Lại xả súng gần ứng cử viên Tổng thống Ecuador ngay trước thềm bầu cử
Vụ nổ súng sát nơi ứng viên Tổng thống Otto Sonnenholzner đang ăn tối diễn ra ngày đêm trướ0.c của ngày tổng tuyển cử, khi dư âm vụ ám sát ứng viên Villavicencio còn chưa lắng xuống.
Ứng cử viên tổng thống Ecuador Otto Sonnenholzner của Liên minh Actuemos ở thủ đô Quito, hôm 13/8/2023. Ảnh: Reuters
Một trong các ứng cử viên tổng thống của Ecuador đã yêu cầu điều tra về vụ nổ súng xảy ra cách nơi ông đang ăn sáng cùng gia đình chỉ vài mét vào ngày 19/8 – chỉ một ngày trước khi nước này bước vào cuộc bầu cử.
Ứng viên Otto Sonnenholzner cho biết ông đang ăn sáng với vợ và các con gái tại một nhà hàng thì xảy ra nổ súng. Ông Sonnenholzner nói trong một tin nhắn video: “Vài phút sau khi đến nhà hàng, xảy ra một vụ nổ súng sau cuộc rượt đuổi của cảnh sát, cách chúng tôi vài mét”. Ứng cử viên này cho biết cả ông và các thành viên gia đình đều không hề hấn gì.
Vụ nổ súng xảy ra chỉ ít ngày sau vụ ám sát một ứng cử viên Tổng thống khác là Fernando Villavicencio, người từng vận động chống bạo lực băng đảng và tham nhũng. Vụ ám sát này đã gây rúng động dư luận Ecuador và thế giới.
“Đây là một ví dụ nữa về những gì người dân Ecuador phải đối mặt hàng ngày”, ông Sonnenholzner nói về vụ xả súng mới nhất. “Cảm ơn Chúa, tất cả chúng tôi đều ổn nhưng chúng tôi yêu cầu một cuộc điều tra về những gì đã xảy ra. Nỗi sợ hãi và bất lực mà tôi nhìn thấy trong mắt mọi người ở đó khiến tôi đau lòng. Chúng ta không thể tiếp tục như thế này”, ông Sonnenholzner nói.
Các video cho thấy ông Sonnenholzner và các thành viên gia đình được hộ tống rời khỏi nhà hàng với áo chống đạn. Hiện tại bối cảnh xung quanh vụ nổ súng vẫn chưa rõ ràng.
Bạo lực chết người leo thang đã bao trùm Ecuador trong những năm gần đây, đặc biệt là ở khu vực bờ biển Thái Bình Dương của quốc gia Nam Mỹ này khi các nhóm tội phạm tranh giành quyền kiểm soát và phân phối ma tuý, chủ yếu là cocain.
Ứng viên tổng thống Villavicencio bị bắn chết khi đang rời một cuộc vận động tranh cử ở thủ đô Quito hôm 10/8. Ông được biết đến như một nhà báo điều tra và vận động chống tham nhũng không mệt mỏi.
Người dân ẩn nấp khi xảy ra vụ ám sát ứng cử viên tổng thống Villavicencio ngày 10/8/2023. Ảnh: Bloomberg
Nhà lập pháp 59 tuổi trước đó cho biết ông đã nhận được những lời đe dọa sát hại từ các băng đảng, sau khi ông đưa ra nhiều cam kết chính trị, gây thù oán với giới tội phạm.
Vụ sát hại ông Villavicencio đã thu hút sự chú ý của quốc tế và làm rung chuyển đất nước Ecuador trước cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội ngày 20/8.
Gia đình của cố ứng viên Villavicencio đã đệ đơn khiếu nại pháp lý chống lại chính phủ, nói rằng ông không được bảo vệ an ninh đầy đủ.
Hoạt động trấn áp tội phạm đã được đề cao trong chương trình nghị sự chính trị ngay cả trước khi ông Villavicencio bị ám sát, với nhiều ứng cử viên hứa hẹn sẽ cải thiện an ninh trong nước.
Video đang HOT
Gissella Cecibel Molina, đồng nghiệp và cũng là bạn của ứng viên Villavicencio, đã bị thương trong vụ xả súng vào tuần trước. Bà nói với CNN rằng bà có nguy cơ bị mù một phần sau cuộc tấn công nhưng vẫn sẽ đấu tranh. Dù bị thương bà Molina vẫn có kế hoạch tái tranh cử vào Quốc hội và khẳng định muốn đảm bảo công lý được thực thi.
Sau vụ nổ súng hôm 19/8, ông Sonnenholzner nhắc lại lời kêu gọi ngăn chặn “cuộc khủng hoảng nghiêm trọng”.
