Lãi suất, tỷ giá USD/VND giảm mạnh trên liên ngân hàng

Theo dõi VGT trên

Cả lãi suất VND và tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng cùng thể hiện đà giảm mạnh.

Lãi suất, tỷ giá USD/VND giảm mạnh trên liên ngân hàng - Hình 1

Nối tiếp xu hướng đang thể hiện, phiên hôm qua (19/5), thị trường liên ngân hàng chứng kiến cú rơi mạnh tới 65 VND của tỷ giá USD/VND, chốt phiên chỉ còn 23.275 VND.

Mức giảm mạnh trên cũng kéo theo phản ứng điều chỉnh giá USD trên biểu niêm yết của các ngân hàng thương mại, khi mức bán ra đã rời xa mốc 23.400 VND.

Như BizLIVE cập nhật ở những bản tin vừa qua, lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng cũng tiếp tục giảm mạnh, cùng lượng tiền lớn dần trở lại thị trường.

Cụ thể, hôm qua (19/5), lãi suất chào bình quân liên ngân hàng VND giảm mạnh 0,10 – 0,21 điểm phần trăm ở tất cả các kỳ hạn từ 1 tháng trở xuống so với phiên đầu tuần.

Theo đó, lãi suất VND qua đêm chính thức tuột mốc 1%/năm, chỉ còn 0,93%/năm; 1 tuần còn 1,09%; 2 tuần ở 1,31% và 1 tháng 1,88%/năm.

Lãi suất chào bình quân liên ngân hàng USD cũng giảm 0,01 – 0,02 điểm phần trăm ở tất cả các kỳ hạn; giao dịch qua đêm còn 0,21%/năm; 1 tuần 0,33%; 2 tuần 0,46%, 1 tháng 0,74%.

Ở nghiệp vụ thị trường mở, hôm qua Ngân hàng Nhà nước vẫn duy trì chào thầu 1.000 tỷ đồng trên kênh cầm cố với kỳ hạn 07 ngày, lãi suất ở mức 3%/năm. Không có khối lượng trúng thầu trong phiên hôm qua, có 3 tỷ đồng lưu hành trên kênh này.

Lượng tiền lớn tiếp tục trở lại thị trường khi hôm qua có thêm 4.999 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn. Như vậy, Ngân hàng Nhà nước bơm ròng 4.999 tỷ đồng ra thị trường, đưa khối lượng tín phiếu lưu hành giảm xuống mức gần 51.000 tỷ đồng

Chính sách tiền tệ: đong đếm giữa tỷ giá và lãi suất

Ngân hàng đang đồng hành cùng doanh nghiệp và cả nền kinh tế chống chọi với sức tàn phá của dịch bệnh thông qua các chương trình giảm lãi suất cho vay, miễn lãi, ân hạn trả nợ trên quy mô lớn. Và bản thân ngân hàng hẳn rất cần sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ và đặc biệt Ngân hàng Nhà nước như hàng loạt quốc gia trên thế giới.

Video đang HOT

Chính sách tiền tệ: đong đếm giữa tỷ giá và lãi suất - Hình 1

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, trong cân đối tổng thể vĩ mô, không phải lúc nào các biện pháp hỗ trợ cũng được dễ dàng đưa ra. Cân đối giữa lãi suất và tỷ giá sẽ được đong đếm trong chính sách tiền tệ.

Giới hạn thanh khoản và lãi suất của hệ thống ngân hàng

Cụm từ "suy thoái kinh tế" đã dần quen thuộc trên các mặt báo khi dịch bệnh đang phủ bóng đen lên nền kinh tế toàn cầu. Hạ lãi suất và tăng cường bơm tiền trở nên thịnh hành trong giới ngân hàng trung ương thế giới. Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) như một điển hình về các chương trình nới lỏng tiền tệ.

