Làm chuồng lạ nuôi loài thú quen, bay như chim, sáng ra bà tỷ phú nông dân đất Bình Dương hót phân bán đắt tiền
Thời gian gần đây, nhiều hộ nông dân ở huyện Dầu Tiếng ( tỉnh Bình Dương) phát triển mô hình nuôi dơi lấy phân dơi bán cho các nhà vườn để bón cây trồng.
Mô hình này khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Gia đình bà Trương Thị Quyên, ở ấp Đồng Sơn, xã Minh Thạnh (huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương) đi tiên phong thực hiện mô hình này của huyện.
Chuồng dơi của gia đình bà Trương Thị Quyên, ấp Đồng Sơn, xã Minh Thạnh (huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương). Ảnh: HỒNG NGA
Cách đây 6 năm, khi giá mủ cao su xuống thấp gia đình bà Quyên đã thanh lý toàn bộ 3 ha cao su để trồng cây ăn quả, gồm 260 cây sầu riêng giống Monthong và 1.000 cây quýt đường.
Sau một thời gian xuống giống sầu riêng Monthong và cây quýt đường giống, nhu cầu vốn để chăm sóc vườn cây tăng lên trong khi vốn của gia đình không nhiều nên vợ chồng bà gặp không ít khó khăn.
Trong một lần đi chơi ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, vợ chồng bà được tiếp cận mô hình làm chuồng dẫn dụ dơi về đề lấy phân bón cho vườn cây ăn trái rất hiệu quả nên đã quyết định đầu tư thực hiện mô hình này.
Lần đầu thử nghiệm mô hình, gia đình bà chỉ làm 1 chòi nuôi dơi, sau một thời gian thấy hiệu quả gia đình đầu tư thêm 3 chòi dẫn dụ dơi.
Đến nay, ngoài việc phục vụ bón phân cho vườn sầu riêng, quýt của gia đình, gia đình bà đưa phân dơi về tiêu thụ ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Bà Quyên chia sẻ, loài dơi có tầm hoạt động trong phạm vi rộng, đi kiếm ăn khá xa nên muốn thu hút đàn dơi về ở thì điều trước tiên là người nuôi dơi phải bảo đảm độ an toàn ở khu vực bên trong và xung quanh chuồng dơi.
Loài dơi này sống theo đàn với số lượng lớn và chỉ ăn muỗi, bướm, rầy, thiêu thân. Tại cơ sở nuôi dơi lấy phân của gia đình bà, chuồng dơi được thiết kế theo hình lục giác, có 6 trụ cao từ 8 – 10m trở lên; nền chuồng dài 7 – 10m, ngang 3 – 5m; nóc chuồng lợp bằng lá dừa nước.
Trên trần chuồng dơi được lắp một cái sàn bằng cây để chịu từ 400 – 500 tàu lá thốt nốt (lá treo làm ổ cho dơi ở). Chi phí cho một chuồng dơi như vậy khoảng hơn 80 triệu đồng.
Trong quá trình nuôi dơi, người nuôi cần chăm sóc thường xuyên chuồng dơi, vào mùa mưa phải che kín bằng lá chầm bốn bên vách chuồng vừa làm ấm dơi vừa tránh được mưa tạt vào làm ướt dơi, ướt lá ổ.
Vào mùa nắng nóng, người nuôi dơi cần bỏ bớt lá thốt nốt trong ổ ra để dơi được thoáng mát.
Video đang HOT
Con dơi rất sợ rắn lục, rệp, vì vậy cứ 5 – 6 tháng người nuôi cần thay lá ổ một lần vào ban đêm lúc con dơi rời ổ đi ăn. Mỗi lần thay lá chuồng dơi không quá 30 phút. Nếu thay lá chậm trễ, đàn dơi trở về biết có người trong chuồng chúng sẽ bỏ chuồng đi luôn.
Hiện phân dơi tươi được gia đình bà Trương Thị Quyên, ấp Đồng Sơn, xã Minh Thạnh (huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương) bán cho nông dân trồng cây ăn trái và hoa màu với giá 55.000 đồng/kg.
Bình quân mỗi tháng, gia đình bà thu được 15 triệu đồng/chuồng dơi. Mỗi năm, vườn quýt mang lại cho gia đình bà thu nhập trên 600 triệu đồng. Đối với cây sầu riêng dự kiến trong vụ này doanh thu đạt hơn 1 tỷ đồng. Ngoài thu nhập từ việc bán phân dơi, gia đình bà cũng không tốn nhiều chi phí phân bón cho vườn cây.
