Làm 5 món bánh hấp dẫn chỉ với chiếc chảo chống dính
Chỉ với một chút khéo léo và mộ chiếc chảo chống dính là bạn có thể làm được 5 món bánh hấp dẫn này mà chẳng cần đến lò nướng đâu nhé.
Nguyên liệu:
Vỏ bánh:
- 300gr bột mì đa dụng
- 2 thìa canh bột sắn dây
- 650 ml nước cốt lá dứa (xay 20 lá dứa cùng 650 ml nước)
- 1 quả trứng gà
- 1 thìa canh dầu bắp hoặc dầu thực vật
- 1 thìa canh sữa đặc
- 1/2 thìa cà phê muối
Nhân dừa:
- 400gr cơm dừa nạo (chọn quả dừa non)
- 2 thìa đường nâu
- 150gr đường thốt nốt
- 125ml nước
- 2 lá dứa
- 4 thìa canh đường trắng hạt to
- 1/2 thìa cà phê muối
Cách làm:
- Lá dứa rửa sạch cho vào một chiếc nồi, thêm đường nâu, đường thốt nốt, nước vào đun sôi cho đường tan hết sau đó vớt lá dứa ra.
- Đổ đường trắng vào chảo, đảo đều đến khi đường tan hết. Đổ nước lá dứa vừa đun ban nãy vào. Thêm cơm dừa nạo và muối, vặn nhỏ lửa đến khi hỗn hợp khô và sánh mịn thì tắt bếp.
- Đổ bột mì và bột sắn vào một chiếc bát, trộn đều. Sau đó thêm dầu, sữa đặc và nước cốt lá dứa vào. Đánh trứng vào một chiếc bát khác rồi đổ từ từ vào hỗn hợp bột. Đánh đều tay cho đến khi mịn. Lọc hỗn hợp qua rây rồi để bột nghỉ 1-2 tiếng.
- Đặt chảo lên bếp rồi đổ một lớp dầu thật mỏng vào chảo, vặn nhỏ lửa. Khi dầu nóng thì đổ một thìa bột vào rồi dàn đều cho bột mỏng. Đến khi màu bột chuyển xanh và các mép xanh thì lấy ra đĩa. Tiếp tục làm với phần bột còn lại.
- Đặt miếng vỏ bánh ra đĩa cho một ít nhân dừa vào giữa rồi cuộn tròn lại.
Bạn có thể dùng món này như món tráng miệng hoặc ăn vặt, ăn sáng cũng đều hợp và ngon. Ngoài ra bạn có thể làm tương tự với nhiều loại nhân khác nhau như crepe trà xanh, xoài, sầu riêng…
2. Bánh pancake
Nguyên liệu:
- 420gr bột mì
- 90gr đường
- 2gr muối
- 25gr bột nổi
- 3 quả trứng
- 80ml dầu thực vật
Video đang HOT
- 240ml sữa
- 200gr vụn chocolate
Cách làm:
- Cho bột mì, đường, muối và bột nổi vào tô lớn rồi trộn đều.
- Cho trứng, sữa, dầu thực vật vào một tô khác, dùng máy đánh trứng đánh bông hỗn hợp rồi cho hỗn hợp vào tô đựng bột. Khuấy đều cho đến khi hỗn hợp nhuyễn mịn.
- Đặt chảo lên bếp bật lửa vừa đợi chảo nóng rồi đổ hỗn hợp từ trên cao xuống thành những hình tròn.
- Rắc vụn chocolate lên mặt bánh đến thấy mặt bánh nổi bong bóng thì trở bánh. Bánh chín cho ra đĩa, tiếp tục cho đến khi hết bột.
Nguyên liệu:
- 1 chén bột mì
- 1/2 chén đường
- 2 quả trứng
- 3-4 thìa canh nước
- 1/2 thìa cà phê bột nở
- 1 thìa canh mật ong
- Dầu ăn
- Đậu đỏ
Cách làm:
- Trộn đều 2 quả trứng với đường. Tiếp theo cho bột nở vào hòa tan với nước rồi cho vào hỗn hợp trứng đường, thêm mật ong trộn tiếp.
