Lãi suất tiết kiệm ngày càng thấp
Chỉ số giá tiêu dùng cả năm chỉ tăng hơn 4%, thấp xa so với chỉ tiêu Quốc hội giao, có thể là cơ sở để các ngân hàng giảm tiếp lãi suất tiền gửi trong thời điểm cuối năm.
Ngân hàng Ngoại thương – Vietcombank vừa công bố biểu lãi suất huy động mới với xu hướng giảm ở hầu hết các kỳ hạn. Kỳ hạn dài 24 – 60 tháng, mức cao nhất 6,3% trước đó hiện giảm còn 6,2% một năm. Ngày 18/11 vừa rồi, nhà băng đã có giảm ở các kỳ hạn ngắn từ 0,1 – 0,3% mỗi năm xuống sâu dưới mức trần quy định 5,5% một năm.
Tại Ngân hàng Á Châu, biểu lãi suất mới áp dụng từ ngày 23/12 cho thấy lãi suất huy động kỳ hạn 1 đến 2 tháng chỉ còn 4,6% thay vì 4,9% như trước đó. Kỳ hạn trên 6 tháng giảm từ 6% về quanh 5,7%. Tương tự, Ngân hàng Bắc Á (BacABank), mức lãi suất huy động tiền đồng cao nhất hiện giờ chỉ còn 7,9% thay vì 8,2% cho kỳ hạn 36 tháng.
“Trong gần một năm nay lãi suất liên tục hạ, nhưng tôi không biết lựa chọn kênh đầu tư nào cho đồng vốn nhàn rỗi của mình sinh lời hiệu quả hơn, đành phải gửi vào nhà băng giữ hộ”, chị Thanh Mai, một khách hàng đang gửi tiền tại chi nhánh của ACB trên đường 3/2, TP HCM chia sẻ.
Nhiều ngân hàng tiếp tục hạ lãi suất huy động.
Tính chung toàn thị trường, mặt bằng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1-3 tháng hiện xuống quanh 4-5% mỗi năm, kỳ hạn 6-12 tháng phổ biến ở mức 6-7,5% một năm. Đường cong lãi suất cũng hình thành rõ nét tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng huy động được nguồn vốn kỳ hạn dài và ổn định hơn, giảm chênh lệch kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ, giúp phân bổ vốn hiệu quả.
“Trong bối cảnh lạm phát tăng thấp (hơn 4%) thì với mặt bằng lãi suất này vẫn có lợi cho người gửi tiền và huy động vốn của hệ thống ngân hàng sẽ tiếp tục tăng”, một thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính quốc gia nhìn nhận.
Video đang HOT
Lãnh đạo Ngân hàng Sacombank cũng thừa nhận, dù lãi suất từ đầu năm đến nay liên tục hạ nhưng lượng huy động vốn của nhà băng vẫn tăng đều. Theo ông, trong bối cảnh chỉ số CPI cả năm tăng khá thấp (chỉ hơn 4%) so với mục tiêu, nên lãi suất huy động tại các ngân hàng tiếp tục giảm.
“Nếu nền kinh tế còn tiếp tục đình trệ như hiện nay, lạm phát vẫn thấp thì cơ hội để lãi suất huy động giảm là vẫn còn”, lãnh đạo một ngân hàng cổ phần phía nam nói thêm.
Trong năm qua, tốc độ tăng trưởng về huy động vốn của các ngân hàng cao gấp nhiều lần so với cho vay. Tình trạng ế vốn xảy ra ở nhiều tổ chức tín dụng khi doanh nghiệp ngày càng suy yếu và khó hấp thụ vốn. Mặc dù tín dụng có nhảy vọt trong những tháng cuối năm, khiến mục tiêu tăng trưởng tín dụng đã đạt được con số 12-14%, nhưng so với tốc độ tăng trưởng huy động vẫn thấp hơn nhiều.
Đến 19/12, huy động vốn toàn hệ thống tăng 15,15%, trong đó huy động vốn bằng tiền đồng tăng khá cao 16,31% so với cuối năm 2013. Còn tăng trưởng tín dụng cùng thời điểm chỉ 11,8%. Thay vì đua huy động vốn đợt sát Tết (vì gần Tết người dân rút tiền ra mua sắm, chi tiêu) như mọi năm, hiện giờ một số ngân hàng lại mạnh tay giảm lãi suất tiền gửi.
Theo lý giải của một số lãnh đạo ngân hàng, thời điểm đầu năm hầu như ngân hàng nào cũng gặp khó trong việc tăng trưởng tín dụng, thậm chí tăng trưởng âm. Do đó, hiện nay nhiều ngân hàng dần dần từng bước cắt giảm lãi suất huy động là cách tốt để tiết kiệm chi phí cho năm sau.
“Tín dụng năm 2015 vẫn sẽ tiếp tục khó khăn bởi cục nợ xấu tại các đơn vị còn khá nhiều. Khi nợ xấu chưa thể giải quyết rốt ráo thì đồng nghĩa khả năng nới lỏng “khẩu vị” rủi ro để cho vay ra nhiều hơn là rất khó. Vì thế mà tín dụng sẽ không dễ tăng trong những tháng đầu năm 2015″, vị lãnh đạo này nói.
