Lãi suất ngân hàng SCB cao nhất bao nhiêu?
So sánh với biểu lãi suất tiết kiệm ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) dành cho khách hàng cá nhân thời điểm đầu tháng 11/2020 cho thấy, tháng 12/2020, biểu lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng SCB đã được điều chỉnh giảm nhẹ.
Cụ thể, mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng SCB cao nhất áp dụng tại quầy hiện ở mức 7,30%/năm, giảm 0,20%/năm, thấp hơn so với hồi đầu tháng 11/2020. Đây là mức lãi suất cao nhất đối với kỳ hạn 12 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ với điều kiện khách hàng gửi tiền từ 500 tỷ đồng trở lên.
Tiếp đó, mức lãi suất 7,00%/năm dành cho kỳ hạn tiền gửi từ 15-36 tháng. Trong khi đầu tháng 11, với kỳ hạn gửi như trên, khách hàng gửi tiền tiết kiệm ở SCB được hưởng mức lãi suất cao hơn từ 0,5-0,20%/năm.
Đối với kỳ hạn 6 tháng, lãi suất tiền gửi ngân hàng SCB là 6,10%/năm; 7 tháng là 6,20% và tương tự, kỳ hạn từ tháng 8 đến tháng 11, mỗi tháng tăng thêm 0,10%.
Mức lãi suất thấp nhất 3.95%/năm dành cho khoản tiền gửi 1-5 tháng, trả lãi cuối kỳ.
Dưới đây là bảng lãi suất ngân hàng SCB cập nhật mới nhất tháng 12/2020 dành cho khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm trực tiếp tại quầy:
Lãi suất ngân hàng SCB cập nhật mới nhất. (Nguồn: SCB)
Bên cạnh đó, khung lãi suất tiết kiệm online của ngân hàng SCB giao động trong khoảng 4,00% – 7,05%/năm, thấp hơn so với thời điểm đầu tháng 11/2020.
Video đang HOT
Cụ thể, mức lãi suất gửi tiết kiệm online áp dụng cho kỳ hạn gửi 1 – 5 tháng được giữ nguyên, từ kỳ hạn 6 tháng, biểu lãi suất gửi online ngân hàng SCB đã có sự điều chỉnh giảm xuống, cao nhất ở mức 7,05% đối với kỳ hạn 15 tháng trở đi.
Lãi suất tiết kiệm online của ngân hàng SCB tháng 12/2020. (Nguồn: SCB)
Đối với lãi suất vay ngân hàng SCB mới nhất từ tháng 12/2020 dao động từ 5,99%-7,90%/năm.
Theo đó, lãi suất vay thấp nhất là lĩnh vực cho vay với mục đích sản xuất kinh doanh và đáp ứng vốn linh hoạt với mức vay 5.99%/năm. Còn mức lãi vay cao nhất thuộc về lĩnh vực 7,90%/năm, trong đó có lãi vay mua nhà và mua ô tô.
Lãi vay ngân hàng SCB cập nhật mới nhất
Lãi vay sẽ tiếp tục giảm
Nhiều ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất huy động trong tuần qua, lần giảm thứ hai trong tháng 9 và là một dấu hiệu tích cực cho thấy mặt bằng lãi suất cho vay sẽ ở mức thấp trong những tháng cuối năm.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Lãi suất huy động giảm
Vietcombank giảm lãi suất huy động kỳ hạn 1 và 2 tháng thêm 0,2%/năm về mức 3,3%/năm; lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng là 3,6%/năm, đều thấp hơn nhiều so với mức trần lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng là 4,25%/năm. Đáng chú ý là lãi suất huy động kỳ hạn 6 và 9 tháng của ngân hàng này chỉ còn xoay quanh mức 4,2% và 4,3%/năm; các kỳ hạn dài từ 12, 24, 36 tháng giữ nguyên mức lãi suất thời điểm trước tháng 9 lần lượt là 6%/năm, 6,1%/năm, 5,8%/năm.
Eximbank cũng vừa đưa ra biểu lãi suất huy động mới, trong đó giảm 0,1%/năm đối với các kỳ hạn 15, 18 tháng về tương ứng là 6,6%/năm; 6,4%/năm; thậm chí mức lãi suất huy động kỳ hạn 36 tháng của ngân hàng này được giảm 0,2%/năm về 6,3%/năm.
HDBank cũng giảm mạnh lãi suất huy huy động đối với các giao dịch gửi tại quầy để khuyến khích người dân có tiền gửi tiết kiệm giao dịch trên App HDBank nhằm tiết giảm chi phí huy động vốn. Theo đó lãi suất huy động kỳ hạn từ 6-11 tháng của ngân hàng này lùi về mức 5,8%/năm; lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng, nếu khách hàng gửi dưới 100 tỷ đồng, cũng giảm về mức 6,4%/năm; các kỳ hạn 15 và 36 tháng giảm xuống lần lượt 6,1%/năm, 6,5%/năm.