- Rây bột mì vào hỗn hợp rồi trộn đều sau đó để bột nghỉ trong 30 phút. Nếu hỗn hợp bột bánh quá đặc, thêm một thìa canh nước ngay vào lúc này.
- Làm nóng chảo ở nhiệt độ thấp rồi cho một lớp dầu mỏng vào trong chảo. Sau đó dùng giấy lau sạch chảo. Để nhỏ lửa, dùng muôi nhỏ, múc bột đổ từ trên cao xuống chảo để bánh tròn đều, sau đó rán bánh với lửa vừa.
- Rán bánh cho đến khi bề mặt bánh xuất hiện bong bóng và mặt dưới có màu vàng nâu (chỉ trong 2-3 phút). Lật bánh và rán tiếp mặt kia khoảng 1-2 phút. Lặp lại quá trình rán bánh với số bột còn lại.
- Đậu đỏ sau khi ngâm qua một đêm đem cho vào nước đun sôi rồi vớt ra để nguội. Sau đó nấu lại một lần nữa đến khi nhừ.
- Đổ đậu vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn. Sau đó thêm một ít đường và muối, nấu cùng đậu đỏ trong nồi đến khi hỗn hợp đặc lại.
- Phết nhân đậu đỏ lên mặt bánh. Lấy thêm một miếng khác kẹp lại là bạn đã có một chiếc bánh Dorayaki ngon lành.
Nguyên liệu:
Vỏ bánh:
- 470gr bột mì
- 120gr shortening (Shortening là một loại chất béo dạng rắn hay được sử dụng để làm bánh. Nếu không tìm được, bạn có thể thay bằng bơ hoặc dầu dừa dạng cứng)
- 5gr muối
- 100 ml nước lạnh
Nhân bánh:
- 2 quả táo
- 60gr đường
- 5gr bột quế
- Một nhúm muối
- Dầu để rán bánh
Cách làm:
- Để làm vỏ bánh, đầu tiên bạn rây bột mì và muối vào tô. Cắt shortening (hoặc bơ) thành từng viên nhỏ rồi cho vào cùng bột. Dùng dĩa (nĩa) trộn đều hỗn hợp lên cho đến khi hỗn hợp vụn ra. Trong khi trộn bột, bạn đổ một thìa canh nước lạnh vào rồi tiếp tục trộn. Lặp lại cho đến khi hỗn hợp bắt đầu ẩm và đặc lại.
- Khi hỗn hợp bột đạt được độ cứng, bạn nặn lại thành hình tròn, gói vào nylon thực phẩm rồi cho vào tủ lạnh trong 30 phút.
- Để làm phần nhân táo, bạn rửa sạch 2 quả táo, gọt vỏ rồi xắt quân cờ ra cho vào nồi. Thêm đường, bột quế và muối vào cùng. Đun táo ở lửa nhỏ cho đến khi đường chảy hết và táo mềm.
- Sau 30 phút, bạn lấy bột mì rắc lên mặt phẳng rồi cán bột mỏng. Dùng nắp lọ thủy tinh hoặc miệng cốc cắt bột thành các hình tròn đều nhau.
- Cho một ít nhân táo vào giữa phần bột vừa cắt, sau đó làm ướt phần mép bột bánh để tăng độ dính. Gập đôi phần bột bánh lại, ấn đều các mép cho kín lại. Bạn có thể tạo các đường lượn sóng cho đẹp mắt.
- Cuối cùng, bạn rán bánh trong chảo ngập dầu nóng cho đến khi bột chín vàng, giòn rụm như hình thì gắp ra, để cho ráo dầu.
Nguyên liệu:
Nhân Custard (nhân kem trứng sữa):
- 250ml sữa tươi có đường
- 15gr bơ
- 3 lòng đỏ trứng gà
- 50gr đường cát trắng
- 20gr soft flour.
