Làm cam kết mới được nhận bằng tốt nghiệp
Sáng 27-4, gần 20 học viên Trường CĐ nghề Hàng hải TP.HCM đã tập trung tại trường đòi nhà trường cấp bằng tốt nghiệp.
Học viên đến trường đòi bằng tốt nghiệp sáng 27-4 – Ảnh: Hà Bình
Theo học viên, các bạn tốt nghiệp đến nay đã bảy tháng nhưng chưa được cấp bằng dù nhà trường đã “hứa” ba lần bằng văn bản.
Khi học viên tụ tập tại trường cũng là lúc đoàn thanh tra Bộ Giao thông vận tải – Cục Hàng hải đang thanh tra những nội dung tố cáo sai phạm tại Trường CĐ nghề Hàng hải. Đại diện sinh viên đã gặp đoàn thanh tra để đưa ra bức xúc về việc chậm nhận bằng tốt nghiệp. Sau đó, mỗi sinh viên được trường yêu cầu viết một bản cam kết nộp cùng chứng minh nhân dân photo, địa chỉ liên hệ… để nhà trường cấp bằng cho học viên. “Để học viên có sai phạm gì trong quá trình học chúng tôi sẽ thu hồi bằng” – một lãnh đạo nhà trường giải thích.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, 87 học viên khóa 1 Trường CĐ nghề Hàng hải TP.HCM dù đủ điều kiện tốt nghiệp đã lâu vẫn chưa được cấp bằng. Lý do là quá trình tổ chức thi lại, học lại cho số sinh viên này bị tố cáo sai quy định (bảng điểm bị giả chữ ký) nên trường tạm dừng cấp bằng đến khi có kết luận thanh tra.
Theo TT
Video đang HOT
Sinh viên là phải...thi lại và học lại ?!
Không biết đùa hay thật nhưng không ít sinh viên vẫn nói với nhau rằng: Không thi lại, không học lại thì không phải sinh viên.
Không thi lại, học lại không phải sinh viên
Năm cuối, sinh viên nào cũng có cảm giác lạc lõng và lo lắng vì sắp phải bước vào thi tốt nghiệp hoặc làm Khóa luận tốt nghiệp. Thế nhưng, có rất nhiều sinh viên đang phải "vắt chân" lên cổ để trả nợ môn bởi một lẽ họ nợ... quá nhiều môn.
Phần lớn sinh viên bị nợ môn là nam sinh, bỏi tâm lý được tự do, không bị bố mẹ gò bó nên ngay từ đầu đã chểnh mảng học hành, sa chân vào nghiện game, chơi bời. Những năm đầu đã không chú tâm học hành, đến năm cuối bạn bè chuẩn bị tốt nghiệp mới cuống cuồng nộp đơn xin học lại.
Trọng Hà (sinh viên năm cuối ĐH Vinh) tranh thủ mọi lúc mọi nơi để "nghiền" lại các môn đại cương, chờ ngày trả nợ. Những năm đầu ĐH vì mải chơi, đi học chỉ để điểm danh mà không chú ý học từ đầu nên các môn đại cương Hà đều không vượt qua. Riêng môn Triết học Hà thi lại, học lại mấy lần mà vẫn chưa qua.
"Đó là môn mình chẳng thể học nổi, quá dài và quá khó hiểu. Nó mông lung và mường tượng lắm! Mình cũng cảm thấy một phần vì mình chưa tập trung và xem nhẹ mấy môn đại cương nên giờ mới nợ môn nhiều thế này. Sắp tới trường tổ chức học lại và thi trả nợ môn, lần này phải cố gắng lấy điểm khá để trả hết môn không thì năm nay sẽ không ra trường được... Bố mẹ mình biết chắc sẽ cắt hết "viện trợ" hàng tháng mất", Hà chia sẻ.
