Lãi suất tiền gửi đồng loạt tăng những tháng cuối năm
Từ đầu tháng 10, nhiều ngân hàng đã bắt đầu cuộc đua tăng lãi suất vào những tháng cuối năm. Theo ý kiến của một số chuyên gia ngân hàng, lãi suất tiền gửi tăng sẽ tác động đến lãi suất cho vay, gây rủi ro cho sản xuất kinh doanh.
Các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi những tháng cuối năm. Ảnh minh hoạ.
Mới đây, các ông lớn ngân hàng đều đang trong cuộc đua tăng lãi suất ở một số kỳ ngắn hạn.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã tăng lãi suất một số kỳ hạn ngắn, từ 1-2 tháng lên 4,4%/năm (tăng 0,1 điểm % so với trước); các kỳ hạn 3 tháng lên 4,8%/năm, 6 tháng lên 5,5%/năm (tăng 0,2 điểm % so với trước). Tính từ đầu tháng 10 đến nay, Vietcombank đã có 2 lần tăng nhẹ lãi suất ở một số kỳ hạn ngắn.
Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam Agribank cũng tăng từ 0,2 – 0,3% lãi suất huy động ở các kỳ hạn ngắn. Mức lãi suất mới được ngân hàng này áp dụng kỳ hạn 1-2 tháng là 4,5%/năm; kỳ hạn 3 tháng là 4,8%/năm và kỳ hạn 5 tháng là 5,5%/năm.
Vietinbank điều chỉnh tiền gửi kỳ hạn 1 đến 2 tháng lên 4,5%/năm; khách hàng gửi kỳ hạn 3 đến 4 tháng lãi suất 4,8%/năm và kỳ hạn từ 5 đến 6 tháng lãi suất lên 5%/năm; kỳ hạn từ 6 đến 9 tháng lên 5,5%/năm.
Lãi suất huy động của 4 ngân hàng thương mại lớn ở kỳ hạn 12-18 tháng đang ngang bằng với nhiều ngân hàng thương mại cổ phần như: Sacombank, ACB, Eximbank, Techcombank, LienVietPostbank,… Với các khoản tiền dưới 1 tỷ đồng, gửi vào Vietcombank, Agribank, Vietinbank và BIDV, hiện được hưởng lãi cao hơn.
Trước đó, VietinBank và BIDV đã sớm tăng lãi suất tiết kiệm tại nhiều kỳ hạn. Ở kỳ hạn 1 đến 6 tháng, lãi suất của Vietcombank, Agribank, BIDV và VietinBank ở mức từ 4,5%-5,5%/năm, cao hơn đáng kể so với LienVietPostBank khi chỉ ở mức 4,1%-5,1%/năm.
Video đang HOT
Với những kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, lãi suất của những những ngân hàng này (trừ Vietcombank) cũng đều tiệm cận hoặc thậm chí là nhỉnh hơn của một số ngân hàng TMCP tư nhân như Eximbank, LienVietPostBank, MBBank, Techcombank, và TPBank.
Lãi suất tiết kiệm tăng khiến giới chuyên môn nhận định lãi suất cho vay cũng sẽ tăng. Bất kỳ khi nào lãi suất huy động tăng cũng tạo áp lực lên lãi suất cho vay.
Hơn nữa, nợ xấu tại nhiều ngân hàng vẫn cao, nên vẫn đang phải bù lỗ cho quá khứ, cùng chi phí hoạt động cao là lý do để tăng lãi suất cho vay.
Còn chuyên gia tài chính TS. Bùi Quang Tín, cho hay việc lãi suất huy động được nhiều ngân hàng thương mại điều chỉnh gần đây có thể xuất phát từ áp lực lạm phát. Thị trường vốn rất nhạy cảm với lạm phát, nên khi lạm phát có xu hướng tăng các ngân hàng sẽ “nhúc nhích” tăng lãi suất trước để thu hút nguồn vốn huy động.
M.H
Theo laodong.vn
Làn sóng tăng lãi suất huy động đang lan rộng
Mặc dù mức tăng lãi suất huy động không quá cao song doanh nghiệp lo lắng điều này sẽ tác động lên lãi suất đầu ra.
Cả 4 ngân hàng quốc doanh gồm Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank đều đồng loạt nâng lãi suất ngắn hạn thời gian qua. Kèm theo đó là nỗi lo lãi suất cho vay rục rịch tăng đã hiện hữu ngay trước mắt.
Nhiều ngân hàng tăng lãi suất huy động
Cụ thể, ngày 8-10 vừa qua, Vietcombank điều chỉnh tăng lãi suất huy động thêm 0,1- 0,3% ở một loạt kỳ hạn dưới 1 năm. Hiện nhà băng này công bố biểu lãi suất mới nhất đối với kỳ hạn 1-2 tháng là 4,4%/năm (tăng 0,1 điểm %); kỳ hạn 3 tháng là 4,8%/năm; kỳ hạn 6 tháng là 5,5%/năm - hai kỳ hạn này đều tăng 0,2%/năm.