Phần vỏ bánh:
- 300gr bột mì (loại có hàm lượng Gluten cao)
- 80gr soft flour
- 5gr muối tinh
- 60gr đường cát trắng
- 5gr men nở khô
- 60ml nước ấm
- 80ml sữa tươi có đường ấm
- 20ml heavy cream ấm
- 2 quả trứng gà
- 40gr bơ nhạt
Cách làm:
- Cho sữa tươi và bơ vào một chiếc nồi chống dính, đặt nồi lên bếp, chỉnh mức lửa vừa. Đun đến khi sữa sôi lăn tăn và bơ tan chảy hoàn toàn. Dùng muôi khuấy nhẹ cho bơ hòa vào sữa, để nguội.
- Tách lấy 3 lòng đỏ trứng gà vào một bát tô thủy tinh chịu nhiệt. Tiếp tục cho thêm vào đó 50 g đường cát trắng, 20 g soft flour. Dùng muôi trộn đều đến khi được một hỗn hợp nhuyễn mịn, sánh, màu vàng tươi.
- Chia hỗn hợp bơ sữa thành 2 phần. Cho phần hỗn hợp đầu tiên còn ấm vào hỗn hợp trứng khuấy đều rồi mới tiếp tục cho tiếp phần thứ 2 vào. Lọc hỗn hợp qua rây. Đun hỗn hợp ở lửa nhỏ, khuấy nhẹ tay đến khi hỗn hợp custard cream (kem trứng) đặc lại, sánh mịn, và có độ dẻo, đàn hồi. Trút hỗn hợp ra bát tô sạch rồi dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại.
- Rây mịn hỗn hợp bột gồm 300 g bột mì (strong flour) và 80 g soft flour ra một mặt phẳng sạch, thêm muối, đường cát trắng và men nở khô vào trộn đều.
- Cho 60 ml nước ấm, 80 ml sữa tươi có đường ấm, 20 ml heavy cream ấm vào một chiếc cốc to, khuấy nhẹ. Cho 2 quả trứng gà vào một chiếc bát con và dùng thìa khuấy đều cho trứng tan ra. Trút trứng và sau đó tới hỗn hợp sữa vào hỗn hợp bột. Dùng muôi khuấy nhẹ từ trong ra ngoài để hỗn hợp bột quyện vào hỗn hợp trứng – sữa.
- Sau đó dùng tay nhào bột thành một khối dẻo mịn, đàn hồi. Cho 40 g bơ nhạt vào giữa khối bột rồi tiếp tục nhào. Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại. Lấy tăm xiên thủng vài lỗ trên màng bọc để thoát khí. Ủ bột trong khoảng 1 giờ đến khi nó nở ra gấp đôi là được.
- Rắc một lớp bột mì lên mặt phẳng sạch rồi đặt khối bột vừa ủ lên, lăn tròn cho nó được bao một lớp bột áo rồi dùng tay dàn phẳng khối bột ra. Chia thành khoảng 10 – 12 phần rồi vê tròn với kích thước bằng quả bóng tennis.
- Với mỗi khối bột nhỏ, bạn tiếp tục nhào thêm 1 chút rồi nặn tròn lại, vuốt cho bề mặt bột mịn hơn. Đặt các khối bột cách nhau khoảng 5 cm, phủ một lớp màng bọc thực phẩm lên và tiếp tục ủ trong 15 phút.
- Trải một lớp bột áo ra mặt phẳng. Đặt từng viên bột lên rồi dùng cán lăn dàn phẳng khối bột. Cho 2 thìa nhân kem trứng vào rồi gấp bột lại thành hình bán nguyệt rồi dính chặt lại. Đặt bánh lên khay có lót giấy chống dính rồi phủ màng bọc thực phẩm lên trên, ủ trong 40 – 50 phút tới khi bột nở ra gấp đôi.