Ngoài ra, việc hạ lãi suất đầu vào được xem là cách tốt nhất có thể giúp các nhà băng có dư địa giảm từ một đến hai điểm phần trăm lãi suất cho vay với các doanh nghiệp.
Theo NTD
Giật mình về sự thành danh và sụp đổ của "bầu" Kiên
Nhìn lại đường đời của "bầu" Kiên nhiều người đã phải giật mình về sự thành danh và sụp đổ nhanh chóng của con người nhiều tai tiếng này.
Nguyễn Đức Kiên khi còn ở đỉnh cao
Lối rẽ cuộc đời "ông bầu" và ẩn số
Nguyễn Đức Kiên sinh ngày 13/4/1964 trong một gia đình nhà giáo tại Gia Lâm, Hà Nội. Trong ký ức của những người bạn đã từng học tại trường Cao Bá Quát thì Nguyễn Đức Kiên là cậu bé lùn, đen "trùi trũi" hay nghịch ngợm ở sân trường, có đôi mắt thể hiện sự tinh nhanh, giống mẹ. Khi 16 tuổi, Nguyễn Đức Kiên thi đỗ vào Đại học Kỹ thuật quân sự (nay là Học viện Kỹ thuật quân sự) khóa 15 (B5C156Đại đội 156).
Sau một năm học tại Học viện này, Nguyễn Đức Kiên được đi du học ngành thông tin tại trường Đại học kỹ thuật quân sự Zalka Maté, Hungary. Khi theo học tại trường này, những tưởng Nguyễn Đức Kiên sẽ bước tiếp trên con đường binh nghiệp, nhưng ông ta đã chọn lối rẽ cho cuộc đời mình. Đó là việc năm 1986, khi trở về nước Nguyễn Đức Kiên về làm cán bộ tại Tổng công ty dệt may, Bộ Thương mại (cũ) và chính thức chấm dứt "con đường binh nghiệp".
Một trong những chiếc xe sang mà "bầu" Kiên vẫn thường dùng để lui tới sân bóng
Vấn đề mà đến nay nhiều người không thể hiểu, không thể lý giải nổi là vì sao Nguyễn Đức Kiên có một thân thế gia đình bình thường, bố mẹ đều là nhà giáo, không phải con dòng danh gia vọng tộc mà khi mới 30 tuổi (năm 1994) ông ta là Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng Á châu (ACB)một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Xảo thuật và đoạn cuối cuộc đời
Từ năm 1994 đến năm 2006 Nguyễn Đức Kiên là Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu; Chủ tịch HĐQT Công ty May thời trang MTT; Chủ tịch HĐQT Công ty Thiên Nam; Chủ tịch HĐQT Công ty Liên doanh nhựa đường Caltex; Chủ tịch HĐQT Công ty Thể thao ACB; Phó Chủ tịch kiêm Chủ tịch Công ty liên doanh KFC Việt Nam; Phó Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần du lịch Chợ Lớn, thành viên HĐQT Công ty Cổ phần du lịch Thiên Minh...
14 năm sau khi chọn lối đi mới, năm 2010 Nguyễn Đức Kiên đứng trong bản danh sách 100 người giàu nhất Việt Nam, với số cổ phiếu ACB có trong tay, tài sản của "bầu" Kiên được đánh giá là 805,9 tỷ đồng. Tổng số tài khoản của gia đình ông Kiên (tính theo thị trường chứng khoán năm 2010 là khoảng 2.000 tỷ đồng). Xe sang, nhà đẹp ngự trên khu đất "kim cương" của Hà Nội, vợ đẹp và những phát ngôn gây sốc trong lĩnh vực thể thao của Nguyễn Đức Kiên đã khiến không ít người ghen tị, công chúng được bao phen nghiêng ngả.
Nguyễn Đức Kiên khi "ngã ngựa"
Có cổ phần trong nhiều ngân hàng, trong các công ty liên doanh nhưng không có thông tin nào cho thấy Nguyễn Đức Kiên là nhà quản trị doanh nghiệp trực tiếp. Bình luận về vấn đề này, các chuyên gia tư vấn chiến lược doanh nghiệp chỉ có thể nói "bầu" Kiên là người có nhiều phẩm chất và xảo thuật.
Nhưng cuối cùng Nguyễn Đức Kiên sụp đổ khi ngày 20/8/2012 ông ta bị bắt và bị điều tra về các hành vi vi phạm pháp luật. Các xảo thuật trong kinh doanh của "bầu" Kiên đã được đưa ra ánh sáng. Và trong phiên tòa phúc thẩm vừa kết thúc, "bầu" Kiên bị xử phạt 30 năm tù giam. Đây là mùa đông thứ 3 "bầu" Kiên nếm trải cái lạnh buốt giá ở nơi giam giữ.
Theo NTD
Ngày Tết có lo máy ATM hết tiền? Nghị định 96 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và ngân hàng vừa có hiệu lực. Theo đó, sẽ xử phạt 15 triệu đồng nếu ngân hàng để máy giao dịch tự động (ATM) hết tiền quá 24 giờ. Các ngân hàng liệu có sợ và rốt ráo "châm" tiền vào ATM khi Tết Ất...