Ngoài việc hạ 1,5 điểm phần trăm lãi suất mục tiêu, Fed còn cam kết nới lỏng định lượng không giới hạn và mới đây đưa ra gói hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trị giá có thể lên tới 2.300 tỉ đô la Mỹ để kéo dài chu kỳ kinh doanh, đảm bảo nguồn tiền duy trì chi phí hoạt động, trong đó bao gồm chi trả lương cho người lao động.

Các nền kinh tế lớn khác như Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia Đông Nam Á cũng có động thái tương tự. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vào trung tuần tháng 3 tung gói mua vào 1.000 tỉ yen trái phiếu chính phủ để đảm bảo thanh khoản cho thị trường; trong khi Philippines giảm 2 điểm phần trăm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và cắt 0,75 điểm phần trăm lãi suất cho vay trên thị trường mở (reverse repo) xuống còn 3,25% kể từ đầu năm.

Tính chung, đảm bảo thanh khoản cho nền kinh tế, giảm lãi suất chống đỡ sụt giảm của tổng cầu là những mục tiêu hướng đến của chính sách tiền tệ thế giới.

Có thể thấy thực trạng ngân hàng đã tới ngưỡng giới hạn về thanh khoản và lãi suất.

Với vai trò là mũi nhọn hỗ trợ kinh tế cả nước thời kỳ dịch bệnh, hệ thống ngân hàng cũng cần có thêm các gói hỗ trợ nhiều hơn từ Chính phủ và NHNN.

Với chính sách tiền tệ, giảm thêm lãi suất hoặc bơm tiền giá rẻ là biện pháp để hỗ trợ ngân hàng, trong đó thì giảm thêm lãi suất sẽ hữu hiệu hơn.

Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa qua đã giảm 0,5 điểm phần trăm lãi suất cho vay trên thị trường mở và một số lãi suất cho vay ngân hàng thương mại khác. Tuy nhiên, động thái trên không đi kèm với các điều khoản về mở rộng cơ sở tiền.

Thậm chí cung tiền từ đầu năm có xu hướng giảm nhằm siết chặt lạm phát khi NHNN liên tiếp hút bớt nội tệ qua kênh tín phiếu với tổng khối lượng đạt gần 150.000 tỉ đồng.

Trong khi, cùng với việc hạ 0,5 điểm phần trăm trần lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên thì toàn hệ thống ngân hàng cũng đồng loạt hạ mạnh lãi suất cho vay; miễn, giảm tiền lãi; ân hạn trả nợ gốc với các đối tượng chịu tác động từ dịch bệnh.

Đây là những biện pháp cần thiết mà ngân hàng triển khai để cứu doanh nghiệp và cứu cả ngân hàng. Nhưng có thể thấy rõ, ngân hàng sẽ bị thiệt hại lớn từ các chương trình này do dịch Covid-19 tác động tới hầu như mọi lĩnh vực, trong khi tín dụng của ngân hàng là kênh dẫn vốn chủ đạo của nền kinh tế nên dịch bệnh sẽ ảnh hưởng tới tín dụng trên quy mô lớn. Điều này về lâu dài còn đẩy ngân hàng tới các giới hạn thanh khoản và lãi suất.

Về giới hạn thanh khoản, sau tuần lãi suất liên ngân hàng tăng vừa qua, thanh khoản thiếu hụt buộc các ngân hàng phải vay trên thị trường mở đang cho thấy các vấn đề về thanh khoản nội tại. Số dư vay trên thị trường mở đạt khoảng 25.000 tỉ đồng, nghĩa là chỉ khoảng đâu đó 25.000 tỉ đồng rút khỏi thị trường đã khiến thanh khoản eo hẹp và ngân hàng phải tìm vay NHNN.

Con số này không hề lớn khi so sánh với lượng tiền gửi Kho bạc Nhà nước tại ngân hàng thương mại. Trong bối cảnh thanh khoản hệ thống vẫn phụ thuộc vào tiền gửi Kho bạc Nhà nước và ngân sách đang đứng trước áp lực bội chi do hai nguồn thu chính từ thuế và dầu thô có nguy cơ giảm mạnh, nguồn tiền gửi này có thể bốc hơi bất cứ lúc nào.