- Đặt chảo chống dính lên bếp, để lửa nhỏ và lần lượt xếp bánh vào chảo. Đậy nắp lại khoảng 3 phút. Nếu mặt bánh bên dưới ngả màu nâu vàng thì lật bánh lên, tiếp tục nướng tiếp mặt còn lại. Bánh chín sẽ có phần vỏ sờ hơi ráp, khi tay vuốt lên có tiếng sột soạt hơi thô. Phần bột bên trong mềm xốp, nhân trứng sữa thơm, béo ngậy.
Trên đây là cách làm 5 món bánh hấp dẫn chỉ với chiếc chảo chống dính mà PasGo – ứng dụng đặt bàn nhà hàng tiên phong gửi đến các bạn. Với cách làm này bạn chỉ cần chiếc chảo chống dính là đã có thể làm được những chiếc bánh thơm ngon cho cả nhà thưởng thức rồi. Cuối tuần này tiến hành làm cho cả nhà cùng thử ngay đi bạn nhé!
Ẩm thực "gây nghiện" của Cao Bằng
Cao Bằng đâu chỉ có thác Bản Giốc hùng vĩ, hồ Ba Bể quyến rũ... mà còn có những món ăn khiến du khách vương vấn mảnh đất này.
Béo ngậy vịt quay 7 vị
Vịt quay 7 vị là món ăn bất kỳ du khách nào cũng phải tấm tắc khen ngon. Người dân Cao Bằng chế biến món ngon này rất công phu, ngay từ khâu chọn vịt, phải vừa chắc thịt, vừa sáng lông.
Quan trọng nhất là khâu ướp vịt với đủ 7 vị để tạo nên món ăn có mùi thơm lạ hấp dẫn. Sau đó, quết một lớp mật ong thơm ngon đều lên vịt. Màu da óng mật sẽ kích thích vị giác của bạn. Cảm nhận những miếng đầu tiên, bạn phải nhai thật chậm để thưởng thức hết vị ngọt của mật ong rừng quyện với vị béo ngậy của dầu. Vị ngon của vịt quay thấm đượm trên đầu lưỡi.
Các món ăn đặc sản của Cao Bằng.
Bên cạnh vịt, lợn sữa quay ở Cao Bằng cũng ngon không kém. Người Cao Bằng thường chọn loại lợn địa phương từ 4 đến 6kg để quay. Sau khi sơ chế xong dùng giấy bản thấm khô mình con lợn, bởi nếu rửa bằng nước thịt sẽ nhão, không săn, mất hết vị thơm ngon.
Sau đó, đầu bếp nhồi lá mắc mật cùng các gia vị khác vào bụng con lợn rồi khâu lại, dùng cây tre xuyên từ mõm tới đuôi rồi quay trên bếp than hồng, vừa quay vừa dùng mật ong và các gia vị khác phết lên mình con lợn để cho giòn bì và khỏi nứt. Thịt quay ngon là thịt vừa chín tới, bì vàng rộm, giòn tan, mùi thơm quyến rũ. Nước dùng chấm thịt lợn quay được pha chế theo một công thức rất riêng biệt.
Cao Bằng còn nhiều lắm những món ăn ngon, nào là xôi trám đen thơm ngậy, bánh áp chao giòn rụm, nằm khâu từ thịt ba chỉ và khoai miếng to mà không ngấy; rồi cả mận Bảo Lạc, lê Đông Khê, miến dong đen, chè lam... Mùa nào thức nấy, những món ngon Cao Bằng đã khiến bao lữ khách phải say lòng.
Cao Bằng còn một đặc sản thuộc loại nổi tiếng, đó là cá chiên sông Gâm. Cá chiên có con đến vài chục cân, là loại khó bắt vì chuyên sống trong hang ngầm dưới sông. Người đi câu thường đóng cả lán trại để đợi chờ, nên khi câu được cá sẽ có người đến tận chỗ mua.