Ông Nguyễn Thành Long, giảng viên trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết: "Sinh viên thi lại, học lại, nợ môn lúc sắp thi tốt ngiệp... là tình trạng có ở hầu hết các trường ĐH, CĐ hiện nay. Khi mà chất lượng không tương xứng với đầu tư, đi học như đi chơi của phần lớn sinh viên, thực trạng này đang rất báo động"
Thông thường những môn đại cương như Triết học, Chủ nghĩa xã hội, Pháp luật đại cương... có tỷ lệ sinh viên thi lại, học lại nhiều nhất.
Nguyễn Ngọc hiện đang là sinh viên năm cuối ĐH Bách khoa Hà Nội, chuẩn bị thi tốt nghiệp đến nơi nhưng vẫn còn nợ một số môn. Chưa bao giờ thấy Ngọc lo "trả nợ" như đợt này. Đơn xin học lại, đơn xin thi lại cứ rải khắp bàn học của Ngọc. Bạn bè thấy cậu chạy lên chạy xuống, từ biệt Game Online thấy ngạc nhiên vì thay đổi này.
Đối với sinh viên học lại đã khổ thì bây giờ trong lúc bão giá, xăng tăng..., giá cả leo thang từng ngày, rồi đến học phí cũng...tăng, sinh viên một cổ đeo hai tròng, vừa lo học lại nhiều môn, vừa phải lo khoản phí học lại ngập đầu.
Chăm học... thì đâu đến nỗi
Thực trạng học lại, thi lại, nợ môn của sinh viên năm cuối đang ở trong tình trạng báo động. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này chủ yếu là xuất phát từ phía sinh viên. Sinh viên chưa thực sự nhập tâm trong việc học, đi học như đi chơi, đi học chỉ để điểm danh, hoặc bỏ học đi chơi.
Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận về cách dạy và học theo lối cũ ở bậc ĐH hiện nay cũng là nguyên nhân của hiện trạng này.
Ông Nguyễn Thành Long nói: "Chương trình đào tạo hiện nay còn nhiều bất cập, sinh viên không còn hứng thú theo kiểu học truyền thống đọc - chép, mà muốn có nhiều phương pháp dạy mới hiện đại, phong phú, đa dạng hơn"
Nhìn từ góc độ một giảng viên, ông Long chia sẻ "Muốn học tốt thì sinh viên phải tự học là chính, đặt mục tiêu ngay từ đầu, lên lớp nghe giảng và lập đề cương chi tiết cho môn học mỗi buổi. Sinh viên năng động trong việc tiếp thu bài giảng, chủ động tìm đọc sách tham khảo để kiến thức thêm sâu. Ngoài ra phải đến trường đầy đủ, sáng tạo trong tiếp thu và tư duy bài giảng thì hiệu qủa sẽ rất cao và phải có kỷ luật tốt, chấp hành đúng nội quy của trường.
Về phía nhà trường, nhà trường nên có đổi mới trong cách dạy, phù hợp và đáp ứng mong muốn của sinh viên. Đặc biệt, phải có sự khắt khe hơn nữa trong việc đánh giá chất lượng sinh viên có như vậy thì mới giảm được tình trạng kém chất lượng dẫn đến nợ môn trong giáo dục."
Bản thân sinh viên là người cần chủ động trong việc học tập của mình, nếu lên kế hoạch học tập đúng đắn ngay từ đầu thì sẽ có một hiệu quả nhất định.
Câu nói vừa đùa vừa thật, lại như an ủi "không thi lại, học lại không phải sinh viên" dường như đã thành một câu nói đầu cửa miệng của sinh viên Việt Nam. Thiết nghĩ nếu như các bạn sinh viên đặt mục tiêu ngay từ đầu thì không đến nỗi phải vắt chân chạy một cách lao lực và mệt mỏi trong những năm cuối cùng đời sinh viên.
Theo GDVN
Vấn nạn bị treo bằng vì nợ môn... thể chất Mỗi năm 2 đợt đầu năm học và ra Tết, sinh viên (SV) trường ĐH KHXH &NV, ĐH QGHN lại nô nức kéo nhau đi học lại thể dục. Có SV trượt liên tiếp 4 kì học thể dục liền, lại có những SV chỉ vì nợ môn thể chất mà không được nhận bằng tốt nghiệp... Nhộn nhịp mùa học lại... thể...