Về giới hạn lãi suất, việc giảm lãi suất cho vay buộc ngân hàng phải cơ cấu lại chi phí huy động. Giảm lãi suất huy động được tính đến, đồng thời tuân thủ theo trần lãi suất huy động dưới sáu tháng mà NHNN vừa hạ 0,25 điểm phần trăm về mức 4,75% vào tháng 3. Tuy nhiên, lạm phát bình quân quí 1-2020 tăng 5,56% so với quí 1-2019, cao hơn cả trần lãi suất, thì dư địa để ngân hàng cân đối giảm thêm lãi suất tiền gửi là không nhiều.

Qua đây, có thể thấy thực trạng ngân hàng đã tới ngưỡng giới hạn về thanh khoản và lãi suất. Với vai trò là mũi nhọn hỗ trợ kinh tế cả nước thời kỳ dịch bệnh, hệ thống ngân hàng cũng cần có thêm các gói hỗ trợ nhiều hơn từ Chính phủ và NHNN. Với chính sách tiền tệ, giảm thêm lãi suất hoặc bơm tiền giá rẻ là biện pháp để hỗ trợ ngân hàng.

Song, dịch bệnh đang tác động lên tổng cầu: do kinh tế sụt giảm, nhu cầu đi lại hạn chế tối đa nên cầu tiêu thụ sản phẩm suy yếu cả trong nước lẫn nước ngoài,... do đó việc bơm tiền ồ ạt có thể khiến nền kinh tế không hấp thụ được, trong khi tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu nếu dòng tiền đổ vào lĩnh vực rủi ro cao như bất động sản,... Vì vậy, giảm thêm lãi suất có thể là biện pháp hữu hiệu hơn. Hạ lãi suất cho vay đối với các ngân hàng thương mại và đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thanh khoản sẽ giúp hệ thống ngân hàng tiết giảm chi phí vốn, làm động lực duy trì các gói tín dụng giá rẻ cho cư dân, doanh nghiệp và cũng gián tiếp đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho cả nền kinh tế.

Đong đếm giữa tỷ giá và lãi suất

Giảm lãi suất có thể hữu hiệu, song đặt trong cân đối tổng thể vĩ mô thì cần đong đếm tới cả tỷ giá và lạm phát. Như đã đề cập, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cao có thể khiến việc hạ lãi suất khó khăn hơn, song Chính phủ đang có nhiều giải pháp bình ổn giá các nhu yếu phẩm như thịt heo và gạo, trong khi giá xăng dầu cũng giảm mạnh sẽ đem tới nhiều kỳ vọng tích cực cho lạm phát.

Chính sách tiền tệ: đong đếm giữa tỷ giá và lãi suất - Hình 2

Biểu đồ tỷ giá đô la Mỹ/đồng Việt Nam. Nguồn Investing.com

Về tỷ giá, tiền đồng đã giảm 2% giá trị so với đô la Mỹ vào ngày 24-3 vừa qua (so với đầu năm) do nhu cầu nắm giữ đô la Mỹ tăng nóng trên toàn cầu. Vì vậy, chính tỷ giá mới đang là áp lực thường trực cho việc hạ lãi suất tiền đồng. Tuy nhiên, phương án này vẫn có thể tính đến khi tỷ giá giữa đô la Mỹ và tiền đồng đang trong xu hướng giảm khi các biện pháp bơm đô la liên tiếp của Fed đang giúp lãi suất đô la Mỹ trên toàn cầu giảm mạnh trong tuần qua.

Cần lưu ý, NHNN có trong tay dự trữ ngoại hối đủ để can thiệp tỷ giá khi tăng nóng và tỷ giá cao trong thời điểm hiện tại cũng có lợi cho cán cân thương mại.

