“Làm chủ” công nghệ – “làm chủ” tương lai
Trong kỷ nguyên số, công nghệ thông tin chính là chìa khóa vạn năng mở cánh cửa tiếp cận kiến thức, cơ hội cho mỗi người. Tuy nhiên, giới trẻ hiện vẫn còn lúng túng trong việc tiếp cận kho thông tin Internet tận dụng công nghệ hiệu quả cho quá trình học tập, làm việc lâu dài.
Hiện nay, nhiều sinh viên ra trường khó kiếm việc làm do thiếu các yếu tố kỹ năng thực hành xã hội, bị các nhà tuyển dụng đánh giá thiếu các kỹ năng mềm, trong đó bao gồm kỹ năng vi tính. Điều đó phần nào cho thấy việc tiếp cận với công nghệ internet vẫn còn “lỗ hổng”.
Công nghệ thông tin – cần xây dựng ngay từ “nền móng”
Để nuôi dưỡng, giáo dục trẻ thành công, chương trình đào tạo phải đi từ nền tảng và phát triển xuyên suốt. Với chương trình công nghệ thông tin,khởi đầu từ những khám phá, tìm tòi ở lớp học mẫu giáo như phân biệt màu sắc, hình dáng, từ những bài tập tô màu, đếm số rồi dần dần trẻ tiếp cận với thế giới kỳ diệu của khoa học, nhận biết về thời gian, âm thanh… Đó chính là nền tảng ban đầu giúp trẻ làm quen với các thao tác cơ bản trên máy tính, từ đó giúp trẻ phát triển trí thông minh, tư duy logic, khả năng sáng tạo…
Chương trình ICT xây dựng “nền móng” về công nghệ thông tin cho trẻ từ ngày đầu tiếp xúc với máy tính.
Video đang HOT
Bước qua lớp học mẫu giáo đầy sắc màu rực rỡ, lên tiểu học, các em được làm quen dần với các kỹ năng và kiến thức tin học cơ bản như sử dụng bàn phím, làm quen với các công cụ tìm kiếm để biết cách tìm và xử lý thông tin, kỹ năng tổ chức và trình bày thông tin, kỹ năng sử dụng phần mềm đồ họa đơn giản…
Thiết thực nhất là vận dụng kỹ năng tìm kiếm thông tin để biết đượcnhiệt độ, diện tích, khí hậu hay lịch sử, địa lý đất nước cũng như việc tiếp xúc với những thao tác lập trình, nguyên lý vận hành thiết bị điều khiển tự động của các ứng dụng gần gũi trong cuộc sống như tín hiệu đèn giao thông, máy in, dụng cụ đo nhiệt độ…
Từ nền tảng đó, ở bậc trung học, các em có thể giải quyết những yêu cầu đặt ra ở học tập, và trong đời sống thực tế. Ở đây, mọi môn học đều có thể được “công nghệ hóa” dưới hình thức bài giảng điện tử, bài tập thuyết trình… Học trò được tìm hiểu kĩ và thực hành nhiều hơn với Word, Excel, Powerpoint… làm quen những kiến thức cơ bản về thuật Toán, lập trình C…đồng thời, thực nghiệm các ứng dụng hữu ích khác như phần mềm thiết kế đồ hoạ, thiết kế trang web, xây dựng blog, biết quản lý thông tin trên mạng một cách an toàn, hiệu quả. Với mỗi cấp độ, chương trình có khung đánh giá rõ ràng về kĩ năng nổi trội của các em, qua đó, tạo cơ hội cho các em phát triển năng khiếu về công nghệ thông tin.
Lên các bậc học cao hơn, các em có thể vận dụng các tiện ích công nghệ vào học tập và ứng dụng cuộc sống.
Tất cả những mục tiêu và các bài học lý thú trên đều được thực hiện “gói gọn” trong chương trình giáo dục Công nghệ thông tin và truyền thông ICT tại Hệ thống trường DL Quốc tế Việt Úc (VAS), giảng dạy xuyên suốt từ bậc Mẫu Giáo đến Phổ thông Trung học. Từ quá trình học tập bài bản và đa dạng này, các em học sinh nhà trường không chỉ thao tác thành thạo các công cụ máy tính và sử dụng hệ thống phần mềm một cách hiệu quả cho việc học, mà còn được xây dựng thói quen chủ động trong việc tìm kiếm thông tin, tự học, tự nghiên cứu, biết cách tiếp cận với tri thức của nhân loại…, có lợi cho quá trình học tập, làm việc lâu dài.
Chứng chỉ ICDL – tiêu chuẩn toàn cầu về khả năng sử dụng máy tính
Không chỉ được đào tạo bài bản và đa dạng các kiến thức công nghệ, khai thác tối đa các nguồn lực công nghệ để mở rộng cơ hội học tập cho học sinh, khi tốt nghiệp, các em học sinh Hệ thống trường Quốc tế Việt Úc còn được sở hữu chứng chỉ quốc tế ICDL Stater (lớp 9) và chứng chỉ ICDL Full License (lớp 11) do tổ chức ICDL Quốc tế Springboard của Anh quốc cấp. Chứng chỉ ICDL là tiêu chuẩn toàn cầu về khả năng sử dụng máy tính được công nhận bởi nhiều tổ chức trên toàn cầu như Liên Hợp Quốc, UNESCO, Liên minh Châu Âu, Bộ giáo dục, chính phủ các công ty đa quốc gia và nhiều tập đoàn thuộc 148 quốc gia trên thế giới.
