Lãi suất tiết kiệm tăng, vàng và chứng khoán trồi sụt
Một số ngân hàng bắt đầu tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm để thu hút dòng tiền nhàn rỗi của doanh nghiệp cũng như của người dân.
Trong khi đó, giá vàng sụt giảm, còn chứng khoán biến động khôn lường.
Khi giá vàng lên xuống thất thường, chứng khoán trồi sụt, nhiều người đã gửi tiền vào ngân hàng để bảo toàn tài sản.
Tiết kiệm ngân hàng lấy lại chỗ đứng
Trong nửa đầu tháng 3, nhiều ngân hàng đã sử dụng lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm thành công cụ hấp dẫn. Ngoài các kỳ hạn dưới 6 tháng đang áp dụng mức trần theo quy định là 4%/năm thì lãi suất kỳ hạn trên 6 tháng đã lên đến 7,4%/năm. Đặc biệt, các ngân hàng áp dụng lãi suất huy động tiền gửi online cao hơn so với tiền gửi tại quầy, càng khiến việc gửi tiết kiệm trở nên hấp dẫn hơn.
Chẳng hạn, với kỳ hạn 6 tháng, ngân hàng Bắc Á (BacABank) đang áp dụng mức lãi suất tiền gửi là 6%; CBBank là 6,25%; GPBank lên đến 6,5%. Với các kỳ hạn dài hơn 12 – 36 tháng, thì ngân hàng đứng đầu trong danh sách có lãi suất tiền gửi cao nhất là SCB với 7%; thứ hai là Bắc Á, với 6,8%. Ngân hàng đang áp dụng lãi suất tiền gửi online cao nhất là Nam Á Bank với mức 7,4%; tiếp theo là SCB (7,35%)…
Trong 2 năm 2020, 2021, thị trường tài chính chứng kiến sự dịch chuyển của dòng tiền. Một lượng tiền chạy khỏi kênh ngân hàng để đổ vào bất động sản và chứng khoán. Năm 2022, dường như ngành ngân hàng quyết thay đổi chiến thuật để lật ngược thế cờ. Số liệu thống kê từ Ngân hàng nhà nước cho biết, tính đến 25/2/2022, tốc độ huy động vốn tăng trưởng đạt 1,3% so với cuối năm 2021 (tương đương tăng 11% so với cùng kỳ). Nhìn chung, tăng trưởng huy động vốn đã cải thiện so với giai đoạn nửa cuối năm 2021 nhưng vẫn chưa hồi phục về mức tăng trưởng trước dịch.
“Bất kỳ kênh đầu tư nào cũng có rủi ro nhất định. Đặc biệt, trong thời điểm giá vàng biến động khủng khiếp như vừa rồi, cũng có người chớp được thời cơ thì sẽ hiện thực hóa được lợi nhuận, tức là không tham, cắt lời ngay khi đạt được kỳ vọng. Tuy nhiên, hầu như đa số nhà đầu tư đều bỏ lỡ cơ hội do mọi người đều kỳ vọng giá sẽ còn tăng hơn nữa. Đến khi giá đảo chiều thì trở tay không kịp. Thực sự, sau khi tăng khủng khiếp, giá vàng đã “quay xe”. Cú quay xe này đã khiến nhiều người “ngã ngựa” vì mua vàng lúc đỉnh với kỳ vọng giá lên”, TS Nguyễn Trí Hiếu nói.
Theo nhìn nhận của giới chuyên gia, dù lạm phát là ẩn số của năm 2022 nhưng các chính sách tài chính, tiền tệ thì Chính phủ sẽ không để chỉ số này tăng cao hơn 5%.
Video đang HOT
Hay tỷ giá USD/VND cũng không thể biến động cao hơn 6%/năm. Vì vậy, gửi tiết kiệm là kênh dù thụ động nhưng bảo toàn vốn cho người dân và lãi suất vẫn thực dương khi so sánh với các chỉ số lạm phát, giá vàng hay tỷ giá ngoại tệ.
Trên thực tế so với mức lãi suất huy động cuối năm 2021, mặt bằng lãi suất huy động đã tăng từ 0,2% cho các kỳ hạn. Dự báo trong thời gian tới, lãi suất ngân hàng sẽ tiếp tục tăng cao để bù lạm phát.
