Lãi suất tiền gửi tiết kiệm giảm mạnh từ hôm nay 13/5
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành các quyết định điều chỉnh các mức lãi suất điều hành, trần lãi suất huy động ngắn hạn, trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên…
Chiều 12/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có thông báo quyết định điều chỉnh các mức lãi suất, có hiệu lực từ ngày 13/5.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu giảm mạnh lãi suất tiền gửi từ ngày 13/5.
Cụ thể, quyết định số 918/QĐ-NHNN ngày 12/5/2020 về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng.
Theo đó, giảm lãi suất tái cấp vốn từ 5,0%/năm xuống 4,5%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 3,5%/năm xuống 3,0%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN với các ngân hàng từ 6,0%/năm xuống 5,5%/năm.
Lãi suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở từ 3,5%/năm xuống 3,0%/năm.
Quyết định số 919/QĐ-NHNN ngày 12/5/2020 về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam (VND) của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2014.
Video đang HOT
Theo đó, lãi suất tối đa đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 0,5%/năm xuống 0,2%/năm; lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng giảm từ 4,75%/năm xuống 4,25%/năm; lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng tại Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), Tổ chức tài chính vi mô (TCTCVM) giảm từ 5,25%/năm xuống 4,75%/năm.
Quyết định số 920/QĐ-NHNN ngày 12/5/2020 về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của TCTD đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 giảm từ 5,5%/năm xuống 5,0%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của QTDND và TCTCVM đối với các nhu cầu vốn này giảm từ 6,5%/năm xuống 6,0%/năm.
Ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất huy động, gửi tiền tiết kiệm trở nên kém hấp dẫn?
Ngay sau hiệu lệnh giảm trần lãi suất huy động của Ngân hàng Nhà nước đối với các kỳ hạn dưới 6 tháng, hôm nay các ngân hàng thương mại đã đồng loạt giảm theo. Câu hỏi đặt ra là liệu lãi suất giảm có làm kênh tiết kiệm ngân hàng trở nên kém hấp dẫn.
Tác động trong trung và dài hạn
Theo các quyết định được ban hành hôm qua, từ hôm nay, 17/3, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 0,8%/năm xuống 0,5%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 5,0%/năm xuống 4,75%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tại Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô giảm từ 5,5%/năm xuống 5,25%/năm.
Với các khoản tiền gửi từ 6 tháng trở lên, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn giao các tổ chức tín dụng quyết định dựa trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường.
Theo đánh giá của chuyên gia tài chính, TS Bùi Quang Tín, động thái điều chỉnh lãi suất điều hành lần này của NHNN lần này phù hợp với tương quan của các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác. Trong đó, lạm phát 2 tháng đầu năm nếu so với cùng kỳ năm ngoái tăng 5,91% được xem là cao hơn mức dự trù ban đầu 4%.
TS Bùi Quang Tín cho rằng, tác dụng giảm lãi suất điều hành của NHNN sẽ mang tính trung, dài hạn. Mục tiêu lớn nhất của việc giảm lãi suất điều hành là lãi suất liên ngân hàng, tái chiết khấu... sẽ giảm trong thời gian tới, giúp hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng. Do đó các doanh nghiệp sẽ chờ động thái mạnh hơn từ phía các ngân hàng thương mại.
Chính sách giảm lãi suất lần này của NHNN cũng sẽ chỉ tác động đến các khoản vay mới nếu lãi suất cho vay của các ngân hàng cũng giảm theo. Đối với hợp đồng cho vay cũ, ông Tín cho rằng rất khó để các ngân hàng hỗ trợ giảm lãi suất, trừ khi đối với lĩnh vực mà khách hàng chứng minh được thiệt hại từ dịch Covid-19 .
Người dân có rút tiền khỏi ngân hàng?
Khảo sát của chúng tôi cho thấy, sau thông báo của NHNN, nhiều ngân hàng đã đồng loạt điều chỉnh giảm lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng, tuy nhiên mức điều chỉnh là không đáng kể, dao động từ 0,1 - 0,2%.
