Làm công nghệ thu nhập trăm tỉ/năm có cá biệt?
Những ngày gần đây, dư luận xôn xao về việc ở Hà Nội có 2 cá nhân làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin đóng thuế hàng chục tỉ đồng nhờ thu nhập ‘khủng’.
Sinh viên ngành CNTT hầu hết có thu nhập tốt và rất “đắt hàng” – ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Trong đó một trường hợp là nữ (28 tuổi), đạt thu nhập 330 tỉ đồng năm 2020. Người còn lại là nam (30 tuổi) thu nhập 280 tỉ đồng. Cả hai đều có thu nhập từ công việc viết phần mềm đăng trên các ứng dụng Google Play và App Store hoặc các ứng dụng khác.
Trước các thông tin này, ông Lê Tấn Hùng, Giám đốc Trung tâm đổi mới sáng tạo, Viện Công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, bình luận: “Thông tin này gây sửng sốt với xã hội, nhưng những người làm việc trong lĩnh vực này không ngạc nhiên. Bởi sự ngạc nhiên đó chúng tôi đã dành cho Nguyễn Hà Đông (cựu sinh viên (SV) Trường ĐH Bách khoa Hà Nội) năm 2014, khi trò chơi Flappy Bird đã mang đến cho Đông hàng chục triệu USD. Còn từ đó đến nay, cá nhân thu nhập khủng tuy ít nhưng không còn là của hiếm”.
Thu nhập “khủng” ở thị trường “ngầm”
Ông Hùng cho biết từ nhiều năm nay, SV ngành CNTT ra trường rất dễ tìm việc làm phù hợp với mức lương khá. Riêng SV ngành này của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội luôn được các doanh nghiệp (DN) chào đón và được trả mức lương cao, từ 15 – 16 triệu đồng/tháng đến 1.000 – 2.000 USD/tháng, thậm chí có nơi 5.000 – 6.000 USD/tháng. Nhưng đó là thị trường “nổi”. Còn có một thị trường lao động “chìm” mà thông tin về nó chỉ được lộ ra do tiết lộ từ cơ quan thuế, chẳng hạn như 3 trường hợp kể trên.
Ông Hùng cũng cho biết trong thị trường lao động “chìm” có 2 đối tượng: những người làm việc theo diện tạm gọi là freelancer (tự do), hoặc mở công ty khởi nghiệp. Do “dân CNTT” có thể ngồi bất kỳ đâu làm việc, miễn là có máy tính, nên lĩnh vực này là mảnh đất màu mỡ cho việc phát triển thị trường lao động “chìm”.
Sự thành công đến với họ theo những cách người ngoài khó lý giải. Thường thì có một nhóm dăm ba người làm với nhau, có thể mở công ty hoặc không. Hoặc mô hình “nhóm” chỉ có 2 vợ chồng, chồng viết code (mã), vợ làm kế toán, cũng khá phổ biến. Sự tồn tại của các công ty này không ai biết, vì có thể nay có, mai không. Có người năm nay làm tốt, năm sau tốt hơn. Có người năm nay được một khoản tiền khổng lồ, năm sau không có nữa. Có người được 1.000 – 2.000 USD/tháng. Có người 10.000 – 20.000 USD/tháng. Thậm chí có người 100.000 – 200.000 USD/tháng.
“Người trong cuộc không khoe. Người ngoài không hỏi. Đến khi phải đóng thuế thì xã hội mới biết. Họ cũng không muốn xuất hiện, không cần truyền thông. Họ cứ lặng lẽ làm việc, cứ lặng lẽ nhận thù lao khổng lồ. Có người khi kiếm được khoản tiền lớn thì “nghỉ hưu” dù mới ngoài 30 tuổi. Người nào xuất hiện thường do nhu cầu cần huy động vốn hoặc muốn tìm đối tác”, ông Hùng chia sẻ.
Nhân lực luôn chuyển động do cạnh tranh
Video đang HOT
Theo ông Hùng, ông có quen biết những cặp vợ chồng làm việc theo mô hình “chồng viết code, vợ làm kế toán”, thu nhập hàng tỉ đồng/năm, hơn hẳn những người đi làm công ty lớn của nước ngoài lương 5.000 – 6.000 USD/tháng.
“Khi tôi kể, có một cựu SV cho biết em ấy có ngôi nhà 40 tỉ đồng, nhiều người không tin, vì không hiểu làm sao để một thanh niên 27 – 28 tuổi mới ra trường dăm năm đã có hàng chục tỉ đồng mua nhà! Nếu nói thu nhập khủng của những bạn như thế là nhờ lập trình giỏi, thì không hẳn. Vì công lập trình chỉ chiếm 1/3 đóng góp cho thu nhập đó. Còn lại là nhờ sự sáng tạo của những người cùng tham gia tạo nên sản phẩm, ví dụ như thiết kế hình ảnh, rồi sáng tạo cách chơi (nếu là game), rồi sáng tạo tình huống…”, ông Hùng nói.