Chứng chỉ quốc tế ICDL tại trường Quốc tế Việt Úc được công nhận ở 148 quốc gia và nhiều tổ chức quốc tế.
Tại Việt Nam, trường Quốc tế Việt Úc là trường phổ thông đầu tiên giảng dạy chương trình Công nghệ thông tin chuẩn Anh quốc giúp học sinh lấy được chứng chỉ ICDl Quốc tế này. Hành trangnày là nền tảng giúp các em tự tin chủ động cập nhật, ứng dụng công nghệ trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống.
Trong hai năm vừa qua, nhiều học sinh tốt nghiệp Trung học tại trường Quốc tế Việt Úc đã sở hữu chứng chỉ Công nghệ thông tin ICDL. Cụ thế, năm 2011, 82,5% học sinh Trung học đat chứng chỉ ICDL Quốc tế. Trong đó, có đến 91% học sinh đạt điểm cao, 35 em đạt 90/100 điểm và 6 em đạt tuyệt đối. Năm 2012, 82% học sinh Trung học đạt điểm cao trong tổng số 537 em đăng ký dự thi. Đặc biệt, có 52 em đã đạt trên 90/100 điểm và 7 em đạt điểm tuyệt đối 100 điểm.
Theo dân trí
Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành kinh tế - ngân hàng
Đối với sinh viên ngành ngân hàng - tài chính, hoạt động tổ chức cho sinh viên được tiếp xúc với nghề nghiệp mình yêu thích và tìm kiếm việc làm đúng ngành, đúng nghề tại các ngân hàng và công ty tài chính hàng đầu ở Việt Nam luôn được sinh viên nhà trường hưởng ứng. Tuy nhiên, hiện nay, các buổi tiếp xúc để tìm hiểu công việc trong lĩnh vực này chưa xuất hiện nhiều và thậm chí cơ hội việc làm trong lĩnh vực này luôn đóng cửa với sinh viên.
Cuối tuần qua, ĐH RMIT đã phối hợp với Ngân hàng ANZ, Khách sạn Crowne Plaza, Công ty kiểm toán PWC và Công ty đầu tư mại hiểm lớn nhất Việt Nam IDG Venture tổ chức định hướng nghề nghiệp (Future Pathway) cho sinh viên ĐH RMIT. Chỉ trong một buổi chiều ngày 21/4, với số lượng sinh viên lên tới hơn 500 người, các nhà tuyển dụng khá vất vả để trả lời hết các thắc mắc cho các bạn. Không chỉ thu hút sự tham gia của sinh viên ĐH RMIT Việt Nam, Future Pathway còn thu hút sinh viên chuyên ngành kinh tế - ngân hàng của nhiều trường ĐH lớn ở Hà Nội.
Rất nhiều câu hỏi thú vị thể hiện sự quan tâm sâu sắc và mơ ước vươn cao trong các vị trí công việc tương lai, các bạn sinh viên đã khiến các nhà tuyển dụng hài lòng bởi vốn kiến thức phong phú. Thông qua những câu hỏi mà các bạn sinh viên chuẩn bị ra trường thường quan tâm như nghề nghiệp trong tương lai, cơ hội làm việc và môi trường làm việc chuyên nghiệp trong ngành tài chính ở Việt Nam, các nhà tuyển dụng đã giới thiệu và "cảnh báo" những thách thức, khó khăn nhưng cũng là những đỉnh cao đáng để các em sinh viên chinh phục khi làm việc trong lĩnh vực ngân hàng - tài chính.
Em Trần Minh Huệ (Sinh viên năm cuối Học viện Ngân hàng) cho biết, qua trao đổi trực tiếp với các nhà tuyển dụng, em đã hình dung được môi trường làm việc trong tương lai của em cũng như học hỏi thêm được những kĩ năng thiết yếu nhất mà yêu cầu công việc đòi hỏi.
Theo thông tin từ 4 nhà tư vấn tuyển dụng, một số ứng cử viên xuất sắc đã lọt vào mắt xanh của các nhà tuyển dụng và họ hy vọng sẽ có được một nguồn nhân lực trẻ trung, có phông kiến thức chuẩn cũng như năng lực làm việc phù hợp với yêu cầu công việc.
Hiệu trưởng trường ĐH RMIT Việt Nam, Giáo sư Merilyn Liddell cho biết, ĐH RMIT rất chú trọng đem đến cho sinh viên nhiều trải nghiệm, sự gắn kết với cộng đồng, và những kỹ năng phục vụ cho việc học tập suốt đời. Giáo sư nói: "Sinh viên tốt nghiệp RMIT Việt Nam tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm và kỹ năng đa dạng chứ không chỉ có tấm bằng đại học". Theo GS Merilyn Liddell, đối với sinh viên RMIT, những kiến thức học được trong và ngoài lớp học đều nhằm giúp các em mở rộng chân trời thành công, giúp các em nhìn thấy bức tranh tổng thể, tiếp cận những cơ hội lớn hơn, và khai phá tối đa tiềm năng của bản thân.
Theo vnmedia
"Chợ" chứng chỉ lại nóng Chỉ còn vài tháng, thị trường lao động sẽ bước vào mùa tuyển dụng. Nhưng hiện nay, một số nhà tuyển dụng đã rục rịch đăng tin tuyển lao động. Nhiều ứng viên có nhu cầu đánh bóng bộ hồ sơ đã tìm đến các "chợ" chứng chỉ (CC). Thỏa sức ngã giá Nếu như khoảng chục năm về trước, để có một...