Theo ông Trần Trung Dũng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Minh Thạnh (huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương), đối với các loại cây như sầu riêng, bưởi da xanh, cam sành…nếu được bón phân dơi đầy đủ thì tuổi thọ kéo dài đến gần 20 năm và cho trái rất sai.
Vì vậy, hiện phân dơi rất được nông dân trên địa bàn ưa chuộng và đang “cháy hàng” vì số lượng đặt hàng ngày càng nhiều trong khi nguồn cung thì có hạn.
Người đàn ông khát khao hồi sinh dòng gốm lừng danh của Nam Bộ
Với mong muốn tìm lại và lưu giữ những giá trị về nghề gốm thủ công, anh Khang Minh đã phục dựng các công đoạn tạo tác gốm xưa tại khu Vườn Nhà Gốm ở thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Không sinh ra từ gia đình có truyền thống làm gốm nhưng với mong muốn tìm lại và lưu giữ những giá trị về nghề gốm thủ công, anh Khang Minh (40 tuổi, quê Kiên Giang) đã thành lập và đưa vào hoạt động khu Vườn Nhà Gốm (phường Lái Thiêu, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương) vừa để sản xuất, chế tác gốm và mở workshop đưa nghề tới nhiều bạn trẻ hơn.
Gốm Nam Bộ vang bóng một thời
Khu vườn là nơi phục dựng các công đoạn tạo tác gốm xưa. Sau 6 năm hoạt động, nơi đây đã cho ra đời rất nhiều sản phẩm có kích thước, chất liệu, hình dáng, màu men, hoa văn không khác gì những dòng gốm nổi tiếng lừng danh của Nam Bộ một thời.
Các sản phẩm đặc trưng của Vườn Nhà Gốm.
Sản phẩm gốm đặc trưng ở đây trên 80% là gốm Nam Bộ với 2 dòng chính: Gốm Lái Thiêu và gốm Biên Hòa. Gốm Lái Thiêu chủ yếu là trang trí vẽ các con vật, hoa lá, chim muông trên các sản phẩm gia dụng như bát, tô, chén, dĩa..., các hoa văn này không chỉ gần gũi với đời sống con người mà còn mang những ý nghĩa tốt đẹp và may mắn. Còn đặc trưng của gốm Biên Hòa là khắc trang trí trên vỏ gốm, nổi bật là hình ảnh bách hoa và dây lá nhiều màu sắc.
Gốm Lái Thiêu chủ yếu là trang trí vẽ lên sản phẩm.
Gốm Biên Hòa là khắc trang trí trên vỏ gốm rồi chấm men.
Khi tìm hiểu về ngành gốm thủ công, anh Minh lập tức say mê với nghề này bởi không cần sự hỗ trợ của máy móc hiện đại nhưng những người thợ lão luyện gốm của vùng đất Nam Bộ xưa kia vẫn làm ra những sản phẩm có độ tròn đều tuyệt đối và hài hòa.
Gốm được trang trí theo phương thức trang trí đắp nổi của gốm Cây Mai, một dòng gốm nổi tiếng của Nam Bộ xưa.
Thời điểm thịnh vượng nhất của gốm Nam Bộ là vào những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Với những thương hiệu nổi danh như gốm Cây Mai, gốm Biên Hòa, gốm Lái Thiêu...
Những thương hiệu này do các lò gốm sản xuất, đa dạng về chủng loại, kích thước, cách trang trí, mang tính mỹ thuật cao, màu men nguyên thủy, hoa văn trang trí đa dạng gần gũi với sinh hoạt đời sống cộng đồng. Vì thế gốm Nam Bộ xưa kia được khắp Nam Kỳ lục tỉnh và cả thị trường nước ngoài ưa chuộng.
Những năm gần đây, nghề gốm thủ công ở vùng đất Sài Gòn, Biên Hòa, Lái Thiêu gần như mai một. Hầu hết các cơ sở gốm đều đầu tư máy móc hiện đại để tăng năng suất, tạo nên hoa văn tinh xảo, màu men tươi tắn, dần dà các sản phẩm gốm Nam Bộ gần như vắng bóng trên thị trường cũng như trong suy nghĩ của mọi người.
