Làm bài kiểm tra lịch sử bằng cách tạo Facebook, đọc rap, thiết kế tạp chí…
Học sinh làm bài kiểm tra 15 phút bằng cách thiết lập Facebook, thiết kế bìa tạp chí, lập hợp đồng công chứng cho các nhân vật lịch sử…
Học sinh thực hiện bài tập của mình – Mỹ Hương
Ban đầu khi đưa ra yêu cầu học sinh thể hiện những hiểu biết của mình về nhân vật lich sử để lấy điểm bài kiểm tra 15 phút, thầy Nguyễn Viết Đăng Du, giáo viên Trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM) đơn giản nghĩ rằng học sinh có thể thiết kế sơ đồ tư duy hoặc vẽ tranh hoặc thiết kế video dài không quá 3 phút giới thiệu về nhân vật đó với đầy đủ hình ảnh, gia thế, công trạng.. Thế nhưng, thầy Du đã thực sự bất ngờ trước những sản phẩm của học trò. Không chỉ thể hiện kiến thức về nhân vật lịch sử, sự tìm tòi thu nạp kiến thức về giai đoạn lịch sử tương ứng mà còn thể hiện khả năng tư duy sáng tạo, ý thức nghiêm túc trong học tập.
Những sáng tạo bất ngờ khi học lịch sử
Với sự lựa chọn đa dạng các nhân vật lịch sử từ giai đoạn trung đến hiện đại, học sinh đã thể hiện khả năng sáng tạo về hình thức lẫn nội dung qua việc thiết kế trang Instagram, Facebook, tạo thẻ căn cước công dân, gắn những từ khóa độc đáo để trình bày về nhân vật.
Đó là trang cá nhân của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đầy đủ các thông tin cá nhân như năm sinh, quê quán, danh xưng được lịch sử ghi nhận và trên dòng thời gian Facebook của nhân vật này là các sự kiện, các trận đánh lịch sử trong công cuộc chống giặc ngoại xâm.
Còn học sinh Ngô Nhã Uyên, lớp 11D2 chọn hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp để thiết kế thành trang báo Những anh hùng Việt Nam với thông tin về gia thế và công trạng trong suốt cuộc đời gắn với câu nói nổi tiếng “Tôi sống ngày nào cũng vì đất nước ngày đó”.
Hay có học sinh Trần Tú Hảo, lớp 11A5 chọn nhân vật của mình là nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và thiết kế nhân vật nổi tiếng thành bìa một cuốn tạp chí để ai cũng có thể hiểu những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng và lãnh đạo đất nước của bà.
Video đang HOT
Và sự sáng tạo của học sinh còn khiến giáo viên bất ngờ khi thể hiện câu chuyện lịch sử Lê Lai cứu Chúa bằng hình thức một hợp đồng công chứng có tên Hợp đồng cứu Chúa, trong đó thông tin các bên tham gia hợp đồng và nội dung hợp đồng chính là thông tin nhân vật và sự kiện lịch sử này…
Chọn nhà bác học Trương Vĩnh Ký làm nhân vật để tạo trang cá nhân trên mạng xã hội, Ngô Huệ Linh, lớp 10D2 chia sẻ, để thực hiện bài kiểm tra của mình, em phải chuẩn bị những thông tin về nhân vật, chọn lọc dữ liệu, hình ảnh đặc sắc, tiêu biểu để làm nổi bật nhưng vẫn gần gũi, dễ tiếp cận. Thông qua hình thức kiểm tra này, Huệ Linh nói rằng, môn lịch sử không còn là những lo ngại về học thuộc, học tủ do quá nhiều sự kiện, nội dung…
Giáo viên khơi gợi, chấp nhận sự sáng tạo để học sinh hứng thú
Trước những sản phẩm bài làm kiểm tra, thầy Nguyễn Viết Đăng Du chia sẻ rất bất ngờ trước sự sáng tạo của học sinh. Đề bài chỉ yêu cầu học sinh dùng Word để tạo một tiểu sử đơn giản của nhân vật mà các em yêu thích, nhưng các em đã dùng hết toàn bộ sự năng động và sáng tạo của mình để hoàn thành bài làm với nhiều hình thức mà giáo viên chưa bao giờ nghĩ đến như Profile trên Instagram, hợp đồng lao động, Đơn xin ứng cử, thậm chí là hát rap…
Qua đây, các em thể hiện tư duy, góc nhìn học lịch sử không còn cứng nhắc là học các sự kiện với các con số, địa danh khô khan. Nó được làm tươi mới bởi các hình thức do chính các em nghĩ ra, nên nó dễ dàng đi vào suy nghĩ và tâm hồn.
Đặc biêt, với góc độ giáo viên, thầy Đăng Du nhìn nhận, từ giải pháp tình thế là có một bài tập nào đó cho các em làm trong thời gian nghỉ vì dịch Covid-19, các sản phẩm của các em cho thấy lịch sử chưa bao giờ là một môn học nhàm chán. Chỉ cần người dạy lưu ý biết khơi gợi, tạo điều kiện và chấp nhận sự sáng tạo của các em thì sẽ đem lại sự húng thú cho việc học lịch sử bất kể các em có đến trường hay không?
