Lãi suất huy động ngân hàng giảm mạnh, thấp nhất dưới 3%
Đầu tháng 9, lãi suất huy động tiếp tục giảm mạnh, kỳ hạn ngắn giảm xuống dưới 3%/năm, thấp hơn rất nhiều so với mức trần quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Theo biểu lãi suất tháng 9 của một số ngân hàng, mức lãi suất các kỳ ngắn hạn được điều chỉnh giảm 0,2-0,4 điểm phần trăm so với cuối tháng 8.
Tại Techcombank, lãi suất kỳ hạn 1 tháng khi gửi tại quầy đối với khách hàng thường giảm 0,3 – 0,45 điểm phần trăm so với tháng 8. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm dưới 1 tỷ đồng với kỳ hạn 1 tháng chỉ còn được hưởng lãi suất 2,85%/năm, gửi trên 3 tỷ chỉ được lãi suất 3,2%/năm.
Lãi suất huy động tiếp tục giảm mạnh.
Tương tự, lãi suất kỳ hạn 2 tháng – 5 tháng của Techcombank giảm xuống còn 2,95-3,3%/năm. Lãi suất kỳ hạn 6 tháng giảm mạnh xuống còn 4,5-4,9%/năm. Lãi suất kỳ hạn 12 tháng giảm xuống còn 4,8-5,2%/năm. Lãi suất kỳ hạn 18 tháng – 23 tháng giảm xuống còn 4,85%-5,25%/năm.
VPBank cũng áp dụng biểu lãi suất mới từ 4/9 và giảm nhẹ ở nhiều kỳ hạn ngắn. Cụ thể, lãi suất tiết kiệm tại quầy của VPBank kỳ hạn 7 tháng – 11 tháng giảm xuống còn 5,6%-5,9%/năm. Với số tiền dưới 300 triệu sẽ có lãi suất 5,6%/năm; từ 300 triệu đến dưới 10 tỷ được hưởng lãi suất 5,8%/năm; từ 10 tỷ trở lên sẽ có lãi suất 5,9%/năm.
Trong khi đó, VPBank chỉ tăng nhẹ lãi suất kỳ hạn 1 tháng – 2 tháng thêm 0,05 điểm phần trăm lên 3,55-3,75%/năm, lãi suất kỳ hạn 3 tháng. Kỳ hạn 5 tháng cũng tăng 0,05 điểm phần trăm lên 3,6-3,95%/năm.
Video đang HOT
Tại Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB), lãi suất tiền gửi niêm yết cho kỳ hạn 1 tháng được điều chỉnh giảm 0,2 điểm phần trăm xuống còn 3,4%/năm trong kho lãi suất tại kỳ hạn 2 tháng được giữ nguyên ở mức là 3,6%/năm.
Tại các kỳ hạn từ 3 tháng – 5 tháng, lãi suất huy động được đồng loạt điều chỉnh giảm 0,1 điểm phần trăm cho mỗi kỳ hạn. Trong đó, tại kỳ hạn 3 tháng được niêm yết mức 3,75%/năm; còn tại kỳ hạn 4 tháng và 5 tháng có cùng mức lãi suất áp dụng là 3,95%/năm.
Lãi suất ngân hàng MB kỳ hạn 6 tháng tiếp tục được giữ nguyên ở mức 5,9%/năm. Tuy nhiên, điều kiện để được hưởng mức lãi suất này là số tiền gửi phải từ 200 tỷ đồng trở lên.
Đối với các kỳ hạn 7 tháng, 8 tháng và 9 tháng được qui định chung mức lãi suất là 5,1%/năm. Theo đó, trong khi kỳ hạn 7 tháng và 8 tháng cùng lúc giảm 0,2 điểm phần trăm thì kỳ hạn 9 tháng được điều chỉnh giảm tới 0,3 điểm phần trăm.
Theo các chuyên gia, lãi suất huy động liên tục giảm sâu trong thời gian qua là do các ngân hàng đang thừa vốn, đầu ra tín dụng tăng rất chậm bởi doanh nghiệp không có nhu cầu vay vốn trong bối cảnh bị ảnh hưởng dịch COVID-19.
Tính đến 26/8, tăng trưởng tín dụng mới ở mức 4,23% so với cuối năm 2019, trong khi tăng trưởng tiền gửi vẫn rất tốt dù lãi suất giảm sâu.