Tuy nhiên, ông Hùng cũng cho rằng tỷ lệ người có thu nhập “khủng” trong thị trường lao động CNTT “chìm” là không cao, được bố trí ngẫu nhiên và tương ứng với tỷ lệ nhân tài về sáng tạo. “Tỷ lệ thành công cao thì không ai đi làm công ty cả mà sẽ ngồi nhà làm tự do hết. Nó không phải là con số lớn, nhưng chắc chắn không phải là trường hợp cá biệt”, ông Hùng nhận xét.
Theo ông Huỳnh Tấn Châu, Phó giám đốc Phân hiệu Đà Nẵng – Trường ĐH FPT, một thực tế không thể phủ nhận là SV ngành này ra trường rất “đắt hàng”. Thậm chí, dòng nhân lực trong thị trường lao động luôn chuyển động do sự cạnh tranh giữa các DN. Nhiều người sẵn sàng “nhảy” việc khi được mời gọi với mức lương hấp dẫn hơn. Nếu DN đãi ngộ không tương xứng thì dẫu tuyển được người cũng khó giữ chân được họ.
“SV ra trường về làm ở FPT Software khá nhiều. Nhưng làm một thời gian các em lại đi. Lãnh đạo bên đó thú nhận, họ rất vất vả trong việc giữ chân các em”, ông Châu cho biết.
Chủ yếu mức lương hơn 14 – 15 triệu đồng/tháng
Nhưng cũng theo ông Châu, cựu SV FPT ở Đà Nẵng chủ yếu đi làm cho các công ty với mức thu nhập khởi điểm khoảng hơn 10 triệu đồng/tháng, cao thì 14 – 15 triệu đồng/tháng. Cũng có những em làm việc ở công ty lớn được trả 1.000 – 2.000 USD/tháng nhưng không nhiều.
“Nhưng tôi không ngạc nhiên nếu bạn trẻ nào đó thu nhập hàng chục tỉ đồng. Mới đây, tôi gặp một bạn trẻ, bạn ấy cho biết tạo được một website và đã bán lại cho người khác với giá 32 tỉ đồng”, ông Châu nói.
Ông Nguyễn Đức Dư, Phó trưởng khoa CNTT, Trường ĐH Giao thông vận tải, chia sẻ theo con số mà khoa thu thập được gần đây với đối tượng SV tốt nghiệp được 2 – 3 năm thì chủ yếu các em đi làm cho DN, sau 2 – 3 năm có mức thu nhập phổ biến 14 – 15 triệu đồng/tháng. Cũng có một số em sau 2 – 3 năm mức thu nhập khoảng 1.000 USD/tháng, hoặc hơn một chút, nhưng chỉ chiếm khoảng 5 – 7%. Cựu SV có thu nhập cao nhất mà khoa được biết là một em làm quản trị hệ thống cho một ngân hàng, có mức lương hơn 3.000 USD/tháng.
Cải cách hay là chết?
Đây là câu hỏi PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM đặt ra tại phiên họp chuyên đề về đẩy mạnh tự chủ trong giáo dục ĐH, do Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực tổ chức.
Vấn đề tự chủ ĐH vẫn gặp nhiều vướng mắc.
Quan trọng nhất là yếu tố con người
Từ kinh nghiệm thực tiễn triển khai, PGS TS Đỗ Văn Dũng nhận định tất cả các cải cách sẽ dẫn đến sự chống đối ở một bộ phận cán bộ, viên chức nhưng không vì thế mà nhụt chí và từ bỏ cải cách. Tốc độ cải cách cần phải điều chỉnh theo thời gian và tình huống.
Trong đó, con người là yếu tố quan trọng nhất, đảm bảo sự thành công của cải cách. Phải tạo ra sự đồng thuận không những trong trường mà phải ở các bên liên quan. Mặt khác, truyền thông cần đi trước để thay đổi tư duy và tận dụng mọi nguồn lực cho cải cách.
"Cải cách giáo dục ĐH để thích ứng với yêu cầu về đào tạo nhân lực trong kỷ nguyên số. Đây là việc làm cấp bách nhưng rất khó khăn, chủ yếu vì tư duy của con người. Công cuộc cải cách là một quá trình, không phải một đích đến nhất thời", PGS.TS Đỗ Văn Dũng nêu quan điểm.
Từ góc độ người trong cuộc, TS Lê Trường Tùng- Hiệu trưởng Trường ĐH FPT cho rằng khi nói đến tự chủ phải quan tâm đến 3 đối tượng người học, các trường, cơ quan quản lý. Trong đó, quan trọng nhất là người học, tức tự chủ thì người học được lợi gì.
Tuy nhiên, những vấn đề này lại chưa được làm rõ. Tự chủ là khái niệm rộng, làm thế nào để hiểu chính xác, thống nhất là qua trọng. Tự chủ không cẩn thận hiểu là tự trị. Tự chủ cũng không phải tự túc, tự lo. Nhà nước phải cấp ngân sách, vẫn phải hỗ trợ trường tư dưới dạng hỗ trợ thuế, đất; hỗ trợ trường công dạng đầu tư ban đầu.