Bích Thanh
Khi trò hóa thân vào các nhân vật lịch sử
Ngày 16/11, tại Trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3, TP.HCM) đã tổ chức tổng kết dự án dạy học Lịch sử có tên Cosplay History 2019.
Hoạt cảnh của HS Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa tái hiện Vua Bảo Đại đọc chiếu thoái vị
Đây là dự án giúp các em học sinh tìm hiểu, hoá trang vào các nhân vật lịch sử Việt Nam và thế giới.
Cosplaylà một từ tiếng Anh do người Nhật sáng tạo, kết hợp từ Costume (trang phục) và Role Play (hóa thân). Từ lâu, Cosplay đã trở thành một trào lưu được giới trẻ đón nhận và phát triển ở nhiều nước.
Với dự án này, tổ Lịch sử của Trường THPT Lê Quý Đô n kỳ vọng, sự kết hợp giữa trào lưu Cosplay và Lịch sử sẽ giúp học sinh tìm hiểu và yêu thích thêm bộ môn này thông qua việc hóa thân thành các nhân vật lịch sử thế giới và Việt Nam.
Học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân hóa thân thành nữ tướng Bùi Thị Xuân
Trải qua hơn 2 tháng thực hiện, buổi lễ báo cáo kết quả dự án chính là nơi để học sinh thể hiện, trình diễn những nhân vật lịch sử mà mình đã tìm hiểu.
Tham dự buổi lễ có 40 màn hóa trang các nhân vật lịch sử, trong đó đa phần là các tiết mục đến từ học sinh của Trường Lê Quý Đôn và sự tham gia của các trường THPT của cụm: Nguyễn Thị Diệu, Nguyễn Thị Minh Khai, Lương Thế Vinh, Chuyên Trần Đại Nghĩa, Ten Lơ Man, Trưng Vương, Bùi Thị Xuân.
Màn hóa thân của HS Trường THPT Ten Lơ Man
Danh tướng Trần Quốc Toản, Trạng Lường Lương Thế Vinh, anh hùng dân tộc Hai Bà Trưng, Huyền Trân Công chúa, Vua Julius Caesar, Nữ hoàng Cleopatra... đã được học sinh tái hiện một cách sinh động qua các tiết mục dàn dựng, phối hợp cùng trang phục, lồng ghép trong đó những câu chuyện về nhân vật mà các em hoá thân.
Học sinh lớp 11A4 Trường THPT Lê Quý Đôn rạng rỡ trong trang phục Cosplay Võ Tắc Thiên
Hóa thân vào câu chuyện nhân vật Võ Tắc Thiên của lịch sử Trung Quốc, em Bùi Thanh Trâm lớp 11A4 Trường THPT Lê Quý Đôn chia sẻ: "Trong quá trình tham gia dự án, được sự hỗ trợ của các bạn, sự giúp đỡ của các thầy cô và sự tìm tòi xuất phát từ tình yêu với lịch sử, em và lớp 11A4 đã lọt vào vòng chung kết. Sau cuộc thi em đã biết thêm rất nhiều kiến thức bổ ích về lịch sử của Việt Nam và thế giới".
Học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai tham gia tiết mục hóa thân thành danh tướng Trần Quốc Toản
Thầy Nguyễn Viết Đăng Du - Tổ trưởng tổ Lịch sử Trường THPT Lê Quý Đôn, người đã theo sát và hỗ trợ học sinh tham gia dự án cho biết, Trường THPT Lê Quý Đôn khởi động dự án dạy lịch sử qua việc hóa thân đặc biệt này nhằm mang đến một sân chơi cho học sinh THPT với bộ môn lịch sử, xóa bỏ cái nhìn khô khan mà học sinh nhận định về môn lịch sử, tạo hứng thú với sử Việt cho học sinh.
Học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn trình diễn trang phục nữ hoàng Cleopatra
Bên cạnh việc đổi mới dạy học, giáo viên cũng chú trọng đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát huy tối đa năng lực của học sinh. Mỗi màn hóa thân cả nhóm sẽ được cho điểm 1 tiết trong môn học, dựa vào các tiêu chỉ về trang phục, cách thể hiện, sự phối hợp trong làm việc nhóm, bài thuyết trình về nhân vật...
Tuấn Anh
Theo GDTĐ
Cách học chủ động mùa Covid-19 Học sinh tự giác duy trì thói quen học bốn, năm tiếng một ngày sẽ bứt phá trong học tập, theo thầy Hồng Trí Quang, giáo viên Toán tại Học Mãi. Kỳ nghỉ kéo dài nên quỹ thời gian rảnh của học sinh khá nhiều. Thầy Quang cho rằng, thời gian này cha mẹ nên khuyến khích con chủ động học tập. Ngoài...