Tạm tính, trong gần 8 tháng từ đầu năm, toàn hệ thống ngân hàng mới giải ngân thêm khoảng hơn 346.600 tỷ đồng tín dụng ra nền kinh tế, tương đương hơn 1.400 tỷ đồng/ngày. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong nửa thập kỷ qua của ngành ngân hàng.
Trong khi đó, số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết đến hết tháng 6 năm nay, tổng phương tiện thanh toán tăng 5,15% so với cuối 2019, đạt trên 11,118 triệu tỷ đồng, tương đương số tăng tuyệt đối là hơn 544.550 tỷ đồng.
Với số liệu nói trên, hệ thống ngân hàng đã được bổ sung thêm gần 200.000 tỷ đồng thanh khoản trong 8 tháng qua dựa trên con số tạm tính chênh lệch giữa mức tăng trưởng M2 và tăng trưởng tín dụng ra nền kinh tế.
Báo cáo thị trường tiền tệ tháng 8 của Công ty Chứng khoán HSC cũng cho biết thanh khoản hệ thống ngân hàng đang ở mức dồi dào chưa từng có, ngay cả khi Kho bạc Nhà nước rút ròng 189.700 tỷ đồng tại 3 ngân hàng Vietcombank, BIDV, Vietinbank từ đầu năm.
Lãi suất ngày càng thấp nhưng gửi tiết kiệm vẫn được xem là kênh tích trữ, đầu tư hấp dẫn với người dân hiện nay. Các chuyên gia cho biết, tiền gửi vào ngân hàng vẫn tăng mạnh bất chấp lãi suất thấp bởi người Việt Nam có thói quen gửi tiết kiệm, đại bộ phận vẫn xem đây là kênh sinh lời an toàn cho các khoản tiền nhỏ lẻ. Hơn nữa, việc đầu tư vào các kênh sinh lời khác như vàng, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản…ẩn chứa nhiều rủi ro trong bối cảnh biến động như hiện nay.
Trái phiếu doanh nghiệp tăng nóng: Coi chừng bỏng tay
Bộ Tài chính mới đây lại cảnh tỉnh các nhà đầu tư (NĐT) cá nhân lao vào đầu tư trái phiếu DN mà không lường trước được những rủi ro có thể phát sinh. Thị trường này đang bung nở chóng mặt tạo ra sự lo ngại lớn với những thành viên tâm huyết với thị trường.
Trái phiếu doanh nghiệp bùng nổ với lãi suất khủng
4 tháng đầu năm 2020, trong tổng số 58.000 tỷ đồng vốn trái phiếu mà các DN huy động thành công trên thị trường sơ cấp, thì NĐT cá nhân nhỏ lẻ mua tới 26,8%, tăng mạnh nếu so với con số 8,8% của cả năm 2019. Bóc tách kỹ số liệu quý I có thể thấy, lượng phát hành trái phiếu DN tăng trưởng khoảng 39% so với cùng kỳ 2019. Trong đó, có 33 DN bất động sản phát hành 23.202 tỷ đồng, chiếm tới 49% khối lượng phát hành trái phiếu DN toàn thị trường, tăng 10% so với cùng kỳ.
Các tên tuổi phát hành lớn năm 2020 vẫn là những DN đã phát hành lớn từ năm 2019 như: Sunshine, Sun Group, Novaland, CII, Đất Xanh... Ngoài ra có rất nhiều các tên tuổi mới như: Công ty TNHH Phát triển bất động sản An Khang, Tân Hoàn Cầu Bến Tre, Đầu tư cù Lao Chàm....
Nhiều người đang bỏ tiền mua trái phiếu doanh nghiệp do lãi suất tăng cao thời gian qua. Ảnh: Phạm Hùng
Điểm thu hút NĐT lao vào các đợt phát hành là lãi suất ngân hàng đang giảm song lãi suất trái phiếu lại tăng khá cao so với năm ngoái, hiện dao động quanh 11 - 12%/năm, cao hơn tới 4 - 5%/năm so với cùng kỳ hạn của ngân hàng.
Về mặt DN, trái phiếu đang trở thành kênh huy động vốn cứu cánh. Bởi dòng vốn tín dụng từ ngân hàng sẽ ngày càng bị siết chặt hơn vào lĩnh vực bất động sản. Do vậy, các DN có xu hướng tìm kiếm thêm các nguồn vốn khác ngoài ngân hàng đặc biệt là thông qua kênh phát hành trái phiếu DN.
