Lại thêm SGK tiếng Anh i-Learn Smart World lớp 6 phản ánh nhiều ’sạn’
Không chỉ sách giáo khoa (SGK) tiếng Anh các lớp 1 và 2 có nhiều sai sót, mà bộ SGK i-Learn Smart World lớp 6 của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh cũng bị phản ánh có nhiều “sạn”. “.
Bên cạnh những lỗi trình bày, thiết kế cẩu thả thì vẫn xuất hiện khá nhiều lỗi rất căn bản.
Theo chị N.T.T.Đ. (tên đã được thay đổi theo yêu cầu), ngay tại trang 10, phần Grammar, trong phần Present Simple ý nghĩa của câu phải là “dạng câu hỏi Wh- ở thì hiện tại đơn”, chứ không phải hai dạng song song nhau. Do vậy, cần phải viết là:… use Wh-questions in the Present Simple…
Hoặc ở Possessive’s Cấu trúc add something to something (thêm cái gì vào cái gì). Do vậy, nên dùng cấu trúc… add ’s to a noun…, chứ không phải add ’s onto a noun. Bên cạnh đó, proper noun (danh từ riêng) cũng là một loại danh từ nên không thể để “a noun or a proper noun”.
Cũng tại trang này, mục b, vì các động từ đã cho trong sử dụng 2 lần nên cần có (x2) trong ngoặc giống cách trình bày dạng bài tương tự ở các Unit.
Tiếp đến, tại trang 15, phần Possessive pronouns: “mine” and “yours”. “Mine” nên đẩy xuống cùng dòng với “and your” cho cùng một ý, tránh hiểu nhầm. “So” cần sửa thành “so that”. Việc sử dụng “so” trong trường hợp này mang nghĩa “để mà” không sai. Tuy nhiên, nó chỉ sử dụng trong văn nói, trong các tình huống không trang trọng. Nếu ở trong một cuốn sách và để tránh nhầm lẫn với “so” (mang nghĩa “nên”) thì nên viết đầy đủ là “so that”.
Tại trang 26, tại phần giải thích ngữ pháp “Present Continuous” từ “tense” ở đây không sai về mặt ngữ nghĩa và ngữ pháp, nhưng các bài sau nội dung về thì của động từ tương tự đều không sử dụng từ “tense”. Trong một cuốn sách cần có sự thống nhất.
Video đang HOT
Ngay đầu trang 28 và phần Speaking trang 29, cần thay đổi đổi describe someone’s character thành describe someone’s quality hoặc characteristics vì trong cùng bài với cùng một từ nhưng lại dùng hai nghĩa của nó, có thể khiến học sinh bị rối (character: nhân vật/ tính nết).
Với trang 45, từ “dish” trong bài Reading sử dụng với nghĩa “món ăn”, là một từ mới (trước đó, từ “dish” được học ở Unit 3 với nghĩa là “cái đĩa” trong phần wordlist) nên cần được đưa vào ở phần wordlist.
Tại trang 71, mục b, khi đặt trong câu, cần phải có mạo từ “the” đứng trước tên thì (in the Future Simple).
Phần wordlist trình bày cẩu thả, với lỗi dịch nghĩa sai không đáng có và trình bày khó nhìn.
Chị N.T.T.Đ. đặt ra câu hỏi về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn của đội ngũ chủ biên, tác giả bộ sách này “có vấn đề” gì khi biên soạn SGK hay chưa?
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 của Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa SGK; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn SGK; tổ chức và hoạt động của hội đồng quốc gia thẩm định SGK (ban hành kèm theo Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), thì người biên soạn SGK phải có trình độ được đào tạo từ đại học trở lên, am hiểu về khoa học giáo dục, có chuyên môn phù hợp với sách giáo khoa được biên soạn.
Theo chị Đ., người biên soạn SGK cần có kinh nghiệm thực tế trong giảng dạy, kinh nghiệm thực tế trong nghiên cứu khoa học. Sẽ ra sao nếu một người không có kinh nghiệm thực tiễn là người viết sách cho cả thế hệ học sinh học tập?.
Với một bộ SGK tồn tại nhiều sai sót như vậy, chị L. khuyến nghị các tỉnh/thành phố trong cả nước nên cân nhắc kỹ khi lựa chọn. Với các địa phương đã lựa chọn, phê duyệt cần xem xét kỹ. Không thể để học sinh phải học những thứ không hoàn chỉnh khi kiến thức dạy không đảm bảo sẽ để lại hệ luỵ rất khó lường.
Thi vào lớp 10: Cách ôn thi môn Tiếng Anh trong giai đoạn nước rút
Cô Phạm Thu Trà, giáo viên Tiếng Anh của Trường THCS Phan Chu Trinh (quận Ba Đình) đã đưa ra một số lời khuyên hữu ích giúp học sinh có phương pháp ôn thi môn Tiếng Anh hiệu quả trong giai đoạn nước rút trước kỳ thi vào lớp 10.
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội bao giờ cũng có kiểm tra, đánh giá năng lực của học sinh ở 3 thành tố của ngôn ngữ: ngữ pháp, từ vựng, phát âm.
Cô Phạm Thu Trà, giáo viên Tiếng Anh của Trường THCS Phan Chu Trinh (quận Ba Đình).
Đối với ngữ pháp, các học sinh có thể hệ thống kiến thức lại thành các sơ đồ tư duy. Ví dụ chuyên đề Passive Voice - Câu bị động chẳng hạn, sau khi học lý thuyết, các học sinh có thể tự viết lại theo sơ đồ tư duy của mình để có thể dễ nhớ nhất. Tức sẽ "hình hóa lý thuyết" bằng sơ đồ tư duy.