Mong ước vực dậy nghề gốm thủ công
Anh Minh nhìn nhận, ngành gốm thủ công vẫn chưa phát triển tốt bởi vì chất lượng sản phẩm không phát triển kịp để có thể cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, lĩnh vực truyền thông về ngành nghề này vẫn chưa làm hiệu quả.
Ở phương Tây họ rất quý trọng ngành nghề thủ công, khách hàng được đào tạo về ngành nghề, được đào tạo về tiêu dùng mỹ thuật nên họ nhìn ra được giá trị của sản phẩm, biết được yếu tố thủ công của sản phẩm như thế nào. "Ở mình người dân vẫn chưa tiếp cận được cách nhìn nhận sản phẩm, workshop của mình ra đời cũng còn cho mục đích này nữa", anh Minh nói.
Dòng gốm Biên hòa được anh Minh phát triển trở lại.
Đây cũng là ngành nghề tích lũy kinh nghiệm của cha ông để lại. Nếu mình không duy trì sẽ trở thành một quãng đứt gãy của lịch sử. Do vậy mình phải tiếp nối, mặt dù sợi dây của mình vẫn còn rất nhỏ, hy vọng đến một thời điểm nào đó sợi dây này sẽ lớn lên và nó kết nối được nhiều người với nhau hơn.
Anh Minh chia sẻ, những dòng sản phẩm gốm thủ công cùng loại nếu quan sát kỹ sẽ thấy rõ sự khác nhau về điêu khắc, chấm men và màu sắc.
Tìm kiếm thế hệ kế thừa
Gốm thủ công (gốm mỹ nghệ) sản phẩm được hình thành bằng nhiều công đoạn khác nhau. Bước đầu là tạo hình (bằng khuôn hoặc bàn xoay), sau đó chờ khô tự nhiên từ 3-5 ngày rồi đưa qua công đoạn điêu khắc, chấm men. "Chấm men không phải là công đoạn tô màu thông thường, bởi vì men có độ nhớt, dày, mỏng khác nhau. Để chấm được hũ đựng mứt, người thợ phải có kinh nghiệm trên 5 năm mới chấm được những chi tiết nhỏ mà không bị lem. Sau khi chấm men sẽ chờ khô trong vài ngày rồi mới qua công đoạn nung" anh Minh nói.
Anh Dương Minh Tâm có 15 năm kinh nghiệm tạo hình gốm vuốt tay.
Chị Võ Thị Thanh Vân có hơn 20 năm kinh nghiệm về trang trí khắc trên vỏ gốm.
Vườn Nhà Gốm hoạt động ở 2 mảng chính, làm gốm thủ công và gốm công nghiệp. Theo anh Minh, ngành gốm thủ công hiện tại vẫn chưa tự nuôi sống được nên anh làm mảng gốm công nghiệp để nuôi gốm thủ công bởi vì đây là mảng anh tâm huyết, đặt nhiều kỳ vọng để duy trì nghề truyền thống.
Mặc dù mới 6 năm đi vào hoạt động nhưng anh Minh có một đội ngũ nhân công tay nghề cao từ 15 năm đến 30 năm kinh nghiệm. Điều anh quan tâm là làm thế nào trình độ và kinh nghiệm của những người thợ này được kế thừa cho thế hệ sau.
Lớp workshop làm gốm thủ công do Vườn Nhà Gốm tổ chức. Nơi đây cũng trở thành điểm đến tham quan thú vị cho nhiều người yêu gốm.
Hai năm gần đây, anh Minh đẩy mạnh mảng workshop làm gốm thủ công để đưa nghề này đến gần hơn với các bạn trẻ. Qua đó góp phần định hướng tư duy mỹ thuật cho các em khi còn nhỏ, đồng thời cũng tìm kiếm thế hệ tiếp nối nghề gốm truyền thống cho mai sau.
Những sản phẩm mang tính mùa vụ như giáng sinh, tết... theo đặc trưng của từng năm.
Sản phẩm gốm thủ công cho tết Nhâm Dần 2022
Quê hương thứ hai Với khát khao đổi đời, nhiều lao động ngoại tỉnh tại Bình Dương đã nỗ lực phấn đấu, có việc làm tốt và cuộc sống ổn định Nhắc đến Bình Dương, người ta hình dung ngay một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, đặc biệt là nơi mà có đông lao động ngoại tỉnh. Lãnh đạo chính quyền địa phương...