Lãi suất ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HDBank) mới nhất
Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM ( HDBank) là ngân hàng tiếp theo thay đổi biểu lãi suất mới nhất.
Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HDBank
)Cụ thể, ngân hàng HDBank cũng đã đẩy lãi suất lên cao nhất là 7,9%/năm đi kèm một trong hai điều kiện. Thứ nhất là không phân biệt bao nhiêu tiền, song phải là khách hàng có giao dịch với HDBank từ 60 tháng trở lên, đồng thời trong tài khoản thanh toán tồn tại số dư tối thiểu 500.000 đồng trong thời gian 30 ngày kể từ ngày tham gia gửi tiền. Hoăc là Thứ hai khách hàng tái tục sổ tiết kiệm ở ngân hàng gửi lại số tiền gửi tăng thêm tối thiểu 50% so với số tiền đã gửi trước đó. Với các khách hàng cao tuổi, ngân hàng không yêu cầu bất cứ điều kiện nào. Còn đối với những khách hàng không thuộc nhóm khách hàng trên, theo biểu lãi suất niêm yết trên website ngân hàng hiện nay, lãi suất tiết kiệm thường tại quầy kì hạn từ 1 tháng – 36 tháng dao động trong khoảng từ 5,5% – 7,4%/năm (lĩnh lãi cuối kì). HDBank cũng huy động tiền gửi ngoại tệ như USD (lãi suất là 0%/năm); Euro (0%/năm); dollar Australia – AUD (1,5% – 1,8%/năm) và bảng Anh – GBP (0,6 – 1,6%/năm). Biểu lãi suất ngân hàng HDBank sản phẩm tiết kiệm thông thường hiện nay
Biểu lãi suất ngân hàng HDBank sản phẩm tiết kiệm thông thường hiện nay
Ngoài hình thức gửi tiết kiệm truyền thống, HDBank cũng triển khai một số sản phẩm huy động khác như: Gửi góp linh hoạt, tiết kiệm linh hoạt, tiết kiệm trực tuyến,… Đối với hình thức gửi online, khi gửi tiền tiết kiệm khách hàng sẽ được nhận lãi suất cao hơn mức thông thường là 0,1 điểm %, lãi suất cao nhất là 7,5%/năm. Bảng lãi suất tiền gửi online tại HDBank
Video đang HOT
Bảng lãi suất tiền gửi online tại HDBank
Theo thoidai.com.vn
Giữa hàng loạt ngân hàng tăng, ngân hàng nào đã bất ngờ giảm lãi suất?
Đối mặt với thanh khoản căng thẳng trong thời điểm cuối năm, tháng đầu năm nay chứng kiến mặt bằng lãi suất tiếp tục đi lên. Sau khi một loạt ngân hàng tăng lãi suất trong nửa đầu tháng 1, thì nửa cuối tháng 1 ghi nhận thêm không ít nhà băng tiếp tục điều chỉnh lãi suất, nhưng bất ngờ là đã có những tổ chức ngược dòng khi giảm lãi suất trở lại.
Tăng vẫn là chủ đạo
Sau khi có đợt tăng lãi suất ngay từ những ngày đầu năm 2019, khung lãi suất của ngân hàng Bưu điện Liên việt (Lienvietpostbank) mới đây có hiệu lực từ 21/1 đã chứng kiến lần điều chỉnh tăng thứ 2 trong năm nay, với mức tăng đều 0,2% ở các kỳ hạn. Cụ thể, tiền gửi kỳ hạn 1 -2 tháng hiện lên mức 5,2%; kỳ hạn 3 tháng lên 5,3%; kỳ hạn 4- 5 tháng lên kịch trần 5,5%; kỳ hạn 6-8 tháng lên 6,3%;kỳ hạn 9 tháng lên 6,4%; kỳ hạn 10-11 tháng lên 6,5%. Các kỳ hạn dài hơi hơn cũng chứng kiến mức tăng 0,2% tương tự, như 12 tháng lên 7,1%; 15-16 tháng lên 7,3%; 18 tháng lên 7,4%; 24 tháng lên 7,5%; 25, 36, 48 và 60 tháng lên 7,6%.
Trong khi đó, ngân hàng Bắc Á ngày 23/01 cũng đã quyết định điều chỉnh tăng lãi suất huy động vốn từ 0,3 - 0,7% ở các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Cụ thể tiền gửi kỳ hạn 6-7 tháng tăng thêm 0,3% lên 7,6%; kỳ hạn 8 tháng tăng 0,3% lên 7,7%; kỳ hạn 9 tháng tăng mạnh 0,5% lên 7,9%; kỳ hạn 10-11 tháng tăng 0,6% lên tương ứng 7,9%.
Diễn biến tăng cũng chứng kiến ở các kỳ hạn dài, như tiền gửi kỳ hạn 12 tăng mạnh nhất 0,7% lên 7,1%. Các kỳ hạn dài còn lại như 13 tháng, 15 tháng, 18 tháng, 24 tháng và 36 tháng cũng đều tăng mạnh 0,5% lên 8,2%. Trước đó hồi tháng 8/2018, các kỳ hạn dài trên ghi nhận mức điều chỉnh giảm từ 0,15 - 0,2% xuống mức 7,7%, tuy nhiên với động thái tăng mạnh mới đây cho thấy nhu cầu vốn trung dài hạn của Bắc Á đang ở mức khá cao.