Sau khi có sơ đồ tư duy của mỗi dạng, các em cũng nên tự viết lại các ví dụ cho từng dạng.
"Các ví dụ chọn viết nên là các việc/chuyện quen thuộc, gần gũi nhất với cuộc sống của các em. Điều này để đến khi vào phòng thi, khi tâm lý căng thẳng, hồi hộp và dễ quên tạm thời thì các em có thể nhớ được những ví dụ gần với mình đó rồi suy ngược ra được công thức của dạng câu này".
Như vậy, thay vì viết lại những câu bị động mà trong sách giáo khoa đưa ra làm ví dụ thì học sinh có thể tự viết ra các ví dụ gần gũi với mình thường ngày như: "A mouse was caught by my cat"(Con chuột bị bắt bởi con mèo nhà tôi), hoặc "I was punished by my teacher"(Tôi bị cô giáo phạt),...
Những sự gần gũi này sẽ giúp các em dễ nhớ lại kiến thức và khó sai hơn.
"Khi tự suy ra được công thức thì các em mới nhớ lâu", cô Trà nói.
Đối với từ vựng , theo cô Trà, học sinh cũng nên tìm ra các ví dụ gần gũi với bản thân mà có thể chứa từ vựng đó, để khiến cho nó trở nên dễ nhớ.
"Cách học từ vựng dễ dàng nhất đối với hầu hết người học Tiếng Anh là gắn từ vựng với một điều gì/cái gì đó gần gũi, quen thuộc thường ngày của mình. Hãy tạo ngữ cảnh và gắn từ vựng với ngữ cảnh, bởi khi nhớ được câu ví dụ đó thì học sinh có thể nhớ được nghĩa của từ và cách sử dụng của từ", cô Trà nói.
Các học sinh có thể tham khảo nền tảng Quizlet.com. Trên nền tảng này đã được tạo sẵn rất nhiều học phần và các bài học trong sách giáo khoa. Với một học phần trên đó, học sinh có thể làm nhiều dạng như ghép thẻ, nối câu,... để có thể nhớ từ vựng trong sách giáo khoa. Đây là một cách rất hay và thú vị để học và ghi nhớ từ vựng mà hoàn toàn miễn phí trong bối cảnh học sinh không thể đến trường và học trực tuyến như hiện nay.
Với phần phát âm , với bài thi vào lớp 10, theo cô Trà, đề môn Tiếng Anh thường không mang tính chất quá đánh đố học sinh mà đa phần là ở mức độ nhận biết. Do đó các học sinh chỉ cần nắm vững được các kiến thức trong sách giáo khoa, tự tổng hợp lại các quy tắc phát âm/trọng âm mà sách giáo khoa cung cấp.
Đối với dạng bài đọc hiểu trong bài thi, cô Trà cho hay: "Tôi để ý rất nhiều học sinh có xu hướng khi làm bài đọc không gạch chân các từ khóa và đến lúc làm xong cũng thường ít khi quay lại kiểm tra lại các đáp án, trong khi bài đọc là phần mà các học sinh thường rất hay sai. Bởi xu hướng chung của các em là lười đọc và việc này cũng mất thời gian. Lời khuyên là các học sinh cần lưu ý bao giờ cũng phải gạch chân từ khóa trong câu hỏi, rồi đi tìm từ khóa ấy nằm ở chỗ nào trong bài đọc và cũng thực hiện việc gạch chân các từ khóa trong bài hoặc câu chứa từ khóa trong bài. Nếu cẩn thận hơn các em có thể đánh số câu hỏi ở từ khóa được gạch chân trong bài đọc để tiện kiểm tra lại sau.
Việc này giúp cho khi các em kiểm tra lại thì chỉ cần xem lại chỗ được gạch chân chứ không phải mất thời gian đọc lại toàn bài".
Vẫn liên quan đến việc làm bài đọc hiểu, Cô Trà cho rằng riêng đối với câu hỏi yêu cầu tìm ý chính, nội dung chính của bài đọc nói về điều gì, học sinh cần lưu ý thường câu hỏi này sẽ được bố trí là câu đầu tiên.
"Thường câu hỏi tìm ý chính là câu hỏi đầu tiên trong bài đọc. Lời khuyên của tôi là dù nó là câu đầu tiên trong số các câu hỏi của bài đọc nhưng các học sinh có thể làm câu này cuối cùng, sau khi đã làm hết các câu hỏi khác của phần bài đọc. Bởi khi đã nắm chắc nội dung của bài qua việc trả lời các câu hỏi thì chúng ta sẽ câu trả lời câu hỏi tổng quát chính xác và dễ hơn",
Tuy nhiên, cô Trà cũng cho rằng, việc tìm ra được cách học và ôn tập phù hợp, hiệu quả còn tùy thuộc đặc điểm, tính cách của từng người; chứ không phải một cách nào đó có thể phù hợp với tất cả các học sinh.
Cách ôn thi tiếng Anh khá hay ho ngay trên Facebook Messenger đang được sĩ tử chia sẻ rần rần trước kỳ thi Đại học Chỉ cần "trò chuyện" trên Messenger bạn cũng có thể bổ sung một loạt kiến thức cần thiết dành cho môn Tiếng Anh rồi đó. Thậm chí, có bạn còn nhờ nó mà đạt 9,2 điểm. Mới đây, trên một group Facebook mọi người đang chia sẻ về một con Chatbot (hiểu nôm na là một con bot trả lời tự động) trên...