Cân đối giữa tỷ giá và lãi suất cũng là vấn đề của một số ngân hàng trung ương trên thế giới, do thời điểm vừa qua, đô la Mỹ lên giá so với hầu hết đồng tiền của các nước có nền công nghiệp mạnh (G7) và các nền kinh tế mới nổi. Một ví dụ điển hình là Indonesia, tỷ giá của rupiah đã tăng gần 15% trong tháng 3.

Đồng rupiah mất giá phi mã khiến Ngân hàng Trung ương Indonesia (BI) dù muốn hạ mạnh lãi suất kích thích tăng trưởng, song vẫn phải duy trì lãi suất cho vay trên thị trường mở ở mức khá cao so với mặt bằng các nước trong khu vực (4,5%), sau hai lần giảm 0,25 điểm phần trăm kể từ đầu năm.

Đối mặt với sự mất giá nội tệ, BI đã bán 9,4 tỉ đô la Mỹ dự trữ ngoại hối và có trong tay hai công cụ "phòng thủ" mạnh mẽ gồm: hạn mức vay từ Fed 60 tỉ đô la qua hợp đồng repo trái phiếu chính phủ Mỹ và các hạn mức hoán đổi tiền tệ với một số ngân hàng trung ương của Trung Quốc (30 tỉ đô la), Nhật Bản (22,7 tỉ đô la),... Dự trữ ngoại hối trong túi của BI cũng lên tới 121 tỉ đô la. Đồng rupiah đã phục hồi, tăng 1,3% trong tuần qua sau khi BI bán đô la Mỹ trên thị trường ngoại hối.

Tựu chung lại, cân đối giữa tỷ giá và lãi suất đang là bài toán với chính sách tiền tệ. Hạ lãi suất hỗ trợ ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế song lại gia tăng áp lực cho tỷ giá. Tuy nhiên, với đà giảm của tỷ giá hiện tại, chúng ta có thể thấy được nhu cầu nắm giữ đô la Mỹ trên thế giới không còn lớn như giai đoạn trước do các biện pháp đảm bảo nhu cầu đô la Mỹ trên toàn cầu từ Fed đang dần có tác dụng và chi phí của đô la Mỹ đang giảm mạnh trên diện rộng.

So với đầu năm thì tỷ giá hiện tại tăng nhưng không nhiều và NHNN có trong tay đầy đủ công cụ để bình ổn tỷ giá thì việc hạ lãi suất cho vay các ngân hàng thương mại có thể được cân nhắc.

Hương Lan

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

NSƯT Kim Tiểu Long đau buồn báo tin con gái qua đời
13:14:49 18/11/2024
Sao nam hạng A có hơn 18000 tỷ đồng bỏ mặc chị gái sống như ăn mày?
10:24:29 18/11/2024
Cặp đôi Vbiz để lộ bằng chứng hẹn hò bí mật, bị phát hiện "đánh lẻ" du lịch nước ngoài
09:44:27 18/11/2024
Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về nước: Visual xinh bất bại qua cam thường, ghi điểm cực lớn bởi 1 chi tiết
13:24:49 18/11/2024
Hoạt động của Thanh Thủy sau khi đăng quang Miss International
12:46:03 18/11/2024
Hi hữu nhưng đã xảy ra: Cô gái gặp được chú mèo có vết bớt trên mặt giống hệt mình, đem về nuôi và nhận được điều kì diệu
12:09:52 18/11/2024
Hoài Linh: "Anh không vừa lòng thì xé hợp đồng, mẹ tôi tôi không bỏ được"
13:16:57 18/11/2024
Tình trạng của Hòa Minzy giữa nghi vấn mang thai lần 2
10:27:08 18/11/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Lừa đầu tư bảo hiểm rồi chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng

Pháp luật

14:39:10 18/11/2024
Do muốn kiếm thêm tiền chơi chứng khoán, Dung đã đưa ra thông tin giả kêu gọi người đầu tư vào gói bảo hiểm đầu tư linh hoạt của Công ty Prudential Việt Nam.

