tam giác có 3 đỉnh (Đại học – Công nghiệp – Chính phủ), 3 cái này phải hài hòa sẽ giúp cho đại học phát triển. Nếu có được đỉnh thứ 3 thì trường tư không ngại gì nữa vì mỗi bên có một hướng phát triển riêng. Tôi tin tương lai ĐH tư thục phát triển mạnh mẽ vì được tự chủ”, ông Phong nhấn mạnh.
Tương tự, PGS.TS Nguyễn Văn Áng, Phó hiệu trưởng trường ĐH Văn Lang cũng nhìn nhận: Trong lĩnh vực giáo dục ĐH, nếu không có giáo dục ĐH tư thục thì hàng trăm ngàn thanh niên không tiếp cận giáo dục đại học. Nếu không phát triển giáo dục tư thục thì không để huy đồng được nguồn lực lớn giáo dục đại học và sẽ không có sự cạnh tranh.
“Các trường ĐH công làm tốt hay trung bình đều được hưởng lương như nhau, do đó không tạo nên động lực trong khi với trường tư thì không thể như thế. Người làm trường tư họ phải nỗ lực vươn lên nên tôi cho rằng việc xuất hiện các trường tư thục tạo môi trường cạnh tranh, và bây giờ là giai đoạn cạnh tranh quyết liệt, các trường công không thể ngồi yên được nữa. Riêng ở TPHCM, hệ thống các trường ĐH tư ở đây rõ ràng đã tạo ra động lực để các trường công lập đã không thể ngồi yên và đang cố gắng phấn đấu”, ông Áng nói.
Tọa đàm Giáo dục tư thục và định hướng phát triển giáo dục tư thục tại Việt Nam do Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội tổ chức thu hút ý kiến nhiều chuyên gia giáo dục
TS Kiều Tuân, Chủ tịch HĐQT trường ĐH Công nghệ TPHCM cũng cho rằng nếu thực hiện được công bằng thì các trường tư thục phát triển nhanh hơn công lập. Trường tư là trường có chủ, họ có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội, người học. Lâu nay mình nói công bằng rát nhiều nhưng thực hiện không đơn giản, qua từng cấp, từng nấc khác nhau.
PGS.TS Phan Thanh Bình khẳng định hành lang pháp lý đang được chuẩn bị vững chắc cho giáo dục tư thục phát triển trong 10 năm tới. Các trường tư thục sẽ cạnh tranh trên thước đo chất lượng, hiệu quả đào tạo.
Lê Phương
Theo Dân trí
Xóa bỏ bất bình đẳng, xây dựng chính sách tốt hơn cho trường tư
Đo la y kiên đươc nhiêu chuyên gia, can bô quan ly đưa ra tai toa đam "Giáo dục tư thục & định hướng phát triển Giáo dục tư thục tại Việt Nam" do Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội vưa tô chưc tai Trương ĐH Quôc tê Hông Bang chiêu 6/5.
PGS.TS Phan Thanh Binh- Chu nhiêm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội phat biêu tai toa đam
Vân con bât binh đăng công - tư?
Theo cac chuyên gia, hê thông cac trương tư chinh la đông lưc thuc đây cac trương công lâp thay đôi. Vi vây, sư bât binh đăng đang tôn tai cân phai đươc xoa bo.
Tai toa đam, nhiêu y kiên đề xuất lam sao Luât Giao duc cần cập nhật đủ các mô hình giáo dục trường lớp, hình thức giáo dục mới vào văn bản pháp luật. Song song đo cần có chính sách để các trường tư thục tiếp cận được các định chế tài chính quốc tế, bên cạnh sự quan tâm và ưu tiên đối với lĩnh vực đầu tư vào giáo dục.
Thăng thăn nhin nhân thưc trang cua hê thông giao duc tư thuc, PGS.TS Nguyễn Văn Áng - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang cho biêt: Trước đây kinh tế tư nhân rất bị kỳ thị, nhưng hiện nay no được xem là động lực để phát triển kinh tế. Để phát triển ĐH tư thục sắp tới, PGS.TS Nguyên Văn Áng cho răng cần phải xóa bỏ phân biệt công tư, sinh viên học trường công hay tư đều phai được hưởng các quyền lợi như nhau.
"Hê thông giao duc ĐH tư thuc cua chung ta vân chưa thê đat con sô 40% như ky vong đo la do xã hội còn quan điểm nặng nề đối với giáo dục tư thục. Đây la điêu cân nghiêm tuc xem lai" - PGS.TS Nguyên Văn Ang noi.
Đông quan điêm vơi PGS.TS Nguyên Văn Ang, PGS.TS Thai Ba Cân- Phó Tổng Giám đốc phát triển đại học - Tập đoàn Nguyễn Hoàng cho biêt, về số lượng thì nước ta thuộc nhóm nước có ti lệ giáo dục tư thục thấp. Sự quan tâm phát triển mảng giáo dục này của nhà nước chưa cao.
Quan niệm xã hội về giáo dục như một phúc lợi xã hội còn chiếm ưu thế. Các hoạt động cung cấp dịch vụ giáo dục tư thục thường được đồng nghĩa với hoạt động kinh doanh giáo dục. Thời gian qua, giáo dục tư thục tại Việt Nam đang phát triển theo hai hướng rõ nét.