Nên đầu tư vào đâu?
Đây là câu hỏi được các nhà đầu tư hết sức quan tâm thời điểm này.
Điểm qua các kênh đầu tư cho thấy, giá vàng trên thế giới đã tăng 10% từ đầu năm đến nay. Theo số liệu của Hội đồng Vàng thế giới, nhu cầu vàng vật chất đang ở mức cao nhất trong vòng 1 thập kỷ qua. Tuy vậy, ở Việt Nam, giá vàng chênh lệch quá lớn so với giá thế giới, khiến nhà đầu tư vàng lỗ nặng trong giai đoạn vừa qua. Việc thiếu liên thông với thị trường thế giới khiến vàng trở thành kênh đầu tư rủi ro, không được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng.
Ngày 22/3, giá vàng về mức 68,87 triệu đồng/ lượng sau khi lập đỉnh cao 74 triệu đồng/ lượng vào ngày 8/3 vừa qua. Dù giảm, song giá vàng trong nước tiếp tục cao hơn giá vàng thế giới tới 15 triệu đồng/ lượng.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nhận định, thời điểm này đầu tư vào vàng phải hết sức thận trọng. Còn với kênh đầu tư chứng khoán, thị trường chứng khoán đã đi ngang ở mốc 1.500 điểm suốt gần 5 tháng qua và biến động mạnh.
Gần đây, một số ngành như dầu, than, phân đạm, cảng biển, hóa chất… bùng nổ trong khi nhiều ngành khác đã giảm rất sâu. Thị trường chứng khoán được đánh giá là kênh đầu tư “khó xơi”. Vì vậy, theo nhìn nhận chung nếu muốn an toàn và có hiệu quả nhất định, kênh gửi tiết kiệm có thể là lựa chọn cần cân nhắc.
Cũng cho rằng gửi tiết kiệm vẫn là kênh an toàn và có hiệu quả nhất định, trong một sự kiện mới đây, khi được hỏi sẽ làm gì với 1 tỷ đồng tiền mặt? Ông Phạm Vũ Thăng Long – Giám đốc Nghiên cứu vĩ mô, Công ty cổ phần chứng khoán HSC cho biết: Nếu có 1 tỷ đồng mình sẽ vẫn gửi tiết kiệm ở ngân hàng. Tuy nhiên, sẽ phân bổ tỷ lệ 50 – 50, trong đó 50% gửi ngân hàng và 50% đầu tư chứng khoán.
Cũng theo ông Long, mặc dù chọn gửi tiết kiệm nhưng nếu người dân gửi tiết kiệm quá nhiều sẽ có thể ảnh hưởng đến sức mua, từ đó ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Trước thềm đại hội cổ đông, ngân hàng rộn ràng tin chia cổ tức
Thông tin về việc chia cổ tức ngân hàng đang được cổ đông đặc biệt quan tâm, nhất là trong bối cảnh hầu hết các ngân hàng vẫn ăn nên làm ra trong suốt năm qua, bất chấp đại dịch COVID-19.
Tài liệu dự thảo cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cho biết, ngân hàng sẽ trình cổ đông kế hoạch phát hành hơn 675 triệu cổ phiếu để trả cổ tức, tương đương tỷ lệ chia là 25%. Thời gian dự kiến hoàn thành trong quý III năm nay, nâng vốn điều lệ từ 27.019 tỷ đồng lên trên 33.700 tỷ đồng.
ACB cũng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2022 tăng 25% lên 15.018 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%. Trong báo cáo mới đây, Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI ước tính ACB sẽ đạt 14.800 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái), nhờ tăng trưởng tín dụng và tiền gửi lần lượt là 16% và 7%.
Trong khi đó, kế hoạch kinh doanh năm 2022 của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) dự kiến đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận ở mức 25-30%, duy trì mức cổ tức từ 20-25% cho cổ đông.
Năm 2021, OCB đã thực hiện tăng vốn từ 10.959 tỷ đồng lên 13.699 tỷ đồng thông qua việc trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 25%. Gần 274 triệu cổ phiếu đã được phát hành ra thị trường, nâng tổng số cổ phiếu đang lưu hành lên gần 1,4 tỷ cổ phiếu.