Các nước Bắc Âu ban hành hướng dẫn mới về sinh tồn trong chiến tranh

Thế giới

14:29:03 18/11/2024
Tờ rơi của Thụy Điển có tiêu đề "Nếu khủng hoảng hoặc chiến tranh xảy ra" được cập nhật so với tài liệu tương tự phát hành 6 năm trước và cũng có kích thước gấp đôi.

Sao Việt 18/11: Kỳ Duyên lên tiếng sau khi trượt top 12 Miss Universe 2024

Sao việt

14:10:24 18/11/2024
Kỳ Duyên nói giấc mơ của cô đã hoàn thành trọn vẹn khi lọt top 30 Miss Universe 2024. Người đẹp tự hào về bản thân vì đã đóng góp một phần nhỏ cho đất nước Việt Nam.

Nữ sinh 19 tuổi tử vong sau khi ăn 2 miếng bánh

Sức khỏe

14:08:05 18/11/2024
Khi vào viện, các bác sĩ đã cho nữ bệnh nhân thở máy ngay để tim hoạt động trở lại khi các xét nghiệm cho thấy não của cô sưng nghiêm trọng.

Bản nhật ký đang viral khắp Trung Quốc

Sao châu á

14:04:40 18/11/2024
Không chỉ được yêu mến nhờ những diễn xuất cực kỳ dễ thương trong Vĩnh dạ tinh hà , tính cách thật ngoài đời của mỹ nhân sinh năm 1995 cũng được netizen khen ngợi rất nhiều.

Sao nam bị 150 đoàn phim từ chối vì quá xấu, giờ là bậc thầy diễn xuất đóng phim nào cũng hot điên đảo

Hậu trường phim

14:01:29 18/11/2024
Nam diễn viên từng trải qua thời kỳ khó khăn trong sự nghiệp, nhưng giờ đây anh đã đạt được những thành công không tưởng.

Màn giả gái viral khắp cõi mạng vì đẹp không kém gì hội mỹ nhân

Phim châu á

13:58:47 18/11/2024
Thâm Tiềm (tên khác: Giấu Kín ) - một bộ phim truyền hình được quay cách đây 5 năm của Thành Nghị đột nhiên nhảy dù phát sóng dù không có bất cứ hoạt động quảng bá nào.

Phim Việt giờ vàng lộ hạt sạn ngớ ngẩn, netizen than trời "phép tính cơ bản mà cũng làm sai"

Phim việt

13:56:12 18/11/2024
Vốn là bộ phim được kỳ vọng sẽ thành công khi nối sóng giờ vàng của Đi Giữa Trời Rực Rỡ, nhưng Tuổi Trẻ Giá Bao Nhiêu trải qua gần 20 tập lại vẫn chưa thể tạo được dấu ấn đối với khán giả.

Về đầm Chuồn ngắm cảnh đẹp, thưởng thức đặc sản trứ danh

Du lịch

13:34:45 18/11/2024
Có dịp về đầm Chuồn, du khách được chiêm ngưỡng vẻ đẹp vùng sông nước với nhiều màu sắc khác nhau khi huyền ảo, khi trong trẻo cũng như được thưởng thức món đặc sản nổi danh Cố đô Huế...

'Chị đẹp' Minh Tuyết bật khóc: Tôi sợ khán giả Việt Nam không đón nhận mình

Tv show

13:11:22 18/11/2024
Trên sân khấu Chị đẹp đạp gió , ca sĩ Minh Tuyết bật khóc tâm sự từng không dám nhận lời tham gia chương trình vì sợ khán giả quê nhà không đón nhận.

Bão số 9 giật cấp 14 tiến vào vùng biển miền Trung

Tin nổi bật

13:02:04 18/11/2024
Đến 10h ngày 19/11, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15-20km/h, tiếp tục suy yếu thêm trên khu vực Bắc Biển Đông; cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 330km về phía Đông Bắc với sức gió cấp 10, giật cấp 12.