Lo dòng tiền cá nhân đổ vào trái phiếu
Thực tế nhiều DN huy động vốn trái phiếu với tần suất phát hành cao, cùng với số vốn huy động vượt nhiều lần vốn chủ sở hữu. Điều này lại càng đáng quan ngại khi số lượng NĐT cá nhân tham gia giao dịch trái phiếu DN đông đảo. Câu hỏi đặt ra là tại sao trái phiếu DN lại có thể thu hút len lỏi mạnh mẽ vào kênh NĐT cá nhân, trong khi theo quy định phát hành riêng lẻ chỉ áp dụng cho dưới 100 NĐT và chủ yếu là các NĐT chuyên nghiệp, có năng lực đánh giá và quản trị rủi ro?
Thực tế, các ngân hàng tham gia vào phong trào này (nhân viên ngân hàng chào bán trái phiếu DN tới khách hàng cá nhân, có nơi yêu cầu giá trị trái phiếu tối thiểu 1 - 2 tỷ đồng nhưng có nơi không yêu cầu, khách hàng mua giá trị bao nhiêu cũng được).
Bên cạnh đó là sự tham gia của nhiều công ty chứng khoán, nhiều công ty lập hẳn phòng kinh doanh trái phiếu và nhân viên chào bán tới các NĐT. Những công ty này có cơ sở dữ liệu khách hàng lớn, có tiềm năng nên lượng trái phiếu được bán rộng rãi và tăng lên là điều dễ hiểu.
Một thực tế nữa cần lưu ý là hiện nay nhiều ngân hàng và nhiều công ty chứng khoán kết hợp với DN "lách luật". Họ sẽ ôm lô trái phiếu đó hoặc phân phối cho dưới 100 NĐT theo hình thức F1, rồi lại chào bán cho NĐT cá nhân F2. Vì tin công ty chứng khoán, tin ngân hàng nên nhiều NĐT cá nhân bỏ tiền vào kênh này mà không hề tìm hiểu DN phát hành trái phiếu có năng lực ra sao, đến bản QC (cung cấp thông tin cho NĐT) công ty chứng khoán cũng không bao giờ đưa ra, nếu có cũng rất sơ sài.
Thực trạng này khiến cơ quan quản lý lo lắng, bởi chỉ cần một sự đổ vỡ, một DN không trả được nợ có thể gây mất niềm tin, hệ dụy dây chuyền. Tháng 10/2019, Bộ Tài chính đã có khuyến nghị NĐT cá nhân cân nhắc kỹ và thận trọng khi mua trái phiếu DN phát hành riêng lẻ. Nay ở thời điểm giữa tháng 5/2020, cơ quan này tiếp tục đưa ra lời cảnh tỉnh NĐT.
Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính Ngân hàng (Bộ Tài chính) Nguyễn Hoàng Dương khuyến nghị, khi đầu tư vào trái phiếu DN, NĐT cần trả lời được 4 câu hỏi: DN nào phát hành, với mục đích gì? Trái phiếu được hay không được bảo đảm bằng tài sản, cam kết của DN với trái phiếu ra sao? Kỳ hạn trái phiếu phát hành và phương thức trả lãi trái phiếu của DN? Tình hình tài chính của DN như thế nào?
Nhà quản lý thì nói vậy nhưng câu hỏi đặt ra là cần có chế tài và nâng điều kiện phát hành trái phiếu riêng lẻ chặt chẽ hơn hiện nay để lọc bớt các DN rác. Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 163/2018/NĐ-CP về phát hành trái phiếu riêng lẻ đã được Bộ Tài chính trình Chính phủ để áp dụng ngay trong năm 2020 nhằm chấn chỉnh những bất cập trên thị trường. Tuy nhiên cho đến nay đã đến gần giữa năm, Nghị định vẫn chưa được ký ban hành. Trớ trêu hơn là các DN lại viện dẫn vào những khó khăn do dịch Covid-19 để đề nghị Chính phủ xem xét nới lỏng các quy định này.
Lãi suất ngân hàng nào cao nhất hôm nay 28/5? Lãi suất ngân hàng hôm nay 28/5 cao nhất cho kỳ hạn 01 tháng, gửi tại quầy là 4,25% mỗi năm tại Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bắc Á Bank). Nếu gửi online, lãi suất cao nhất cũng là 4,25% tại Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB). Cập nhật sáng 28/5, lãi suất ngân hàng hôm nay đối với khách hàng cá nhân...