“Là một người chồng và người cha, tôi biết rằng không ai nên trải qua điều này. Không một bé trai hay bé gái nào ở đất nước chúng ta hay trên thế giới phải sống trong sợ hãi,” ông nói. “Bây giờ hơn bao giờ hết, chúng tôi sẽ không bỏ cuộc. Chúng tôi phản đối bạo lực và đánh giá cao sự can đảm khi người dân Ecuador sẽ rời khỏi nhà của họ để bỏ phiếu với lòng can đảm và trách nhiệm vì một Ecuador tốt đẹp hơn.”
Ứng cử viên tổng thống Ecuador Villavicencio - Cái gai trong mắt tội phạm ma túy
Chưa đầy 2 tuần trước cuộc bầu cử, Fernando Villavicencio, một trong những ứng viên tổng thống Ecuador đã bị ám sát tại Quito.
Vậy, Villavicencio là ai mà những kẻ thủ ác phải ra tay với ông ngay giữa thủ đô như vậy?
Lần đầu tiên một ứng viên tổng thống Ecuador bị ám sát
Vụ việc xảy ra vào ngày 9/8 (theo giờ địa phương), khi ông Fernando Villavicencio đang chuẩn bị rời khỏi một trường trung học ở thủ đô Quito sau buổi mít tinh với các thành viên trong đảng Movimiento Construye.
Fernando Villavicencio là một chính trị gia cuốn hút quần chúng vì ông luôn dũng cảm đấu tranh chống lại tệ nạn tham nhũng và tội phạm. Ảnh: Reuters
Sát thủ đã chọn đúng lúc ông Villavicencio bước vào ô tô để nổ súng. Những video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy, mọi người xung quanh ông Villavicencio xô đẩy nhau để tìm chỗ ẩn nấp khi những tiếng súng chát chúa vang lên. Một video khác do bạn thân của ông Villavicencio, nhà báo Christian Zurita đăng tải, cho thấy mọi người nằm rạp xuống sàn nhà và la hét khi nạn nhân trúng đạn.
Tổng thống Ecuador, ông Guillermo Lasso ngay sau đó đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 60 ngày trên toàn quốc, quyết định dành 3 ngày quốc tang để tưởng nhớ Fernando Villavicencio và khẳng định, sẽ sử dụng mọi nguồn lực để bắt những kẻ thủ ác đền tội.
Hãng tin CNN cho biết, tay súng bị tình nghi sát hại ông Villavicencio đã chết trong lúc bị giam giữ do bị thương từ màn đấu súng với nhân viên an ninh. Những cuộc điều tra sau đó dẫn tới việc bắt thêm 6 nghi phạm, tất cả đều là người Colombia.
Vụ sát hại ông Fernando Villavicencio, một trong 8 ứng cử viên, may thay không khiến cuộc bầu cử Tổng thống Ecuador phải hoãn lại. Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Ecuador, bà Diana Atamaint cho biết sự kiện vẫn sẽ được tiến hành như kế hoạch, vào ngày 20/8 năm nay.
Nhưng, cái chết của ông là lần đầu tiên một ứng cử viên tổng thống bị ám sát ở Ecuador. Đất nước từng rất yên bình này đang nhức nhối với nạn bạo lực chết chóc leo thang giữa các băng đảng ma túy và một nền chính trị rối ren. Hồi tháng 5 vừa qua, Tổng thống Ecuador, Guillermo Lasso đã ra sắc lệnh giải tán Quốc hội để tổ chức bầu cử lại Quốc hội và tổng thống mới. Đây là cách để ông Lasso tránh bị cơ quan lập pháp luận tội và phế truất vì những cáo buộc tham ô.
Ông Fernando Villavicencio là ai?
Ông Villavicencio sinh năm 1963, tại một thị trấn nhỏ ở tỉnh miền trung Chimborazo trong một gia đình nghèo. Ông chuyển đến thủ đô Quito khi còn là một thiếu niên để hoàn thành chương trình trung học thông qua các lớp học ban đêm.
Các bạn học tại Đại học Trung tâm Ecuador mô tả, khi đó ông là một sinh viên báo chí, là một người cánh tả hăng hái và là một nhà tranh luận xuất sắc. "Tôi luôn thấy anh ấy là một người rất dũng cảm, rất mạnh mẽ trong mọi việc", ông Calderón nói. "Anh ấy chưa bao giờ thực sự ngừng như vậy".