Lãi suất huy động của Nam A Bank cũng giảm ở một số kỳ hạn 6 tháng lãi suất ở mức 6,3%/năm, ngang với mức lãi suất lĩnh lãi hàng quý của SCB. Chỉ có những ngân hàng quy mô nhỏ như SCB, NCB, PVCombank... lãi suất huy động các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên vẫn ở mức cao so với mặt bằng trên thị trường, nhất là những khoản huy động kỳ hạn trên 12 tháng đang áp dụng lãi suất trên 7%/năm.
Nhìn chung mặt bằng lãi suất huy động trên thị trường đang trên đà giảm mạnh trong mấy tháng qua. Nhưng các NHTM lại thiết kế ra những sản phẩm như các gói tiết kiệm dài hạn có quay số trúng thưởng, tặng quà... Tuy nhiên, các gói tiết kiệm có lãi suất cao và các lợi ích gia tăng thường không thu hút nhiều người chọn do sản phẩm không linh hoạt trong việc rút vốn như các hình thức lãi suất tiết kiệm thông thường.
Đáng kể là các sản phẩm tiết kiệm online gần đây đang thu hút nhiều người dân gửi tiền săn lãi suất cao và các tiện ích mở thẻ miễn phí trên các ứng dụng ngân hàng điện tử. Nhiều ngân hàng muốn giữ chân khách hàng còn liên hệ với khách hàng thường xuyên gửi tiết kiệm chuyển đổi sổ tiết kiệm sang tài khoản tiết kiệm online để người có tiền hưởng thêm lãi suất.
Lãi suất cho vay dưới 10%/năm
Theo một chuyên gia ngân hàng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các ngân hàng tiếp tục giảm thêm lãi suất huy động. Thứ nhất hiện thanh khoản của hệ thống đang rất dồi dào, trong khi tín dụng tăng chậm do nhu cầu tín dụng sụt giảm mạnh vì đại dịch Covid-19. Thứ hai, việc NHNN ban hành Thông tư 08/2020/TT-NHNN sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 22/2019/TT-NHNN theo hướng lùi thời hạn giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn thêm 1 năm đã làm giảm áp lực huy động vốn cho các ngân hàng.
Lãi suất huy động giảm sâu là điều kiện để các ngân hàng giảm thêm lãi suất cho vay để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp cũng như thúc đẩy tín dụng những tháng cuối năm. Theo đó, lãi suất cho vay mua nhà để ở của các TCTD đối với các cá nhân chứng minh thu nhập bằng tiền công, thang bảng lương hiện ở mức 6-8%/năm trong 6 tháng đầu sau khi giải ngân.
Một số ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV... đang áp dụng lãi suất trên dưới 7%/năm đối với 12 tháng đầu đặc biệt sẽ có chính sách giảm từ 0,1-0,2% lãi suất cho những khách vay có tài khoản, hoặc sử dụng các dịch vụ khép kín của ngân hàng. Sau 6 hoặc 12 tháng ưu đãi lãi suất các ngân hàng này áp dụng lãi suất huy động 12 tháng cộng thêm 3,5% ra lãi suất cho vay giai đoạn tiếp theo nhưng không quá 10,5%/năm. Các NHTMCP ngoài nhà nước lãi suất cho vay mua nhà có lãi suất cao hơn so với các NHTM có vốn Nhà nước chi phối khoảng 1-2%/năm.
Đáng chú ý theo ghi nhận của phóng viên, lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với các phương án sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tại Agrribank hiện đã giảm xuống dưới mức 4%/năm; còn ở một số ngân hàng khác dao động quanh mức 5%/năm. Nếu doanh nghiệp cho ngân hàng quản lý dòng tiền và sử dụng các dịch vụ khép kín của ngân hàng, lãi suất cho vay vốn trung dài hạn quanh mức 8-9%/năm đối với những phương án đầu tư có hiệu quả.
Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, lãi suất huy động giảm đã tạo điều kiện chi phí vốn vay rẻ cho doanh nghiệp đi vay. Với diễn biến lãi suất liên tục giảm trong hệ thống ngân hàng thời gian qua, các yếu tố giá ngành tài chính điều hành hiệu quả trong những tháng cuối năm thì khả năng kiểm soát lạm phát dưới 4% năm và ổn định kinh tế vĩ mô trong năm 2020 của Chính phủ đang tiến gần về đích.
Theo đó, những tháng cuối năm các doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh trở lại đang có cơ hội vay vốn lãi suất thấp nhất trong 10 năm gần đây và trong năm sau lãi suất cho vay cũng khó có thể cao hơn trong năm nay nếu kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định.
Tuy nhiên, khủng hoảng dịch bệnh đã làm gián đoạn cung cầu nên các doanh nghiệp càng phải chứng minh được phương án tiêu thụ sản phẩm hiệu quả mới dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng.
Ngân hàng rao bán loạt ôtô xiết nợ, dân mua lo sợ khi xuống tiền Gần đây, nhiều ngân hàng đồng loạt rao bán tài sản thế chấp là ô tô các loại. Từ xe tải, xe khách đến xe con, hàng trăm chiếc muốn bán nhanh để giải quyết nợ xấu. Tuy nhiên, rao bán nhiều nhưng ít người muốn mua. Gánh nặng thu hồi nợ Nhân viên quản lý tài sản nợ đã thu hồi của...