PGS.TS Nguyên Manh Hung- Hiêu trương Trương ĐH Nguyên Tât Thanh tham gia y kiên tai toa đam
Hướng thứ nhất là hướng đại chúng, các trường tư thục tạo điều kiện cho tất cả đối tượng được học, tùy theo năng lực của bản thân. Nhưng hướng thứ hai rất đáng quan tâm, đó là hướng đào tạo theo các chuẩn mực quốc tế, đưa ra các chương trình, phương pháp giáo dục tiên tiến trên thế giới về Việt Nam.
"Đây là một trong những cố gắng nỗ lực của rất nhiều trường thuộc hệ thống giáo dục tư thục tại Việt Nam đang xây dựng. Tôi nghĩ cả hai hướng phát triển này đều đang mang lại lợi ích chung cho giáo dục tư thục và giáo dục Việt Nam. Vi vây, cần phải đẩy mạnh giáo dục tư thục phát triển.
Chất lượng giáo dục công lập cua chung ta chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, tụt hậu kha nhiêu so với sự phát triển của giáo dục thế giới (do kinh phí đầu tư thấp, không có khả năng đầu tư lớn cho cơ sở vật chất, trả lương cho đội ngũ giáo thấp không đủ sức khuyến khích lao động sáng tạo của nhà giáo...)"- PGS.TS Thai Ba cân noi.
Giao duc tư thuc cân hương đên chât lương đê xây dưng tinh canh tranh
Theo PGS.TS Phan Thanh Binh- Chu nhiêm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, hiện việc xây dựng Bộ luật Giáo dục đảm bảo trên ba nguyên tắc, đó là tính mở, thứ hai là dựa trên năng lực người học, thứ ba là tính tự chủ. Sắp tới, chúng ta cũng không dựa hoàn toàn vào số năm học, bằng cấp mà dựa vào khung trình độ 8 bậc: sơ cấp 3 bậc, trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ là bậc 8.
Việc xây dựng khung trình độ như trên là để hội nhập quốc tế, xoa bo viêc đăt năng vân đê băng câp. Đăc biêt, khi nhập chương trình quốc tế về Việt Nam sẽ đối chiếu phù hợp với khung trình độ nào đê thưc hiên.
Vi vây, cac trương tư thuc muôn đinh vi đươc minh trong hê thông giao duc quôc dân, đap ưng ky vong va sư tin tương cua xa hôi không cach nao khac phai chưng minh băng chât lương đao tao.
Đông tinh vơi PGS.TS Phan Thanh Binh, PGS.TS Nguyên Manh Hung- Hiêu trương Trương ĐH Nguyên Tât Thanh tin răng đo la hương đi đung đăn cua hê thông giao duc tư thuc trong tương lai. Theo ông, giao duc tư thuc du la bâc phô thông hay ĐH vân cân hương đên muc tiêu lơn nhât, đao tao ra nhưng con ngươi "vưa hông- vưa chuyên" đap ưng đươc nhu câu xa hôi, đap ưng đươc nhu câu cua nha tuyên dung.
Vi le đo, ngươi viêc đây manh công tac kiêm đinh chât lương, hâu kiêm PGS.TS Nguyên Manh Hung cho răng cac trương vân cân phai co chuân chương trinh đao tao tưng nganh cho minh trong qua trinh đao tao.
Cac đai biêu tai toa đam
Chia sẻ về hệ thống giáo dục phổ thông ngoài công lập tại TPHCM, ông Hồ Tấn Minh- Phó trưởng phòng giáo dục trung học, Sở GD&ĐT TPHCM cho hay, hiện hệ thống các trường phổ thông ngoài công lập tại TPHCM phát triển rất tốt. Toan TP co 82 trường ngoài công lập, trong khi trường công lập là 112 trường, đặc biệt là độ tin cậy của phụ huynh học sinh vào trường này rất cao.
Chinh sư phat triên mang tinh nên tang như trên ma TP đa có quy hoạch tổng thể liên quan đến các trường này, tức là đảm bảo được điều kiện, tiêu chuẩn, cơ sở vật chất...
"Lợi thế của trường ngoài công lập là được tự chủ về công tác nhân sự, được lựa chọn, kêu gọi giáo viên giỏi về trường dạy. Thứ hai, trường được tự chủ thực hiện theo đề án của TP. Vi du, TP muốn tăng cường chuẩn đầu ra ngoại ngữ, nếu trường phổ thông công lập sẽ thực hiện khó, vì sẽ phát sinh chuyện thu bao nhiêu tiền ngoài học phí ra, còn các trường ngoài công lập thì thực hiện được" - ông Minh chia se.
PGS.TS Đỗ Văn Xê- Hiêu trương Trương ĐH Văn Lang cung nhìn nhận: Môi trường làm việc ở trường tư thoáng hơn, không bị ràng buộc bởi các thủ tục.
Anh Tu
Theo giaoducthoidai
'Nhiều người góp nghìn tỷ xây chùa nhưng không bỏ tiền xây trường' "Nhiều người sẵn sàng góp hàng nghìn tỷ đồng để xây chùa, nhưng không ai dám bỏ ra ngần ấy tiền xây trường học, trong khi trường rất cần thiết", TS Đàm Quang Minh nói. Thu hút sự quan tâm và nguồn lực đóng góp của xã hội là một trong những vấn đề băn khoăn của TS Đàm Quang Minh và lãnh...