Riêng với các kỳ hạn trên 6 tháng Vietcombank không thay đổi mức lãi suất. Trong đợt tăng lãi suất cách đây chừng 1 tháng, ngân hàng này đã thêm 0,1 điểm phần trăm đối với lãi suất kỳ hạn trên 1 năm.
Tương tự Agribank không nâng lãi suất đối với các kỳ hạn trên một năm nhưng cũng điều chỉnh tăng ở kỳ hạn ngắn. Lãi suất dưới 3 tháng đồng loạt là 4,5%/năm, tăng 0,2 - 0,3 điểm phần trăm. Lãi suất kỳ hạn 6 tháng nâng thêm 0,2 điểm phần trăm, hiện ở mức 5,5%/năm. Agribank cũng tăng lãi suất kỳ hạn 9 tháng thêm 0,1 điểm phần trăm niêm yết ở mức 5,6%/năm..
Tại VietinBank, các kỳ hạn từ một tháng đến một năm đều tăng 0,2 điểm phần trăm so với trước đó. Theo đó, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 - 2 tháng lên 4,5%/năm; kỳ hạn 3 - 4 tháng lãi suất 4,8%/ năm và kỳ hạn 5 - 6 tháng lãi suất lên 5%/năm; kỳ hạn 6 - 9 tháng lên 5,5%/ năm...
Ông lớn còn lại là BIDV cũng điều chỉnh tăng lãi suất huy động nhiều kỳ hạn thêm từ 0,2-0,4 điểm %.
Đặc điểm chung của các đợt tăng lãi suất gần đây của nhóm ngân hàng có vốn Nhà nước là đều tập trung vào nhóm kỳ hạn ngắn. Trước đó nhiều nhà băng cũng đã tăng lãi suất tiền gửi.
Các ngân hàng cũng chủ yếu tăng lãi suất tại các kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng cho thấy nhu cầu của các ngân hàng tập trung vào nguồn vốn ngắn hạn.
Khó giảm lãi suất cho vay
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán HSC, một số ngân hàng đã rục rịch nâng lãi suất cho vay đối với tiền đồng VND ngay từ tháng 8 và tháng 9 vừa qua, với mức tăng lãi suấtcho vay tổng cộng trong 2 tháng là 0,48%/năm.
Đồng thời, HSC cũng liệt kê một số ngân hàng tăng lãi suất trong tháng 9. Cụ thể, Agribanktăng lãi suất kỳ hạn ngắn thêm 0,2%/năm và trung dài hạn thêm 0,7- 1,3%/năm.
Tương tự, Sacombank và VPbank nâng lãi suất ở tất cả các kỳ hạn thêm 0,5-1%/năm; Techcombank nâng lãi suất cho vay thêm 0,1-0,2%/năm ở tất cả các kỳ hạn; MB điều chỉnh tăng 0,95% lãi suất cho vay kỳ hạn ngắn; ACB nâng 0,2-0,7%/năm lãi suất cho vay trung dài hạn.
Trong bối cảnh lãi suất huy động tăng lên, nhiều người lo ngại, lãi suất cho vay khó có thể giảm được. Về vấn đề này, chuyên gia kinh tế trưởng của BIDV, TS. Cấn Văn Lực cho hay: Muốn giảm lãi suất trong bối cảnh hiện nay là rất khó. Ví dụ yếu tố lạm phát ở VN ở mức cao hơn so với các nước trong khu vực và thế giới. Chẳng hạn như năm nay dự đoán lạm phát ở mức 4%, trong khi đó bình quân trên thế giới là 2,2%, Trung quốc lạm phát 2%, Mỹ 2%.
"Với những lý do kể trên, gần như không có cơ hội giảm lãi suất cho vay", TS Cấn Văn Lực nhấn mạnh.
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, lãi suất trên thế giới đang xu hướng tăng, ngân hàng Trung ương các nước, ngân hàng Mỹ cũng đang tăng lãi suất. Cùng với đó là nhu cầu huy động vốn tương đối cao; việc xử lý nợ xấu hiện nay đã diễn biến tốt hơn nhưng cũng cần có thời gian để xử lý tiếp... cũng là những áp lực khiến lãi suất cho vay khó quay đầu giảm điểm.
T.Linh
Theo plo.vn
Ngân hàng vào cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi Ngay từ đầu tháng 10, nhiều ngân hàng đã "đua nhau" tăng lãi suất tiền gửi. Tham gia "cuộc đua" này không chỉ có các ngân hàng cổ phần nhỏ mà ngay cả những ngân hàng thương mại nhà nước cũng sớm nhập cuộc. Nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi - Ảnh: TL Vietcombank mới đây đã tăng lãi...