TS Tùng cũng dẫn chứng tại các trường ĐH ở Anh, ÚC, Mỹ có nguồn thu rất lớn nhưng chính phủ các nước này vẫn hỗ trợ các trường vì nó mang lại lợi ích công, mang lại nguồn nhân lực chất lượng cao có lợi cho quốc gia.
Chia sẻ quan điểm này, ThS Đoàn Xuân Quang, Trường ĐH Luật TP HCM cho rằng tự chủ không có nghĩa là tự do, tự lo mà ngược lại, cơ sở giáo dục được gỡ các "nút thắt" trong các quy định pháp luật giáo dục ĐH trước đây, được tự do trong mọi hoạt động và trong khuôn khổ các quy định pháp luật có liên quan.
Gỡ khó "luật chồng luật"
Từ khi có Nghị quyết 77 của Chính phủ, nhất là từ khi có Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH (Luật số 34) và Nghị định 99 hướng dẫn thi hành Luật này, vấn đề tự chủ ĐH đã được đẩy mạnh. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn một số vướng mắc.
Là trường công lập tự chủ trực thuộc Bộ Tài chính, TS Hoàng Đức Long, Hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính Marketing cho rằng hiện các luật mang lại nhiều cơ hội cho các trường tự chủ từ xây dựng bộ máy, tuyển dụng con người, cởi trói gần như toàn bộ.
Về học thuật, Bộ GDĐT cũng cởi trói rất nhiều. Tuy nhiên, trong thực tế gặp nhiều quy định chồng chéo, nhiều nút thắt được mở nhưng lại gặp vấn đề là con người. Chẳng hạn như các đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán...
ThS Đoàn Xuân Quang cũng chỉ ra vẫn còn sự thiếu đồng bộ trong hệ thống pháp luật, trong mỗi lĩnh vực hoạt động, các trường ĐH chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật khác nhau. Như trong việc thực hiện quyền tự chủ về tài chính và tài sản, tự chủ về tổ chức và nhân sự.
Chưa làm rõ mối quan hệ giữa cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở giáo dục ĐH đối với cơ sở giáo dục ĐH công lập. Điều này tác động đến hoạt động tự chủ về nhân sự và tổ chức, xác định định hướng phát triển của cơ sở giáo dục ĐH trong tương lai.
Đồng thời, còn liên quan mật thiết đến việc thực hiện quyền tự chủ ở các lĩnh vực, các nội dung khác trong quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục ĐH. Các cơ quan nhà nước cần sớm có các văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn rõ nội dung này.
Một ví dụ khác của việc vướng luật đó là hiện nay Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai chủ trương xây dựng trường học thông minh, sử dụng các nền tảng công nghệ chủ yếu trong giảng dạy và học tập. Đồng thời, cũng luôn cập nhật tiến bộ của công nghệ.
Tuy nhiên, băn khoăn hiện nay là nếu đưa công nghệ vào đào tạo là chủ yếu sẽ phá vỡ quy định dạy trực tuyến không được quá 30% tổng thời lượng giảng dạy của chương trình theo quy định của Bộ GDĐT. Một băn khoăn nữa là khi đưa doanh nghiệp đào tạo thì họ không có trình độ đào tạo.
Mặc dù đã lường trước rất nhiều những khó khăn, thách thức sẽ gặp phải trong quá trình các trường thực hiện tự chủ ĐH nhưng chắc chắn những văn bản hướng dẫn, nghị định đã ban hành... vẫn chưa thể bao quát hết.
Quá trình triển khai thực tế chắc chắn sẽ xuất hiện nhiều "nút thắt" khác cần phải gỡ nhưng nếu không bắt tay vào thực hiện thì không thể có thành công. Đó là quan điểm của TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ ĐH, Bộ GDĐT.
TS Lê Ngọc Sơn, Trường ĐH Công nghiệp TP HCM cũng đề xuất các cơ quan chức năng nên có đội tư vấn để kịp thời xử lý vướng mắc ở các trường. "Thay vì siết chặt quy định, nên để các trường ĐH thực hiện tự chủ ở mức độ bảo đảm và nên có hướng dẫn kịp thời, vì trong luật có những điểm "mờ" khi trường triển khai rất bối rối", TS Sơn kiến nghị.
Điểm vào đại học: Ngành tăng "chót vót", ngành "vét" thí sinh Trong khi nhiều ngành tuyển sinh có điểm tăng cao chót vót, thậm chí 10 điểm/môn còn chưa chắc chắn đỗ thì cũng có nhiều ngành điểm chuẩn dù thấp vẫn trong tình trạng khó tuyển. Điểm tuyển sinh đại học năm nay có sự biến động ở nhiều ngành. Ảnh: ST Một số ngành điểm tăng đột biến Nhìn vào thực tế...