Kết quả kinh doanh năm 2018 của nhà băng này ghi nhận lãi sau thuế gần 680 tỷ đồng, vượt nhẹ 2% kế hoạch năm. Nợ xấu tăng mạnh 39% so năm 2017, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu dù tăng lên 0,76% nhưng vẫn trong tầm kiểm soát. Tiền gửi khách hàng và cho vay khách hàng cũng tăng 14% và 15%, đạt lần lượt 72,534 tỷ đồng và 63,979 tỷ đồng, thực hiện được 97% kế hoạch huy động vốn và hoàn thành kế hoạch cho vay.
Một ngân hàng có quy mô trung bình khác cũng điều chỉnh tăng đều lãi suất thêm 0,2% ở các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên là OCB. Theo đó, tiền gửi kỳ hạn 6-8 tháng tăng từ 7% lên 7,2%; kỳ hạn 9-11 tháng tăng từ 7,1% lên 7,3%. OCB mới đây cũng công bố lợi nhuận trước thuế ca năm đạt 2,2 nghìn tỷ đồng, gấp 2,2 lần so với 2017 và vượt 10% kế hoạch. Tỷ lệ nợ xấu tăng lên 2,29%. Đáng lưu ý là huy động vốn trong năm vừa qua của ngân hàng này đạt 13% , thấp hơn mức tăng trưởng dư nợ là 17%, do đó chênh lệch giữa tiền gửi và dư nợ đã thu hẹp lại, hiện nằm tương ứng tại 60,363 tỷ đồng và 56,316 tỷ đồng, thực hiện được 74% kế hoạch huy động vốn và 92% kế hoạch dư nợ cho vay.
Có thể thấy với tình hình huy động vốn năm 2018 vừa qua không như kỳ vọng và chưa đạt kế hoạch đề rra, nhiều ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tiền gửi thấp hơn dư nợ nên dẫn đến thanh khoản ngày càng thu hẹp, do đó sức ép huy động vốn sẽ đè lên trong năm nay. Đặc biệt là nhu cầu tiền gửi trung dài hạn sẽ luôn ở mức cao khi mà tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn đã chính thức giảm từ 45% xuống chỉ còn 40% từ đầu năm nay. Như tại HDBank, ngân hàng này mới đây cũng tăng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 13 tháng thêm 0,2% lên 7,4%.
Vẫn có nhà băng ngược dòng
Dù vậy, thị trường trong nửa cuối tháng vừa qua vẫn ghi nhận có những ngân hàng bất ngờ có động thái điều chỉnh giảm lãi suất hiếm hoi trong dòng chảy đi lên là chủ đạo. Như tại VPBank, sau 4 lần tăng lãi suất trong quý 4 năm 2018, khung lãi suất có hiệu lực từ ngày 22/01 của nhà băng này bất ngờ điều chỉnh giảm trở lại.
VPBank bất ngờ giảm lãi suất huy động ở nhiều kỳ hạn sau những đợt tăng liên tiếp vào cuối năm 2018
Theo đó các kỳ hạn từ 6 - 11 tháng giảm đều 0,2% xuống còn 7%; kỳ hạn 12 tháng giảm 0,2% xuống 7,05% và kỳ hạn 13, 15 tháng giảm 0,2% xuống 7,3%. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2018 mới đây của Vpbank dù chứng kiến lãi trước thuế tiếp tục ở mức cao gần 9,2 nghìn tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2017 nhưng đồng thời tỷ lệ nợ xấu cũng tăng mạnh lên mức 3,51%.
Đáng lưu ý là tỷ lệ nợ xấu các khoản vay tiêu dùng của công ty con FE Credit cũng tăng mạnh, cho thấy tiềm ẩn rủi ro khá lớn. NHNN trong năm 2018 cũng đã nhiều lần cảnh báo rủi ro ở lĩnh vực cho vay này, do đó không loại trừ khả năng VPBank cần phải kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động cho vay tiêu dùng, do đó nhu cầu vốn có thể cũng sẽ không còn cao như giai đoạn trước.
Ngân hàng Techcombank sau khi có đợt tăng hồi đầu tháng 1, thì hôm 28/1 mới đây cũng đã giảm 0,1% ở 2 kỳ hạn chủ chốt là 6 tháng và 12 tháng, tương ứng còn 6,3% và 6,6%. Tương tự là ông lớn BIDV sau khi tăng mạnh lãi suất huy động trong nửa đầu tháng 1, thì nửa cuối tháng 1 cũng ghi nhận sự điều chỉnh giảm 0,3% ở kỳ hạn 5 tháng xuống 5,2%.
Hay như LienvietPostbank đã nói ở trên, dù tăng đều ở nhiều kỳ hạn, nhưng đáng lưu ý là tiền gửi kỳ hạn 13 tháng của nhà băng này cũng bất ngờ ghi nhận sự sụt giảm mạnh từ 7,8% xuống chỉ còn 7,2%, tức giảm đến 0,6%.
Với diễn biến bất ngờ giảm của những ngân hàng trên khi càng về cuối năm, cho thấy không ít nhà băng đã giải tỏa được áp lực thanh khoản. Xu hướng này có thể sẽ còn tiếp tục, khi sang đầu năm Kỷ Hợi dòng tiền rút ra trước tết có thể quay lại hệ thống, và thêm nhiều ngân hàng có điều kiện để điều chỉnh giảm lãi suất trở lại nhằm tối ưu hóa vốn hơn.
Theo thegioitiepthi.vn
Lãi suất tăng: Bước vào 2019, canh cánh 1 nỗi lo Lãi suất huy động tăng nóng và đồng loạt dịp cuối 2018 kéo theo những lo ngại về lãi suất cho vay trong năm nay Lo ngại chuyện lãi suất Mới đây, chị Trần Bảo Ngọc quyết định bán căn hộ thứ ba của mình để tất khoản cho khoản nợ 2 tỷ đồng khi vay mua căn hộ thứ hai vì lo...