Hình ảnh chia sẻ từ các clip trên mạng xã hội cho thấy những người có mặt tại buổi mít tinh xô nhau tìm chỗ nấp khi ông Villavicencio bị bắn. Ảnh: The Telegraph
Trong sự nghiệp làm báo và sau đó là làm chính trị, ông Villavicencio thường xung đột với những người đứng đầu đất nước. Các đồng nghiệp nói rằng ông tạo ra vô số kẻ thù khi khởi xướng nhiều cuộc điều tra tham nhũng nhằm vào chính phủ và có lúc buộc ông phải ẩn náu tại khu vực Amazon hẻo lánh.
Ông Villavicencio khởi đầu con đường chính trị với tư cách là lãnh đạo công đoàn tại công ty dầu khí nhà nước, Petroecuador và sau đó đóng một vai trò quan trọng trong việc vạch trần vụ bê bối hối lộ dẫn đến việc cựu Tổng thống Rafael Correa bị kết án vào tháng 4/2020. "Villavicencio giữ một vị trí nổi bật trong số các nhà hoạt động của các phong trào xã hội ở Ecuador", Mauricio Alarcón Salvador, giám đốc chi nhánh của Tổ chức Minh bạch quốc tế tại Ecuador, cho biết.
Juan Carlos Calderón, giám đốc tổ chức tin tức điều tra Plan V và cũng là bạn học đại học của Villavicencio nói rằng ông "luôn coi Villavicencio là một nhà báo, không phải là công tố viên hay quan tòa". Nhưng, theo Calderón, điều quan trọng hơn là ông Villavicencio "có ý tưởng rằng trở thành một nhà báo là không đủ để có thể phơi bày sự thật, mà điều quan trọng là phải hành động".
Quyết tâm đó đã khiến ông dứt khoát chuyển sang chính trường và vào năm 2021, ông giành được một ghế trong Quốc hội, nơi ông phục vụ cho đến tháng 5, khi cơ quan lập pháp này bị giải tán bởi Tổng thống Guillermo Lasso.
Người ủng hộ vây quanh quan tài ông Fernando Villavicencio trong lễ tang ở Quito, ngày 11/8. Ảnh: Reuters
Là một nhà báo, ông Villavicencio cũng đã có được các tài liệu về một chương trình giám sát của chính phủ mà ông đã gửi cho WikiLeaks nhưng cuối cùng lại tự công bố. Một số công việc của ông đã dẫn đến các mối đe dọa sát hại và đó là lý do đang rộ lên suy luận rằng cái chết của nghị sĩ 59 tuổi này có động cơ chính trị.
Sebastian Hurtado, Chủ tịch của Profitas - một công ty tư vấn chính trị có trụ sở tại Quito - đánh giá: "Việc sát hại ông Villavicencio không chỉ là một vụ giết người, đó còn là một vụ scandal chính trị và sẽ có tác động ngay lập tức".
Bàn tay của băng đảng ma túy?
Nhưng, theo nhiều nhà phân tích am hiểu về Ecuador, còn một lý do cũng rất đáng kể nữa có thể dẫn tới cái chết của ông Fernando Villavicencio. Đó là sự trả thù của các băng đảng ma túy.
4 ngày trước khi bị bắn, ông Villavicencio đã tới một thị trấn bụi bặm gần bờ biển Thái Bình Dương của Ecuador, thách thức một trong những băng đảng ma túy tàn ác nhất của đất nước ngay ở địa bàn ra đời của chúng.
Là một nghị sĩ, ông Villavicencio dẫn đầu nhiều cuộc điều tra tham nhũng cho đến khi Quốc hội Ecuador bị Tổng thống Lasso (bên trái) giải tán. Ảnh: Primicias
"Nào, tôi đây", ông Villavicencio nói trong một cuộc vận động tranh cử ở thị trấn Chone, nơi sản sinh ra băng đảng Choneros vốn đang là trung tâm của cuộc chiến ma túy tại Ecuador. "Họ bảo tôi nên mặc áo chống đạn, nhưng giờ tôi chỉ mặc một chiếc áo ướt đẫm mồ hôi".
Trong khi vận động tranh cử, ông thường xuyên đưa ra các cam kết chống lại tội phạm có tổ chức và các băng đảng ma túy mà ông cho rằng đã làm băng hoại lực lượng cảnh sát, thẩm phán và cả những nhân vật chính trị cao hơn và đầy quyền lực.
Ông Villavicencio cũng ủng hộ mạnh mẽ việc truy lùng những kẻ buôn bán ma túy, cam kết xây dựng một nhà tù với an ninh tối đa ở khu vực Amazon dành cho các thủ lĩnh băng đảng, mở rộng hợp tác chống ma túy với Mỹ và thanh trừng những sĩ quan cảnh sát tham nhũng, nếu ông đắc cử.
