Làm căn cước mới nhưng cố tình không nộp căn cước cũ có bị phạt?
Nhiều người dân thắc mắc việc làm thẻ căn cước mới nhưng vẫn cố tình giữ lại căn cước công dân cũ vì nhiều lý do liệu có trái quy định?
Thông tin từ Công an TP Hà Nội, theo Khoản 3 Điều 21 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước nêu rõ, trường hợp cấp đổi thẻ căn cước công dân sang thẻ căn cước hoặc cấp đổi thẻ căn cước thì người tiếp nhận có trách nhiệm thu lại chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước đang sử dụng.
Đối chiếu quy định trên, công dân nếu thực hiện cấp đổi thẻ căn cước công dân sang thẻ căn cước hoặc cấp đổi thẻ căn cước thì sẽ bị thu lại chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân gắn chíp, thẻ căn cước đang sử dụng.
Mặc dù hiện chưa có quy định cụ thể về việc xử phạt đối với trường hợp không nộp lại căn cước công dân, song theo dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi không nộp lại thẻ căn cước công dân khi làm thẻ căn cước có thể sẽ bị xử phạt do không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước; cấp căn cước điện tử với mức phạt tiền từ 300.000-500.000 đồng hoặc phạt cảnh cáo.
Người dân khi đi làm căn cước công dân mới nên nộp lại căn cước công dân cũ vì giấy tờ này đã vô giá trị, nếu cố tình sử dụng có thể bị xử phạt.
Ngoài ra, việc người dân vẫn sử dụng căn cước công dân cũ để thực hiện giao dịch hoặc thực hiện thủ tục hành chính, ký kết hợp đồng có thể gặp rủi ro về pháp lý, bởi khi đã làm thẻ căn cước thay cho căn cước công dân cũ thì thẻ này không còn giá trị sử dụng.
Trường hợp xảy ra tranh chấp, với các lý do như căn cước công dân hết hạn, không có giá trị về chứng minh nhân thân trong các thủ tục, giao dịch sẽ gây bất lợi cho người sử dụng, chưa nói đến việc một số đối tượng có thể lợi dụng thông tin trên căn cước công dân để lừa đảo.
Video đang HOT
Để đảm bảo quyền lợi của mình, công dân khi đi làm thủ tục cấp, đổi thẻ căn cước mới cần tự giác nộp lại căn cước công dân gắp chíp, căn cước công dân, chứng minh nhân dân, đồng thời chỉ nên dùng một loại thẻ trong các giao dịch nhằm thống nhất thông tin, tránh rủi ro, phát sinh tranh chấp.
Theo quy định chuyển tiếp tại Điều 46 Luật Căn cước 2023, nếu công dân sử dụng thẻ căn cước công dân đã cấp trước 1/7 thì được dùng đến hết thời hạn in trên thẻ, cũng có thể yêu cầu cấp đổi sang thẻ căn cước mới nếu muốn.
Còn đối với thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân nếu hết hạn sử dụng từ 15/1/2024 đến trước 30/6/2024 được sử dụng đến hết ngày 30/6/2024. Chứng minh nhân dân, nếu còn hạn sử dụng sau 31/12/2024 chỉ sử dụng đến hết 31/12/2024, loại giấy tờ này sẽ không còn giá trị sử dụng từ năm 2025.
Do vậy, những người đang sở hữu căn cước công dân, chứng minh nhân dân nếu hết hạn sử dụng từ 15/1 đến trước 30/6 phải thực hiện đổi sang thẻ căn cước ngay vào thời điểm Luật Căn cước có hiệu lực (1/7) nếu không sẽ bị xử phạt hành chính.
Bộ Công an nêu các trường hợp phải đổi sang thẻ căn cước từ ngày 1-7
Theo quy định tại Luật Căn cước, một số trường hợp sẽ phải đổi từ thẻ CCCD sang thẻ căn cước từ ngày 1-7.
Theo Bộ Công an, từ ngày 1-7-2024, không bắt buộc công dân phải đổi từ thẻ căn cước công dân (CCCD) còn hạn sử dụng sang thẻ căn cước. Tuy nhiên vẫn sẽ có một số trường hợp phải đổi từ thẻ CCCD sang thẻ căn cước.
Một số trường hợp phải đổi sang thẻ căn cước từ ngày 1-7. Ảnh: HUỲNH THƠ
Trường hợp bắt buộc phải đổi sang thẻ căn cước từ 1-7
Thẻ CCCD đã được cấp trước ngày Luật Căn cước có hiệu lực thi hành (tức trước ngày 1-7) có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ, trừ trường hợp theo quy định. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước.
CMND còn hạn sử dụng đến sau ngày 31-12-2024 thì có giá trị sử dụng đến hết ngày 31-12-2024. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ CMND, CCCD được giữ nguyên giá trị sử dụng; cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về CMND, CCCD trong giấy tờ đã cấp.
Thẻ CCCD, CMND hết hạn sử dụng từ ngày 15-1-2024 đến trước ngày 30-6-2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30-6-2024.
Như vậy, từ ngày 1-7, nếu thẻ CCCD hết hạn thì công dân bắt buộc phải sang thẻ căn cước.
Các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước
Điều 24 Luật Căn cước quy định các trường hợp cấp đổi thẻ căn cước bao gồm:
- Công dân Việt Nam đã được cấp thẻ căn cước phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.
- Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh.
- Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật.
- Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước.
- Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính.
- Xác lập lại số định danh cá nhân.
- Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu.
Cùng với đó, các trường hợp cấp lại thẻ căn cước bao gồm: Bị mất thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước bị hư hỏng không sử dụng được, trừ trường hợp theo quy định; được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam.
Có phải làm lại căn cước công dân sang thẻ căn cước mới? Luật Căn cước đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực vào tháng 7 năm 2024. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn không biết rằng căn cước công dân còn hiệu lực có phải đi làm lại hay không. Sáng 27/11/2023, Quốc hội đã thông qua dự án Luật Căn cước (có hiệu lực kể từ 1/7/2024). Với việc đổi tên...