Nhiều ngân hàng đã điều chỉnh giảm nhẹ lãi suất các kỳ hạn dưới 6 tháng
Đơn cử, Vietcombank điều chỉnh lãi suất kỳ hạn 1 tháng và 2 tháng xuống 4,3%/năm, kỳ hạn 3 tháng xuống 4,7%/năm, giảm 0,1 điểm phần trăm so với trước đó. VietinBank giảm 0,05 điểm phần trăm, niêm yết lãi suất kỳ hạn 3 tháng đến dưới 6 tháng ở mức 4,75%/năm, lãi suất kỳ hạn 1 tháng -3 tháng ở mức 4,3%/năm.
Ở nhóm ngân hàng thương mại tầm nhỏ và tầm trung, mức giảm cao nhất là 0,25%, từ mức 5%/năm xuống 4,75%/năm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Sacombank niêm yết lãi suất từ 1 tháng đến dưới 6 tháng dao động từ 4,3% đến 4,7%, giảm mạnh so với mức 4,9 - 5%/năm áp dụng trước đó. VietCapitalBank giảm 0,2 điểm phần trăm xuống mức 4,7%/năm, áp dụng đồng loạt đối với các kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng. VIB áp dụng mức lãi suất đồng loạt cho kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng là 4,6%/năm, giảm 0,4 điểm phần trăm so với biểu lãi suất cũ...
Đối với lãi suất huy động trung và dài hạn, đa phần các ngân hàng vẫn giữ nguyên mức lãi suất cũ. Trước đó, một số ngân hàng đã điều chỉnh giảm mức lãi suất tối đa, từ mức 8,6 - 8,7%/năm về quanh mức 8%/năm.
Trả lời câu hỏi liệu việc các ngân hàng giảm lãi suất huy động có khiến người dân rút tiền tiết kiệm tại các ngân hàng chuyển sang các kênh đầu tư khác, TS Bùi Quang Tín cho rằng điều này không đáng lo.
Bởi trong các kênh đầu tư hiện nay, gửi tiết kiệm đối vẫn là một trong những kênh vừa an toàn, vừa phát huy hiệu quả đối với người dân. Vì trong bối cảnh này, chứng khoán không phải là kênh phù hợp khi thị trường liên tục giảm giá, đổ tiền vào chứng khoán thời điểm này rủi ro rất lớn.
Trong khi đó, kênh đầu tư bất động sản thanh khoản kém, lãi suất vay mua bất động sản có xu hướng tăng. Thị trương hàng hóa và các kênh đầu tư khác đều không hấp dẫn, hầu hết trong tình trạng cầm cự qua đại dịch lần này.
"Vì vậy, tiền gửi tiết kiệm, nếu lãi suất vẫn cao hơn lạm phát kỳ vọng 4%/ năm thì vẫn đang tạo ra lợi tức nhất định cho người dân. Hiện lãi suất huy đông trung và dài hạn đang ở mức 7-8%, nếu trừ lạm phát 4% thì người dân vẫn được lãi 3-4%.
Riêng với việc hạ lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng còn 4,75%, nếu họ gửi kỳ hạn dưới 6 tháng, họ vẫn có khoản dư nhất định nên đây sẽ vẫn là kênh hiệu quả đối với người dân" - chuyên gia Bùi Quang Tín nhận định.
Theo Anninhthudo.vn
Thông tin mới nhất về lãi suất ngân hàng Shinhan Bank Trong tháng 2/2020, mức lãi suất cao nhất tại ngân hàng Shinhan Bank là 6,6%/năm, áp dụng cho các khoản tiền gửi online, kì hạn 36 tháng. Cụ thể, lãi suất tiền gửi có kì hạn dành cho khách hàng cá nhân tại quầy, lãi trả cuối kì của Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam (Shinhan Bank Việt Nam) dao động từ...