Trong khi đó, cá trầm hương là loài cá ngon trứ danh ở thác Bản Giốc, huyện Trùng Khánh. Gọi là cá trầm hương bởi loài cá này thường ăn rễ, lá mục của cây trầm hương mọc ven sông Quây Sơn và Bắc Vọng.
Chính vì vậy, thịt chúng ngon hơn nhiều loại cá nào khác, khi ăn có thể cảm nhận được vị trầm. Món ngon nhất từ loài cá trầm hương là nướng, vì giữ nguyên được mùi vị của cá, khiến người sành ăn cũng phải trầm trồ. Cá bắt từ sông, làm sạch, mổ bụng rồi nhét thêm một vài loại rau, gia vị như hành, thì là, ớt... vào bên trong, bọc qua bằng lớp lá chuối rồi cho lên bếp than nướng. Khi chín, cá tỏa mùi thơm nức. Gỡ miếng cá chấm cùng chút nước mắm nguyên chất, cảm nhận vị thơm ngây ngất, phảng phất vị trầm khiến bạn sẽ nhớ mãi.
"Kỹ nghệ" chế biến ong vò vẽ
Người Cao Bằng còn có cách chế biến rất nhiều món ngon từ ong vò vẽ. Dẫu ong vò vẽ có nọc độc, nổi tiếng là hung dữ và nguy hiểm, thế nhưng, nhộng ong sau khi được tách ra khỏi tổ thân tròn, béo mập rất mềm và trắng mọng, xào với măng chua, ăn vừa béo, giòn, ngọt, chua.
Bởi vậy người Cao Bằng cho rằng, đây là món ăn làm từ côn trùng ngon nhất. Ngoài món ong xào măng còn có món ong nấu cháo. Vào mùa Thu chính là mùa ăn ong tại Cao Bằng. Ong được bắt cả ổ, con lớn thì bán hay ngâm rượu, con nhỏ thì để chế biến món ăn.
Cao Bằng là một nơi có khí hậu trong lành, nhờ chất đất tốt nên Cao Bằng có thế mạnh trồng đỗ tương chất lượng cao. Hạt đỗ tương giàu chất dinh dưỡng. Do đó, khi chế biến đỗ tương sẽ giúp cho thức ăn có mùi thơm ngon, béo ngậy. Cách làm đậu phụ của người Cao Bằng hết sức cầu kỳ.
Từ miếng đậu ngon, người Cao Bằng thường chế biến thành các món ăn khác nhau giàu chất dinh dưỡng như đậu rán sốt cà chua, đậu chấm nước mắm chanh hoặc mắm tôm, đậu cắt miếng, rưới nước sốt cà chua và thịt băm, đậu rán xốt thịt ba chỉ, đậu phụ xị, váng đậu để ăn lẩu, tàu phớ...
Chưa hết, nếu ai đã một lần thưởng thức phở chua Cao Bằng sẽ chẳng thể nào quên được đặc sản miền sơn cước này. Là món ăn nguội, phở chua được yêu thích khi ăn vào vào mùa Thu và mùa Hè.
Phở chua Cao Bằng ngon bởi vì bánh có độ dẻo, kết hợp với độ béo của thịt ba chỉ, vịt quay và còn có vị ngậy của mỡ vịt, vị chua cay của măng ớt... Ăn vào lúc thời tiết hơi lạnh thì thấy rất ấm áp, mùa nóng lại có cảm giác mát lạnh. Khi ăn hết tô, có vị chua đọng lại nên vẫn cảm thấy thèm ăn thêm. Ăn lần đầu còn lạ miệng, đến lần thứ hai, ba bạn sẽ cảm thấy nghiện hương vị độc đáo của nó.