Vợ của ông Villavicencio, bà Verónica Sarauz cho biết chồng bà đã nói về các mối đe dọa từ Choneros, một tổ chức mafia nổi lên tại Ecuador vào những năm 1990 và được cho là đang làm ăn mật thiết với cartel buôn ma túy khét tiếng Sinaloa của Mexico. "Chúng giết chồng tôi vì anh ấy là người duy nhất đối đầu với các băng đảng buôn bán ma túy ở đất nước này", Verónica viết trên X (mạng xã hội trước đây có tên là Twitter).
Trong khi đó, báo chí Ecuador cho rằng, việc các nghi phạm bị bắt giữ đều có quốc tịch Colombia cũng gợi lên suy luận về một vụ ám sát do các băng đảng ma túy thực hiện, nhất là trong bối cảnh Ecuador đang nở rộ các băng nhóm buôn bán "cái chết trắng".
Với diện tích khá khiêm tốn, chưa đến 300 nghìn km2, lại bị kẹp giữa Colombia và Peru - hai quốc gia có diện tích lớn trồng coca, loại cây để sản xuất cocaine - các vấn đề của Ecuador với tội phạm liên quan đến cocaine trước đây là không đáng kể.
Sau đó, xảy ra 2 diễn biến chính: Chấm dứt việc phun thuốc trừ sâu cho cây coca trên không do Mỹ hỗ trợ ở Colombia, loại lá dùng để sản xuất cocain, và bạo lực gia tăng sau cái chết của một thủ lĩnh chủ chốt của băng đảng người Ecuador.
Việc phun thuốc trên không kết thúc vào năm 2015 ở nước láng giềng phía Bắc của Ecuador đã dẫn đến việc mở rộng vụ mùa và tăng số lượng cocain thành phẩm. Với nhiều cocaine hơn được vận chuyển vào Ecuador, điểm dừng chân cuối cùng trước khi xuất khẩu sang châu Âu và Mỹ, các băng nhóm ma túy bắt đầu tranh giành việc kinh doanh hoặc đảm nhận khâu "logistic" cho mặt hàng chết chóc này.
Mario Pazmino, cựu Giám đốc Tình báo của quân đội Ecuador cho biết: "Mỗi băng nhóm đều muốn kiểm soát các tuyến đường và bến cảng. Đó là lý do tại sao chúng ta có những cuộc đối đầu giữa các băng đảng".
Các vụ bắt giữ cocaine của chính quyền Ecuador trong những năm gần đây cho thấy tầm ảnh hưởng của quốc gia này đối với nạn buôn lậu ma túy toàn cầu. Tỷ lệ cocaine từ Ecuador đến châu Âu đã tăng từ 9% vào năm 2019 lên 33% vào năm 2021, theo báo cáo gần đây do Văn phòng Liên hợp quốc về ma túy và tội phạm (UNODC) cung cấp. Cocaine cũng chảy với số lượng lớn từ Ecuador về phía Bắc đến Trung Mỹ và đến Mexico và Mỹ.
Trong khi đó, John Polga-Hecimovich, một chuyên gia về Mỹ Latinh tại Học viện Hải quân Mỹ, cho biết vụ ám sát Jorge Luis Zambrano, người đứng đầu Choneros - băng đảng quyền lực nhất của Ecuador - vào tháng 12/2020 là nhân tố chính gây ra bạo lực gia tăng ở quốc gia này.
Polga-Hecimovich cho biết: "Nó đã phá hủy thế độc quyền của Choneros về buôn bán ma túy, tạo ra khoảng trống quyền lực và gây ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các tập đoàn tội phạm".
Theo Bộ Nội vụ Ecuador, các vụ giết người ở nước này đã tăng gấp 4 lần kể từ năm 2019, đạt mức kỷ lục 4.800 vụ vào năm ngoái. Những vụ thảm sát ghê rợn trong nhà tù do các băng nhóm kiểm soát cũng diễn ra thường xuyên. Những băng đảng sẵn sàng giết hại cảnh sát, công tố viên, thẩm phán. Và, nếu trong cơn khát máu, chúng sát hại các chính trị gia hàng đầu, như ứng cử viên tổng thống, thì đấy cũng chẳng phải điều ngạc nhiên ở Ecuador.
Tổng thống Guillermo Lasso sẽ ra điều trần trước Quốc hội Ecuador Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, Bộ trưởng Chính phủ Ecuador - ông Henry Cucalon - ngày 10/5 thông báo Tổng thống Guillermo Lasso sẽ ra điều trần trước Quốc hội nước này để tự bào chữa các cáo buộc về tham ô nhắm vào nhà lãnh đạo này. Tổng thống đắc cử Ecuador Guillermo Lasso. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu trên kênh...