Còn tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB), ông Nguyễn Hoàng Linh, Tổng giám đốc MSB từng chia sẻ sẽ trình Đại hội đồng cổ đông thông qua việc chia cổ tức tỷ lệ 30% cho năm 2021. Các kế hoạch liên quan tăng vốn sẽ được MSB trình Đại hội đồng cổ đông thông qua và triển khai trong năm 2022.
Lãnh đạo MSB cũng cho biết mục tiêu lợi nhuận năm 2022 của ngân hàng đặt ra ở mức 6.800 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng 30%, quy mô tài sản đạt 230.000 tỷ đồng; tín dụng tăng 20-25% tùy vào phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước; nợ xấu kiểm soát ở mức dưới 1,5%.
Trong đại hội cổ đông thường niên tới đây, dự kiến kế hoạch chi trả cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu với tỷ lệ tối thiểu 15% cũng sẽ được Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) trình đến cổ đông.
Năm 2021, SHB đã chi trả cổ tức bằng cổ phiếu năm 2019 với tỷ lệ 10%, năm 2020 với tỷ lệ 10,5% và phát hành thành công cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá ưu đãi 12.500 đồng/cổ phiếu, qua đó tăng vốn điều lệ lên 26.674 tỷ đồng.
Khách hàng giao dịch tại Hội sở chính Vietcombank. Ảnh tư liệu: Trần Việt/TTXVN
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) mới đây đã phát hành hơn 1,02 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2019 với tỷ lệ 27,6%. Sau phát hành, vốn điều lệ của ngân hàng thêm 10.236 tỷ đồng, lên hơn 47.325 tỷ đồng.
Trong cuộc họp cuối tháng 4 sắp tới, Vietcombank dự kiến trình cổ đông phương án tăng vốn điều lệ năm 2022. Được biết, Vietcombank còn có kế hoạch phát hành gần 308 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tương đương 6,5% vốn điều lệ cho tối đa 99 nhà đầu tư. Vốn điều lệ qua đó nâng lên hơn 50.401 tỷ đồng
Tương tự tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), kế hoạch trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 25,7%, nâng vốn điều lệ lên 50.585 tỷ đồng vừa được hoàn thành. BIDV còn có kế hoạch phát hành thêm 341,5 triệu cổ phần mới, tương đương 8,5% vốn điều lệ qua chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ.
Tính đến thời điểm này, mới có Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) tổ chức thành công đại hội cổ đông thường niên và đã thông qua phương án nâng vốn điều lệ lên trên 21.000 tỷ đồng, tăng 35,7%. Trong đó, VIB sẽ chia cổ phiếu thưởng 35% cho cổ đông hiện hữu và 0,7% cho cán bộ nhân viên (ESOP) từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Không khó để nhận thấy nhiều ngân hàng "chuộng" phương án trả cổ tức bằng cổ phiếu thay vì tiền mặt. Báo cáo triển vọng ngành ngân hàng 2022 của Công ty chứng khoán MBS ước tính có khoảng 75% hoạt động tăng vốn đến từ việc chia tách cổ phiếu, 22% thông qua hoạt động phát hành riêng lẻ và phát hành quyền chọn mua cổ phiếu và khoảng 3% đến từ phát hành ESOP.
Theo giới chuyên gia, các ngân hàng chia cổ tức bằng cổ phiếu nhằm tăng vốn, nâng cao tỷ lệ an toàn vốn tăng năng lực cạnh tranh, đồng thời có thêm nguồn lực đầu tư công nghệ, cấp tín dụng, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do đại dịch COVID-19.
Trước đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã ký ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022. Trong đó, Thống đốc chỉ đạo một trong những nhiệm vụ của các ngân hàng trong năm nay là phải giảm chi phí hoạt động, tiết giảm lợi nhuận, không chia cổ tức bằng tiền để dành nguồn lực giảm thêm lãi suất cho vay hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.
Giá vàng hôm nay 10/3: Cắm đầu lao dốc Giá vàng hôm nay 10/3 quay đầu rơi tự do vì giới đầu tư tranh thủ chốt lời khi giá kim loại quý liên tục lập mức cao mới. 6h sáng nay 10/3 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới trên sàn Kitco giao dịch ở mức 1991 USD/ounce, giảm 60 USD so với đầu giờ sáng qua. Giá vàng thế giới suy...