Những món bánh hấp dẫn
Được làm từ gạo nếp ngon lẫn một ít gạo tẻ, bánh Coóng phù đã làm say lòng biết bao du khách. Những viên coóng phù thường có màu trắng tinh, nhiều người trộn bột với gấc hoặc ngâm gạo với lá cẩm, lá dứa để tạo thêm màu sắc mới lạ, vị và mùi thơm khác nhau. Nhân lạc rang giã nhỏ, có thể trộn thêm đường và hạt vừng rất hấp dẫn.
Bánh khảo là một trong những đặc sản Cao Bằng nổi tiếng được nhiều người ưa chuộng. Mỗi dịp xuân về, bánh khảo không thể thiếu trên bàn thờ cúng tổ tiên. Nguyên liệu làm bánh là loại gạo nếp, ngon, thơm, hạt tròn và mẩy đều. Người dân ở đây dùng đường kính hoặc đường phên để làm bánh khảo.
Nhân bánh có vị bùi của lạc, vừng hòa quyện với vị béo ngậy của mỡ heo. Những người nghệ nhân khéo léo, tỉ mỉ gói thật gọn bánh thành từng phong hình chữ nhật. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị thơm đậm đà của bột nếp, vị ngọt thanh của đường không thể nào quên.
Món "gây nghiện" tiếp theo phải kể tới là bánh trứng kiến được làm từ bột nếp, trứng kiến cùng lá non của cây vả.
Cứ vào khoảng tháng 4, tháng 5 hàng năm, bà con dân tộc Tày, tỉnh Cao Bằng lại cùng nhau vào rừng tìm trứng kiến đen về làm bánh. Người dân nơi đây thường lấy trứng kiến có thân nhỏ, đuôi nhọn, thường làm tổ trên cây vầu rồi mang về phi mỡ heo cho thơm, một chút lá hẹ rồi rắc lên lớp bột và đem vào khay hấp.
Chờ đợi từng giây phút khi bánh chín, mùi thơm của lá vả thật hấp dẫn du khách khi lần đầu thưởng thức món này. Cắn những miếng đầu tiên, bánh trứng kiến ăn dẻo và thơm ngậy mùi trứng kiến khiến bạn khó lòng cưỡng lại.
Đặc biệt, nếu ai đến du lịch Cao Bằng thì không thể nào quên việc mua lạp sườn về làm quà. Lạp sườn Cao Bằng được chế biến cầu kỳ. Nhân của lạp sườn được làm bằng thịt thăn, thịt vai, được tẩm ướp gia vị, mật ong và không thể thiếu ít rượu trắng, chút gừng và ít quả mắc mật khô xay nhỏ. Mất khoảng 2 - 3 ngày phơi khô nắng rồi treo lên bếp lửa, khói và hơi nóng của bếp lửa nhen từ mía cho miếng thịt săn và ngon hơn. Cắn những miếng đầu tiên, cảm nhận hương vị khó quên của lạp sườn nơi vùng núi Tây Bắc sẽ khiến bạn nhớ hương vị này.
Hạt dẻ Trùng Khánh là thứ quả chỉ có ở Cao Bằng. Quả có màu nâu đều, tròn trịa, hạt nhỏ nhất cũng bằng ngón chân cái, có thể chế biến luộc, rang, sấy hay ninh với chân giò, thịt gà mà vẫn giữ được hương vị. Cứ vào tháng 9, tháng 10 hàng năm là đến mùa thu hoạch. Du khách rồi sẽ "nhớ" tới vị thơm ngon, bùi ngậy nhất của hạt dẻ Trùng Khánh mà họ từng được thưởng thức.
Cách làm bánh cuốn bằng chảo chống dính tại nhà ngon, dễ thực hiện Làm bánh ướt, bánh cuốn thường khá nhiêu khê, và phải cần có nồi hấp, rồi khâu làm bột nếu không khéo sẽ không ngon. Tiêu Dùng xin mách các mẹ cách làm bánh ướt tại nhà ngon mà dễ làm bằng chảo chống dính. Ăn bánh cuốn, bánh ướt ngoài hàng quán, nhiều bà mẹ sợ không đảm bảo vệ sinh, còn...